Giáo án Tự chọn Toán 6 Chủ đề 5: Ước và bội – số nguyên tố – hợp số - Tiết 16: Một số dạng bài tập về WCLN, BCNN
CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC VÀ BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ
Tiết 16: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ƯCLN, BCNN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản về tìm ƯCLN và BCNN.
2. Kĩ năng: Nhận dạng được bài toán thực tế nào đưa về dạng tìm BCNN, BC. Dạng nào đưa về tìm ƯCLN, ƯC
3. Thái độ: Rèn kỹ năng trình bày bài
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV : Hệ thống bài tập.
- HS: Ôn tập kiến thức về ƯCLN và BCNN.
III. Tổ chức các họat động:
Họat động 1. Ổn định
Họat động 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN.
Họat động 3. Luyện tập
CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC VÀ BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ Tiết 16: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ ƯCLN, BCNN. Ngày soạn:...... / 10 /2014 Ngày giảng:.... /10 /2014 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản về tìm ƯCLN và BCNN. 2. Kĩ năng: Nhận dạng được bài toán thực tế nào đưa về dạng tìm BCNN, BC. Dạng nào đưa về tìm ƯCLN, ƯC 3. Thái độ: Rèn kỹ năng trình bày bài II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV : Hệ thống bài tập. - HS: Ôn tập kiến thức về ƯCLN và BCNN. III. Tổ chức các họat động: Họat động 1. Ổn định Họat động 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN. Họat động 3. Luyện tập - GV nêu nội dung bài tập 1 trên bảng: Lớp học : 30 nam , 18 nữ Mỗi tổ: số nam, nữ bằng nhau Chia thành nhiều nhất ? tổ Lúc đó mỗi tổ ? nam ? nữ. - Đọc kĩ đề và cho biết bài toán cho ta biết điều gì và yêu cầu tìm gì? - HS phát biểu. - Số tổ có quan hệ như thế nào với nam và số nữ của lớp. - Ta làm gì để bài toán dễ trình bày hơn. - Khi đó bài toán chuyển về dạng toán nào đã học, cách làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày. ? Qua bài toán trên củng cố kiến thức cơ bản nào? - GV nêu tiếp yêu cầu của bài toán 2: Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có: dài 105 m, rộng 60 m . Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn, mỗi góc 1 cây, k/c giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính K/c lớn nhất giữa hai cây và tổng số cây. Tính chu vi, k/c. - HS đọc kĩ đề và xác định yêu cầu bài toán. (*)/ Nhận xét gì về khoảng cách giữa hai cây. Ta nên làm gì để bài toán trình bày được thuận lợi hơn? ? Bài toán có quen thuộc với dạng bài nào? - Hs làm bài vào vở, nhận xét bài làm trên bảng của bạn và bổ sung(nêu cần). - Gv nhận xét chung và chốt kiến thức qua bài tập. Bài 3: Số học sinh khối 6: 400 -> 450 học sinh xếp hàng thể dục: hàng 5, hàng 6, hàng7 đều vừa đủ. Hỏi khối 6 trường đó có bao nhiêu học sinh. - GV nêu bài tập và yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài. - Bài toán thuộc dạng nào? Kiến thức cần vận dụng là gì? - Khi làm dạng bài toán này cần chú ý điều gì? Bài 4: Số học sinh khối 6 trong khoảng từ 200-> 400 xếp hàng12, hàng 15, hàng18 đều thừa 5 học sinh. Tính số học sinh. - Bài toán này có điều gì khác bài 3. (*)/ Khi nào thì số HS xếp hàng 12, hang15, hàng 18 đều vừa đủ? Vì sao?Vậy khi đó ta làm như thế nào? - Hãy vận dụng kiến thức và PP làm của những bài tập trước để hoàn thành tiếp bài toán trên. - Để tìm đúng được số HS của trường ta cần làm thêm điều gì? Bài 1: Bài làm: Gọi số tổ được chia là a 30 a; 18 a và a lớn nhất nên a = ƯCLN(30, 18) 30 = 2 . 3 . 5 18 = 2 . 32 ƯCLN(30, 18) = 2 . 3 = 6 Suy ra a = 6 Vậy: Có thể chia nhiều nhất là 6 tổ. Khi đó: Số nam của mỗi tổ: 30 : 6 = 5 (nam) Số nữ mỗi tổ: 18 : 6 = 3 (nữ) Bài 2: Bài giải Gọi khoảng cách giữa 2 cây là a Vì mỗi gốc có 1 cây, k/c giữa 2 cây bằng nhau 105 a, 60 a và a lớn nhất nên a = ƯCLN (105, 60) Ta có: 105 = 3 . 5 . 7 60 = 22 . 3 . 5 ƯCLN (105, 60) = 15 => a = 15. Vậy: k/c lớn nhất giữa 2 cây là 15 m Chu vi sân trường (105 + 60).2 = 330(m) Số cây: 330 : 15 = 22 (cây) Bài 3: Gọi số học sinh khối 6 của trường đó là a (a là số tự nhiên) Vì số HS xếp hàng5, hàng6, hàng7 đều vừa đủ => a 5, a 6, a 7 nên a ÎBC(5, 6, 7) và Theo bài ra Mà ta có: BCNN (5, 6, 7) = 5 . 6 . 7 = 210 BC (5;6;7) = B(210) = {0; 210; 420; 630; ...} vì nên a = 420 Vậy: Số học sinh khối 6 của trường đó là 420 học sinh. Bài 4 Gọi số học sinh là a Vì khi xếp hàng12, hàng15, hàng18 đều thừa 5 học sinh => số học sinh bớt đi 5 thì 12, 15, 18 nên a – 5 thuộc BC(12, 15, 18) Ta có: 12 = 22 .3 15 = 3 . 5 18 = 2 . 32 BCNN(12, 15, 18) = 22.32.5 = 180 BC(12;15;18) = B(180) = {0;180;360;450;.. } vì nên a – 5 = 360. a = 365 Vậy : Số học sinh khối 6 là 365 em. */ Họat động4 : Vận dụng-Củng cố: - Hãy nhắc lại 1 số kiến thức cơ bản đã được luyện tập trong tiết học. - Các dạng bài tập đã được luyện là gì ? - Qua bài học này đã khắc sâu thêm kiến thức gì và dạng toán nào? */ Họat động 5: Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục ôn tập các kiến thức về phần chia hết, xem lại các dạng bài tập đã luyện - Tiết sau ôn tập các phép toán cơ bản trong tập hợp số tự nhiênà Kiểm tra 15 phút
File đính kèm:
- CHỦ ĐỀ 5 TIET 16.doc