Giáo án Vật lí 9 - Trường THCS Bàn Giản

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được cấu trúc của sách giáo khoa, kiến thức cơ bản của các học kỳ.

2. Kĩ năng:

- Nắm được các ký hiệu dùng trong sách giáo khoa , cách sử dụng sách tham khảo.

3. Thái độ:

- Yêu thích bộ môn

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

- Nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Sách giáo khoa , sách bài tập , sách nâng cao

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, sách bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN

 

doc155 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 9 - Trường THCS Bàn Giản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: Mỗi nhóm: 	- Nguồn điện, công tắc, dây dẫn.
	- Ống dây A khoảng 200 vòng quấn trên ống nhựa.
	- Ống dây B khoảng 300 vòng quấn trên ống nhựa.
	- Dây đồng và dây thép dài 3,5cm
	- Giá TN, dây nilong mảnh, bút dạ, báo cáo thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nội dung thực hành.
GV: hướng dẫn HS cách chế tạo và thử từ tính của nam châm chế tạo
HS: nắm bắt thông tin
GV: lưu ý cho học sinh những điều cần tránh khi thực hành
GV: hướng dẫn HS cách nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
HS: nắm bắt thông tin
GV: lưu ý cho học sinh những điều cần tránh khi thực hành
I. Nội dung và trình tự thực hành:
1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu:
- đặt đồng thời 2 thanh đồng và thép vào lòng ống dây có dòng điện chạy qua trong khoảng 1-2 phút.
- treo 2 thanh này thăng bằng trên một sợi chỉ để thử từ tính của chúng.
- đánh dấu các cực của nam châm vừa chế tạo được.
2. Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
- đặt nam châm song song với mặt cắt của các vòng dây
- cho dòng điện chạy qua các vòng dây và quan sát.
- đổi chiều dòng điện và quan sát hiện tượng.
Hoạt động 2: Thực hành.
HS: lấy đồ và tiến hành thí nghiệm
GV: quan sát giúp đỡ các nhóm làm việc. Sửa các lỗi mà học sinh mắc phải khi thực hành
HS: hoàn thiện báo cáo thực hành.
II. Thực hành:
Mẫu: Báo cáo thực hành
4. Củng cố: (7’)
	- Giáo viên thu báo cáo của học sinh
- Giáo viên hệ thống hóa lại các bước thực hành
- Nhận xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
	- Xem lại các bước thực hành
	- Chuẩn bị cho giờ sau.
 	Ôn lại các kiến thức có liên quan để giờ sau làm bài tập.
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày dạy
BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Ôn lại quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
2. Kĩ năng: - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
	- Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Đề bài, đáp án
2. HS: - Ôn lại quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra: 	Bài dài nên không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Làm bài 1.
GV: nêu đề bài và hướng dẫn HS làm bài tập 1
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho bài 1
Bài 1:
a, thanh nam châm bị hút
b, đổi chiều dòng điện, thanh nam châm bị đẩy
c, thí nghiệm kiểm tra
Hoạt động 2: Làm bài 2.
GV: nêu đề bài và hướng dẫn HS làm bài tập 2
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho bài 2
Bài 2:
Hoạt động 3: Làm bài 3.
HS: thảo luận với bài 3
 Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.
Bài 3: 
a, AB bị đẩy xuống; CD bị đẩy lên
b, khung quay ngược chiều kim đồng hồ.
c, để cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược lại thì có 2 cách:
- đổi chiều dòng điện chạy trong khung dây ABCD
- đổi vị trí các cực của nam châm.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo viên nêu lại quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
	- Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
	- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
	- Chuẩn bị cho giờ sau.
 	Mỗi nhóm:	- Đinamô xe đạp, dây dẫn, bóng đèn.
	- Cuộn dây có mắc đèn LED, nam châm thẳng
	- Nam châm điện, nguồn điện, giá TN.
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày dạy
HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp
- Biết được hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Nam châm, ống dây, tranh vẽ cấu tạo đinamô xe đạp.
2. HS: Mỗi nhóm:	- Đinamô xe đạp, dây dẫn, bóng đèn.
	- Cuộn dây có mắc đèn LED, nam châm thẳng
	- Nam châm điện, nguồn điện, giá TN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra: Giờ trước làm bài tập nên không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
GV: cho HS quan sát cấu tạo của đinamô xe đạp
HS: quan sát và nêu cấu tạo chính
GV: đưa ra nguyên tắc hoạt động của đinamô xe đạp
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp:
- gồm 2 bộ phận chính: 
 Nam châm - Cuộn dây
Hoạt động 2: Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
HS: làm TN và thảo luận với câu C1 + C2
 Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1+ C2
HS: đưa ra nhận xét 1
HS: làm TN và thảo luận với câu C3
 Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C3
HS: đưa ra nhận xét 2 
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện:
1. Dùng nam châm vĩnh cửu:
* Thí nghiệm:
C1: dòng điện xuất hiện trong cuộn dây trong trường hợp thanh nam châm lại gần và ra xa cuộn dây.
C2: di chuyển cuộn dây lại gần và ra xa nam châm thì trong cuộn dây đều có dòng điện.
* Nhận xét 1:
SGK
2. Dùng nam châm điện:
* Thí nghiệm 2:
C3: dòng điện xuất hiện trong cuộn dây trong trường hợp đóng và ngắt mạch điện của nam châm.
* Nhận xét 2:
SGK
Hoạt động 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ.
HS: suy nghĩ và trả lời C4
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4
HS: suy nghĩ và trả lời C5
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
C4: trong cuộn dây cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng
C5: đinamô xe đạp gồm 2 bộ phận chính: Nam châm - cuộn dây
4. Củng cố: (7’)
	- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
	- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết
	- Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
	- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
	- Chuẩn bị cho giờ sau.
 	Mỗi nhóm:	- Nam châm, cuộn dây, bảng 1
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày dạy
ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm bắt được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín
2. Kĩ năng: - Làm được thí nghiệm kiểm chứng
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Cuộn dây, nguồn điện, nam châm.
2. HS: Mỗi nhóm:	- Nam châm, cuộn dây. - Dây dẫn, giấy A4, bút chì, bảng 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra: (4’)
Câu hỏi: nêu cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
Đáp án: có 2 cách để tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín:
+ dùng nam châm điện
+ dùng nam châm vĩnh cửu
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây
GV: hướng dẫn HS quan sát sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
HS: quan sát và trả lời C1
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1
HS: đọc nhận xét 1 trong SGK.
I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
* Quan sát:
C1: số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuôn dây sẽ:
+ tăng lên khi đưa nam châm lại gần cuộn dây
+ không thay đổi khi đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
+ giảm đi khi khi đưa nam châm ra xa cuộn dây
+ tăng lên khi đưa cuộn dây lại gần nam châm.
* Nhận xét 1: SGK
Hoạt động 2: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
HS: thảo luận với câu C2
 Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C2
HS: suy nghĩ và trả lời C3
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3
HS: đọc nhận xét 2 trong SGK
HS: suy nghĩ và trả lời C4
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C4
HS: đọc kết luận trong SGK
II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:
C2:
C3: điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên.
* Nhận xét 2:
SGK
C4: khi đóng (ngắt) dòng điện của nam châm điện thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
* Kết luận: SGK
Hoạt động 3: Vận dụng.
HS: suy nghĩ và trả lời C5
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5
 HS: suy nghĩ và trả lời C6
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6
III. Vận dụng:
C5: khi quay núm của đinamô xe đạp thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên nên đinamô tạo ra dòng điện cảm ứng.
C6: khi quay nam châm thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
4. Củng cố: (4’)
	- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
	- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ + có thể em chưa biết
	- Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
	- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
	- Chuẩn bị cho giờ sau.
 	Ôn lại các kiến thức đã học để giờ sau ôn tập.
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày dạy
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa lại được các kiến thức của học kì I
2. Kĩ năng:
- Trả lời được các câu hỏi và bài tập có liên quan.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Hệ thống câu hỏi và bài tập
2. HS: - Ôn lại các kiến thức có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)	
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết.
GV: ra hệ thống các câu hỏi để học sinh tự kiểm tra lại các kiến thức đã học
HS: suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của giáo viên
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung
HS: nhậ

File đính kèm:

  • docgiao an Vat li 9.doc
Giáo án liên quan