Giáo án Tự chọn Toán 11 tiết 14: Phép dời hình – phép đối xứng trục

Tiết : 14

PHÉP DỜI HÌNH – PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

Khái niệm phép đối xứng trục; các tính chất của phép đối xứng trục.

2. Kỹ năng

Tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đối xứng trục; hai phép đối xứng trục khác nhau khi nào; Biết được mỗi quan hệ của phép đối xứng trục và phép biến hình khác; xác định được phép đối xứng trục khi biết ảnh và tạo ảnh của một điểm.

3. Tư duy và thái độ

Nghiêm túc, tích cực

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Toán 11 tiết 14: Phép dời hình – phép đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 09-10-2010
Tiết	: 14
Phép dời hình – phép đối xứng trục
Ngày giảng: 	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
I.Mục tiêu
1. Kiến thức 
Khái niệm phép đối xứng trục; các tính chất của phép đối xứng trục. 
2. Kỹ năng
Tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đối xứng trục; hai phép đối xứng trục khác nhau khi nào; Biết được mỗi quan hệ của phép đối xứng trục và phép biến hình khác; xác định được phép đối xứng trục khi biết ảnh và tạo ảnh của một điểm.
3. Tư duy và thái độ
Nghiêm túc, tích cực
II. Nội dung
Kiến thức trọng tâm
Phép tịnh tiến
Kiến thức khó
Biểu thức tọa độ và tịnh tiến tọa độ.
III. Phương tiện dạy học 
1. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án, tài liệu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Kiến thức về phương trình lượng giác cơ bản.
IV.Tiến trình tổ chức dạy học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1 Cho học sinh giải các bài toán :
BT1 Xét phép đối xứng trục D :
 ĐD : M M’ và N N’
	 Chứng minh rằng MN = M’N’ 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Chứng minh bằng hình học:
+ Trường hợp M, N nằm trên đường thẳng vuông góc với D
+ Trường hợp M, N không cùng nằm trên đường thẳng vuông góc với D ( Tứ giác MM’N’N là hình thang cân )
- Hướng dẫn chứnh minh bằng phương pháp tọa độ: Chọn hệ trục tọa độ, đặt M( x1; y1), N( x2; y2) thì M’, N’ có tọa độ ? Chứng minh
MN =M’N’
- Phát biểu định lí của SGK
Phương pháp : học sinh thảo luận trao đổi và thông báo kết quả 
BT2 Xét phép đối xứng trục D :
 ĐD : A A’ và B B’, C C’ 
	Giả sử A,B,C thẳng hàng và điểm B nằm giữa A và C Chứng minh rằng A’ ,B’,C’ thẳng hàng và điểm B’ nằm giữa A’ và B’ 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Từ định lí trên ta có:
 A’B’ = AB và B’C’ = BC nên
 A’B’ + B’C’ = AB + AC ( 1 )
- Theo giả thiết A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó nên: AB + BC = AC 
và theo định lí trên thì A’C’ = AC ( 2 )
- Từ ( 1 ) và ( 2 ) suy ra:
 A’B’ + B’C’ = AB + AC = AC = A’C’
- Đẳng thức A’B’ + B’C’ = A’C’ chứng tỏ A’, B’, C’ thẳng hàng và B’ nằm giữa A’và C’
- Hướng dẫn học sinh chứng minh hệ quả
- Phát vấn về: Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng, tính chất của phép tịnh tiến
- Thuyết trình về hệ quả 2
Hoạt động 2:
 Bài 3: Cho điểm M(3;-5), N(2;4). Hãy tìm toạ độ các điểm M’, N’ là ảnh của các điểm M, N qua phép đối xứng trục Ox. Lập pt đườg thẳng M’N’.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
M’(3;5), N’(2;- 4)
Đường thẳng M’N’ có vectơ chỉ phương là (-1;-9) Một vectơ chỉ phương của đường thẳng là: (9;-1) PHương trình đường thẳng M’N’ là: 
9(x – 3) – (y – 5) = 0 
9x – y – 22 = 0
Nêu lại biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục với trục là trục Ox
+ Gọi học sinh lên bảng
Bài 4 : Cho đường tròn (C) . Hãy tìm phương trình ảnh của đường tròn (C) qua phép đối xứng trục Oy.
GV: ảnh của qua phép đối xứng trục Oy là 
HS: Chỉ ra ảnh của đường tròn ( C ) là
Bài 5
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
chỉ ra được : 
Gọi các điểm A’, A” là các điểm đối xứng của A qua các đường thẳng như hình vẽ
Xác định được dấu bằng xảy ra khi nào 
Khi A’, B, C, A’’ thẳng hàng 
Củng cố
Bài tập về nhà. 
Bài tập sách bài tập
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tổ trưởng kí duyệt
Đào Minh Bằng
.

File đính kèm:

  • docTiet 14.doc
Giáo án liên quan