Giáo án tuần 4: Tôi là ai ?

I/YÊU CẦU

- Trẻ có thể phân biệt được các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: Họ tên, giới tính, tuổi Trẻ biết mình khác các bạn về hình dạng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng. Tôn trọng và tự hào về bản thân; tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau về sở thích riêng của mỗi người.

- Xác định vị trí phía trên, dưới, trước, sau của bản thân

- Trẻ hiểu nội dung đọc bài thơ “giữ nụ cười xinh”, biết tên gọi của các bạn trong lớp.

- Trẻ biết dùng những kĩ năng đơn giản đã học để nặn người theo yêu cầu của cô. Trẻ thích thú khi hát bài hát “Bạn có biết tên tôi”

- Trẻ cảm nhận được cảm xúc yêu – ghét, tức giận hạnh phúc có ứng xử và tình cảm phù hợp. Trẻ quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung.

- Trẻ tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

- Trẻ biết đi bằng mép ngoài bàn chân

- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt

II/ KẾ HOẠCH TUẦN

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7329 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 4: Tôi là ai ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ YÊU CẦU:
 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH:
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
 + Đi học đều, đúng giờ.
 + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
 + Không xả rác trong lớp.
 + Chú ý lên cô.
 + Muốn nói biết giơ tay, không được nói leo.
 + Biết giúp cô lấy cất đồ dùng đồ chơi.
- Hát “Em tập chãi răng”
- Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Tôi là ai ? ”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : NẶN NGƯỜI (mẫu)
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể người, biết thao tác dùng đất nặn để nặn người.
- Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học như: Chia đất, xoay tròn, lăn dài để nặn người đủ các bộ phận đầu, mình, tay, chân.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
- 3 mẫu nặn sẵn cho cô.
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
- Băng đĩa có bài hát về chủ đề.
- Tích hợp: AN, MTXQ.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ồn định gây hứng thú.
- Hát và vận động bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” 
- Chúng ta vừa làm gì?
- Bé lắc lư các bộ phận nào của cơ thể?
- Cơ thể người có những bộ phận nào?
- Nhìn xem cô nặn được gì?
- Bạn nào cho cô biết cô nặn người có những bộ phận nào?
- Phần đầu người có dạng hình gì?
- Còn thân người?
- 2 tay và 2 chân có dài bằng nhau không?
- Hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi nặn người, để xem ai là nghệ nhân giỏi của lớp lá 3 nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: Cô làm mẫu
- Cô vừa nặn vừa phân tích:
- Cô lấy 3 thỏi đất (vàng, đỏ, nâu) nhồi lần lược cho mềm, sau đó lấy phần đất màu vàng chia ra 2 phần để nặn đầu và tay, phần dất màu đỏ cô giữ nguyên để nặn mình, phần đất màu nâu cô chia làm 2 phần để nặn 2 chân. Chia đất xong cô tiến hành nặn các bộ phận. 
+ Nặn đầu: cô dùng kĩ năng xoay tròn viên đất màu vàng, phần còn lại cô tiếp tục chia ra làm 2 phần, cô lăn dọc 2 phần đều nhau để nặn 2 tay…
+ Cô lấy viên đất màu đỏ xoay cho tròn rồi lăn dài, dùng tay miết cho bóng để làm mình.
+ 2 phần đất màu nâu cô cũng lăn dài, sao cho đều nhau để lảm chân.
+ Nặn xong cô gắn đính các phần lại với nhau. Cô vẽ thêm mắt, mũi, miệng. Thế là cô đã hoàn thành sản phẩm rồi.
- Cô hỏi lại vài trẻ muốn nặn người trước tiên con làm gì?
- Các bộ phận con nặn ra sao?
- Nặn xong con làm gì
- Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ nặn
- Trẻ nặn, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Cô mở băng.
HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Trẻ mang sản phẩm trưng lên bàn cho cả lớp xem chung.
- Cô mời vài cháu, gợi cho trẻ quan sát và tự nhận xét. Hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao?
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ. (đẹp và chưa đẹp)
- Cả lớp hát và vận động cùng cô.
- (…)
- Trẻ tự trả lời.
- Đầu, mình và tay chân…
- Cô nặn người.
- …tròn
- Dài
- Không dài bằng nhau.
- Cháu xem cô làm mẫu.
- Con chia đất…
- (…)
- Con gắn các bộ phận lại và vẽ thêm mắt,mũi,miệng.
- Trẻ nặn
- Trẻ xem sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm của bạn.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
- Hát bài “Bạn có biết tên tôi” đi về chỗ.
- Trẻ cất đồ dùng, đến góc nghệ thuật nặn, vẽ đồ chơi tặng bạn...
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : THƠ: GIỮ NỤ CƯỜI XINH
I/ YÊU CẦU:
 - Trẻ thuộc và hiểu được nôi dung bài thơ.
 - Biết thể hiện tình cảm, vui tươi khi đọc thơ.
 - Trẻ biết răng miệng rất quan trọng đối với cơ thể, sự cần thiết phải bảo vệ răng miệng hàng ngày.
II/ CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh họa, tranh chữ to (hoặc bài giảng điện tử: Nếu có máy)
 - Băng đĩa có bài hát về chủ đề bản thân.
 * Tích hợp: AN: “Em tập chải răng”, MTXQ.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :
 “Em tập chãi răng”.
- Bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì thế?
- Bạn đánh răng để làm gì ?
- Ngoài việc chăm sóc răng miệng, chúng ta cần chăm sóc những bộ phận nào trên cơ thể nữa?
- Nếu như lười đánh răng thì chuyện gì sẽ xảy ra vậy các con?
+ Đúng rồi, răng chúng ta sẽ bị sâu răng, hôi miệng và nhiễm một số bệnh răng miệng khác nữa đó. Vì thế cô Anh Đào đã sáng tác bài thơ “giữ nụ cười xinh” để nhắc nhỡ các con biết tự rữa mặt, đánh răng hàng ngày đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc diễn cảm
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1, diễn cảm.
- Lần 2 : kết hợp cho trẻ xem tranh , nêu nội dung .
- Bài thơ này muốn nhắc nhở các con phải biết tự đánh răng của mình để giữ gìn răng miệng của mình cho sạch sẽ và xinh đẹp .
HOẠT ĐỘNG 3: Trích dẫn - đàm thoại 
- Trong bài thơ nói đến ai?
- Bạn nói gì về hàm răng của mình vậy các con?
- Trong bài thơ bạn nhỏ có hàm răng rất đẹp, bạn nói rằng răng bạn thật là ngoan, vì nó chưa biết cắn bạn bao giờ mà chỉ toàn cười thôi, bạn còn tự hào là răng bạn sạch đẹp chẳng ai bằng đó các con: 
“Răng em mới thật là ngoan Nó không cắn bạn, chỉ toàn cười thôiKhi cười hé mở đôi môiXinh tươi để lộ cả mười cái răng
Răng em sạch đẹp ai bằng”.
- Vì sao răng bạn lại sạch đẹp đến như vậy?
- Bạn đánh răng như thế nào? 
- Vì sao bạn lại đánh răng cẩn thận như thế?
- Các con thấy không? Bạn đã tự nhận thấy rằng đánh răng là công việc rất cần thiết, cho nên hàng ngày vào mỗi buổi sáng, tối bạn đều tự biết đánh răng để giữ gìn răng miệng để cho cái miệng của mình lúc nào cũng xinh tươi đó:
“Răng em sạch đẹp ai bằng
Bởi vì em biết chải răng mỗi ngày.Dùng bàn chải, đưa đều tay Cho răng thơm ngát, suốt ngày trắng tinhGiữ răng là giữ cho mình Cho tươi cái miệng, cho xinh nụ cười”.
- Trong lớp mình hàng ngày ai biết tự đánh răng, rữa mặt nè?
- Con đánh răng bằng cách nào?
* Giáo dục: Bài thơ này muốn nhắc nhở các con phải biết tự đánh răng của mình để giữ gìn răng miệng của mình cho sạch sẽ và xinh đẹp, cái miệng xinh là cái miệng biết cười tươi nói ra những lời nhẹ nhàng chứ
không được cắn bạn hoặc la hét
HOẠT ĐỘNG 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần (đọc liền mạch toàn bài)
- Đọc xen kẽ theo tổ, nhóm.
- Cá nhân xung phong đọc thơ
- Cả lớp đọc lại cùng cô
HOẠT ĐỘNG 5: Kết thúc
- Ai biết được tên bài thơ? Tên tác giả
- Cô viết tên bài thơ lên bảng. 
- Cô đọc, trẻ đọc.
- Cháu đọc thơ bằng tranh chữ to 2-3 lần
*Giáo dục: Qua bài thơ này muốn nhắc nhỡ các con biết tự rữa mặt , đánh răng hàng ngày sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong .
- Cả lớp hát và vận động cùng cô.
- Bạn đánh răng…
- Cho răng trắng sạch…
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ lắng nghe cô đọc.
- Nói về bạn nhỏ có hàm răng rất đẹp.
- Trẻ tự trả lời: …Răng em sạch đẹp ai bằng.
- Nói về bạn nhỏ có hàm 
răng rất đẹp.
- Trẻ tự trả lời: …Răng em sạch đẹp ai bằng.
Bởi vì em biết chải răng mỗi ngày.Dùng bàn chải, đưa đều tay. 
- Cho răng thơm ngát, suốt ngày trắng tinh.
Giữ răng là giữ cho mình Cho tươi cái miệng, cho xinh nụ cười.
-………
-……….
- Lớp đọc cùng cô
- Cô chú ý sửa sai
-“Giữ nụ cười xinh”- Anh Đào.
- Trẻ đọc cùng cô 
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Bây giờ cô mời các con về góc tạo hình vẽ nụ cười xinh tươi của bạn nhỏ trong bài thơ nhé!
Thứ tư ngày 24 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : ĐI BẰNG MÉP NGOÀI BÀN CHÂN 
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết phối hợp chân đi khéo léo nhịp nhàng 
- Trẻ cách đi mép ngoài của bàn chân .
- Trẻ biết cách chơi trò chơi 
II/ CHUẨN BỊ: 
- Vẽ vạch chuẩn 
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x 
 *Tích hợp: Âm nhạc, tìm hiểu 
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Thể duc buổi sáng là thói quen cần được luyện tập và duy trì thường xuyên để có sức khỏe tốt .
- Bây giờ cô và các con cùng tập thể dục cho khỏe nhé
 - Cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc, chuyển thành 3 vòng tròn (Kết hợp theo các kiểu đi ,chạy theo nhạc) rồi chuyển thành 3 hàng ngang cách đều 
HOẠT ĐỘNG 2 : Trọng động .
* Bài tập phát triển chung: 
- Động tác tay vai 4: Đánh chéo 2 tay ra phía trước sau (2/8)
- Động tác lưng bụng 1: Đứng cúi về tước (2/8)
- Động tác chân 1: Khuỵu gối (3/8)
- Động tác bật nhảy 2: Bật đưa chân sang ngang (2/8)
* Vận động cơ bản: “Đi bằng mép ngoài bàn chân”
- Cô cho cháu quay phải, quay trái theo hiệu lệnh .
- Điểm số tách hàng, ngồi 2 hàng ngang đối diện nhau 
- Bây giờ các con phải chú ý xem cô thực hiện trước nhé !
- Cô làm mẫu lần 1 
- Lần 2 Phân tích:
- Tư thế chuẩn bị : Trẻ đứng tự nhiên 
+Trẻ thực hiện: Nghiêng 2 bàn chân ra phía ngoài để trọng lượng cơ thể dồn lên mép ngoài của bàn chân và bước đi, cho trẻ đi kết hợp với đi thường, luân phiên đổi kiểu đi 3-4 lần.
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện .
- Cho cả lớp lên lần lược thực hiện (Mỗi lần 2 cháu )
- Cô chú ý sửa sai kịp thời 
- Mời cháu thực hiện tốt lên thực hiên lại 
- Mời cháu yếu thực hiện lại .
* Trò chơi vận động: “Ném còn”
- Cô cho cháu chơi trò chơi : “Ném còn ”
 + Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 nhóm, đứng cách cột từ 2m - 2,5m rồi lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở cột , mỗi trẻ chỉ ném được 3 quả. Ai ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc 
+ Luật chơi: Phải đứng ném cách cột từ 2m - 2,5m, những quả còn được tính khi đã ném vào trong vòng tròn.
- Cho trẻ chơi .
HOẠT ĐỘNG 4: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ chơi uống nước chanh.
- Bây giờ cô cháu mình cùng uống nước chanh cho khỏe nhé. Cho trẻ chơi “uống nước chanh”.
- Cô giáo dục trẻ : Uống nhiều nước, tập thể dục, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc...
- Trẻ đi theo các kiểu chân
- Trẻ tách thành 3 hàng ngang 
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tách thành 2 hàng ngang 
- Trẻ xem cô vận động 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
 - Cho trẻ làm chim bay ra sân 
Thứ năm ngày 25 tháng 09 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Đề t

File đính kèm:

  • docTuan 4Toi la ai.doc