Giáo Án Tự Chọn Hóa Học 9 - Tiết 22: Tìm Hiểu Tính Chất Hoá Học Của Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết được:

 - Tính chất hoá học của nhôm: nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn).

 - Biết phương pháp tách bột nhôm ra khỏi một số bột kim loại khác.

 - Viết được PTHH khó của nhôm và hợp chất của nhôm trong quá trình điều chế.

2. Kĩ năng

 - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của nhôm và hợp chất của nhôm.

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ viết PTHH, kĩ năng tái hiện kiến thức và hoạt động theo nhóm nhỏ.

3. Giáo dục

 - GD ý thức sử dụng đồ dùng bằng nhôm một cách hiệu quả tránh hỏng hóc lãng phí.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: giáo án.

2. Học sinh:

 - Đọc trước bài ở nhà tính chất hoá học của nhôm.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 1. Tổ chức lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Tự Chọn Hóa Học 9 - Tiết 22: Tìm Hiểu Tính Chất Hoá Học Của Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 22. Tìm hiểu Tính chất hoá học của nhôm 
và hợp chất của nhôm (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết được: 
	- Tính chất hoá học của nhôm: nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn).
	- Biết phương pháp tách bột nhôm ra khỏi một số bột kim loại khác.
	- Viết được PTHH khó của nhôm và hợp chất của nhôm trong quá trình điều chế.
2. Kĩ năng
	- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của nhôm và hợp chất của nhôm.
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ viết PTHH, kĩ năng tái hiện kiến thức và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Giáo dục
	- GD ý thức sử dụng đồ dùng bằng nhôm một cách hiệu quả tránh hỏng hóc lãng phí.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: giáo án.
2. Học sinh:
	- Đọc trước bài ở nhà tính chất hoá học của nhôm.
III. tiến trình bài giảng
 1. Tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của nhôm
- GV sử dụng phần kiểm tra bài cũ để nhấn mạnh TCHH của Al.
- Yêu cầu HS nhắc lại TCHH của Al.
- Dựa vào phần kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại TCHH của Al.
- Tự rút ra kiến thức.
Hoạt động 2: Luyện tập TCHH của nhôm và hợp chất của nhôm
- GV chia bài tập theo nhóm.
- Mỗi dãy làm một bài tập, mỗi bàn làm một nhóm nhỏ.
Bài 1: viết PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau:
Al -> Al2O3 -> NaAlO2 -> Al(OH)3 -> AlCl3 -> Al
Bài 2: viết PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau:
Al(OH)3 -> Al2O3 -> NaAlO2 -> Al(OH)3 -> Al2(SO4)3 -> AlCl3
- GV giúp đõ nhóm hoạt động yếu.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
- Cho điểm nhóm làm tốt.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 3: Hãy giải thích hiện tượng khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịchAlCl3? Viết PTHH xảy ra.
- GV gợi ý AlCl3 là muối của kim loại lưỡng tính khi viết PT và lí luận cần chặt chẽ.
- Chốt lại kiến thức.
- Hoạt động theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bs.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 1:
4Al + 3 O2 -> 2Al2O3
Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + CO2+ H2O -> Al(OH)3 + NaHCO3
Al(OH)3 + 3HCl -> AlCl3 + 3H2O
3Mg + 2AlCl3 -> 3MgCl2 + 2Al
Bài 2:
2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + CO2+ H2O -> Al(OH)3 + NaHCO3
2Al(OH)3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 6H2O
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 -> 2AlCl3 + 3BaSO4
- HS nhớ lại kiến thức cũ về TCHH của AlCl3
- Đứng tại chỗ trình bày.
- Lớp nhận xét, BS.
* HS rút ra kiến thức:
Bài 3:
- Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 kết tủa xuất hiện và đạt cực đại khi số mol NaOH bằng 3 lần số mol AlCl3
3NaOH + AlCl3 -> Al(OH)3 + 3NaCl
- Nhỏ tiếp NaOH vào dd chứa Al(OH)3 kết tủa tan dần và tan hết khi số mol NaOH bằng số mol Al(OH)3.
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + H2O
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nêu TCHH của Al?
Bài tập 4: Cho x gam nhôm vào 60ml dung dịch AgNO3 1M, để phản ứng xảy ra hoàn toàn, nhấc thanh nhôm ra khổi dung dịch, giả sử Ag bám hết vào thành Al. 
a) Tính KL Ag bám vào thanh Al
b) Tính khối lượng Al phản ứng?
GV: Gọi HS làm từng bước.
- Chốt lại kiến thức.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nêu TCHH của Al
- Rút ra kiến thức nội dung bài học.
* Đổi số liệu:
Phương trình:
Al + 3AgNO3 đ Al(NO3)3 + 3Ag
Theo phương trình:
nAlphản ứng=
đ Nhôm dư.
đ Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Al và Ag.
nAg= 
đ mAg = nxM = 0,06 x 108 = 6,48 (gam)
mAl =0,02. 27= 0,54 (gam)
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài.
 - Bài tập về nhà:
 + Nhỏ từ từ 600 ml dung NaOH 1M vào 100 ml dd AlCl3 1M.
a) Tính khối lượng muối thu được.
b) Chất nào còn dư sau phản ứng, có khối lượng bao nhiêu?

File đính kèm:

  • docTC 9.27.doc