Giáo án Tự chọn Toán 6 Chủ đề 5: Ước và bội – số nguyên tố – hợp số - Tiết 11: Bài tập về nhận biết số nguyên tố – hợp số

CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC VÀ BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ

Tiết 11: BÀI TẬP VỀ NHẬN BIẾT SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS được củng cố lại các khái niệm về số nguyên tố, hợp số.

2. Kĩ năng: Biết tìm số nguyên tố, hợp số, sử dụng bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000. Rèn kỹ năng vận dụng vào làm một số bài toán thường gặp.

3/ Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải hợp lí các bài tập.

B. Chuẩn bị:

 GV: Phấn màu, hệ thống các bài tập.

 HS: Ôn tập lại khái niệm số nguyên tố, hợp số.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Toán 6 Chủ đề 5: Ước và bội – số nguyên tố – hợp số - Tiết 11: Bài tập về nhận biết số nguyên tố – hợp số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC VÀ BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ 
Tiết 11: BÀI TẬP VỀ NHẬN BIẾT SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ 
Ngày soạn:...... /09/2014
Ngày giảng:.... /09/2014
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được củng cố lại các khái niệm về số nguyên tố, hợp số.
2. Kĩ năng: Biết tìm số nguyên tố, hợp số, sử dụng bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000. Rèn kỹ năng vận dụng vào làm một số bài toán thường gặp.
3/ Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải hợp lí các bài tập.
B. Chuẩn bị:
	GV: Phấn màu, hệ thống các bài tập.
	HS: Ôn tập lại khái niệm số nguyên tố, hợp số.
C. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: KT sĩ số lớp và sự chuẩn bị của HS. 
Họat động 2: Kiểm tra bài cũ:
	HS1:	Thế nào là số nguyên tố, hợp số? Tìm những số không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số trong tập hợp các số tự nhiên.Muốn khẳng định một số là số nguyên tố hay hợp số ta làm như thế nào? Căn cứ vào kiến thức nào?
	HS2: - Tìm các số nguyên tố nhỏ hơn 40
	- Tìm các hợp số lớn hơn 25 và nhỏ hơn 35
Họat động 3: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Bài 1: Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số:
a/ 3150 + 2125
b/ 5163 - 2532
c/ 19. 21. 23 + 21. 25 .27
d/ 15. 19. 37 – 225
- GV:Ta có thực hiện các phép tính trên rồi kết luận không? àRèn NL phân tích
- Hãy chỉ ra PP làm bài hợp lý nhất?
- HS phát biểu ý kiến và làm bài theo nhóm vào vở. àRèn NL hợp tác, giao tiếp
- HS thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng trình bày.
 - Nhận xét các bài làm trên bảng.
? Qua bài tập trên củng cố lại kiến thức cơ bản nào? 
- HS phát biểu.
Bài 2: 
- GV: Dùng các dấu hiệu chia hết đã học để nhận biết
- HS làm bài theo gợi ý của GV
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh còn lại cùng làm và nhận xét.
- GV cho HS ghi nhớ các kiểm tra một số là hợp số.
Bài 3: Chứng minh rằng các tổng sau đây là hợp số
a/ 
b/ 
c/ 
- GV: Các em có nhận xét gì về các tổng trên.
(*)/ Nhắc lại cách viết của các số trong hệ thập phân trên? à Muốn khẳng định xem mỗi tổng đã cho là hợp số hay số nguyên tố ta làm thế nào?
- HS thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng trình bày.
- HS các nhóm nhận xét các bài làm trên bảng.
- GV kết luận
- GV nêu tiếp nội dung bài 4
Bài 4: Tìm số tự nhiên k để số 23.k là số nguyên tố
- Khi nào thì kết luận 23.k là số nguyên tố.
àVậy ta cần xét các giá trị của k như thế nào? àRèn NL giải quyết vấn đề.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh còn lại cùng làm và nhận xét.
Bài 1: 
a/ 3150 + 2125 là hợp số vì tổng lớn hơn 5 và chia hết cho 5.
b/ 5163 - 2532 là hợp số vì hiệu lớn hơn 3 và chia hết cho 3. 
c/ 19. 21. 23 + 21. 25 .27 là hợp số vì tổng lớn hơn 7 và chia hết cho 7.
d/ 15. 19. 37 – 225 là hợp số vì hiệu lớn hơn 5 và chia hết cho 5.
Bài 2: Chứng tỏ rằng các số sau đây là hợp số: 297; 39243; 987624; 2015.
* Số 297 lớn hơn 3 và chia hết cho 3 nên là hợp số
* Số 39243 lớn hơn 3 và chia hết cho 3 nên là hợp số
* Số 987624 lớn hơn 2 và chia hết cho 2 nên là hợp số
* Số 2015 lớn hơn 5 và chia hết cho 5 nên là hợp số
Bài 3: 
- HS nhận xét dạng số trong mỗi tổng, nhắc lại cách biến đổi đó và vận dụng vào giải bài tập.
a/ = a.105 + b.104 + c.103 + a. 102 + b.10 + c + 7
= 100100a + 10010b + 1001c + 7
= 1001(100a + 101b + c) + 7
Vì 1001 7 1001(100a + 101b + c) 7 và 7 7
Do đó: 7 và > 7
Vậy: là hợp số
b/ = 1001(100a + 101b + c) + 22
 1001 111001(100a + 101b + c) 11 và 2211
Suy ra = 1001(100a + 101b + c) + 22 chia hết cho 11 và >11 
Vậy: là hợp số
c/ Tương tự chia hết cho 13 và >13 nên là hợp số
Bài 4: 
 Với k = 0 thì 23.k = 0 không là số nguyên tố
Với k = 1 thì 23.k = 23 là số nguyên tố.
Với k >1 thì 23.k 23 và 23.k > 23 nên 23.k là hợp số.
Vậy: khi k = 1 thì 23.k là số nguyên tố.
*/ Họat động4: Vận dụng - Củng cố:
	Nhắc lại khái niệm số nguyên tố hợp số.
*/ Họat động5: Hướng dẫn về nhà:
	- Xem lại các bài tập đã chữa.
	- Tiếp tục ôn tập kiến thức về ước, bội của các số, số nguyên tố, hợp số.
	- Tìm hiểu thêm các dạng bài tập có liên quan đến dạng kiến thức này trong SBT
Bài tập : Tìm một số nguyên tố, biết rằng số liền sau của nó cũng là một số nguyên tố

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ 5 TIET 11.doc
Giáo án liên quan