Giáo Án Tự Chọn - Hoá Học 8 - Nguyễn Quang Tuấn - Trường Thcs Ngô Gia Tự

Trường THCS Ngô Gia Tự Giáo án : TỰ CHỌN HOÁ HỌC 8

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên : Nguyễn Quang Tuấn Trang 2

I. MỤC TIÊU :

- Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại.

- Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.

- Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất

- HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :

Giáo viên :

- Giáo án, SGK, sách bài tập

- GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.

Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.

III. Hoạt động dạy & học :

A. LÝ THUYẾT:

I. Chất có ở đâu ?

Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất.

II. Tính chất của chất :

1. Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học.

2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?

+ Giúp nhận biết chất này với chất khác.

+ Biết cách sử dụng chất.

+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất.

III. Chất tinh khiết và hỗn hợp.

1. Chất tinh khiết : Chỉ gồm 1 chất (không có lẫn chất khác), có tính chất nhất định không đổi.

Ví dụ : nước cất,

2. Hỗn hợp :

 Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi tuỳ theo bản chất các chất thành phần.

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp .

 Dựa vào tính chất khác nhau của các chất để tách một chất ra khỏi hỗp hợp.

B. BÀI TẬP

1) Trong số các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo?

a. Sao mộc

b. Mặt trăng

c. Sao hoả

d. Tàu vũ trụ

2) Trong số những từ in nghiêng trong các câu sau:

a. Dây điện được làm bằng nhôm được bọc một lớp chất dẻo.

b. Bàn được làm bằng đá.

c. Bình đựng nước được làm bằng thuỷ tinh.

d. Lốp xe được làm bằng cao su.

Những từ chỉ vật thể gồm: .

Những từ chỉ chất gồm: .

3) Dây dẫn điện có thể được làm từ chất nào sau đây

 

doc80 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Tự Chọn - Hoá Học 8 - Nguyễn Quang Tuấn - Trường Thcs Ngô Gia Tự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phần là: 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:
Công thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.
Khối lượng mol của oxit sắt tìm được ở trên.
Một hợp chất khí có thành phần % theo khối lượng là 82,35 % N và 17,65 % H. Em hãy cho biết:
Công thức hoá học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với hiđro là 8,5.
Số mol nguyên tử của các nguyên tố có trong 0,5 mol hợp chất.
Phân đạm urê có công thức hoá học là CO(NH2)2. Hãy xác định:
Khối lượng mol phân tử của urê.
Thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố trong phân đạm urê.
Trong 2 mol phân tử urê có bao nhiêu mol nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Bài 1 trang 71/SGK
42,9 % C ; 57,1 % O và 27,3 % C ; 72,7 % O.
72,4 % Fe ; 27,6 %O và 70 %Fe ; 30 % O.
50 %S ; 50 % O và 40 % S ; 60 % O.
Bài 2 trang 71/SGK
Công thức hoá học của hợp chất :
Hợp chất A là Na Cl
Hợp chất B là Na2CO3
Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
Ngày soạn :. 	Ngày dạy :..
Tuần 16
TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 
MỤC TIÊU :
- Từ PTHH và các dự liệu bài cho, HS biết cách xác định khối lượng, (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm .
- HS tiếp tục rèn kỹ năng lập PTHH và kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
* Các bước tiến hành :
Đổi số liệu đầu bài (Tính số mol của chất mà đầu bài đã cho)
Lập phương trình hóa học
Dựa vào số mol của chất đã biết, tính số mol của chất cần biết (theo phương trình(.
Tính ra khối lượng (thể tích) theo yêu cầu của bài.
B. BÀI TẬP:
1) Khối lượng của đơn chất oxi có số phân tử bằng số phân tử của 1 gam khí hiđro là:
a) 8 gam
b) 16 gam
c) 12 gam
d) 20 gam
2) Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X cần 2 mol khí oxi, thu được 1 mol khí cacbon đioxit và 2 mol nước. Công thức phân tử của chất X là:
a) CH4
b) C2H6
c) C2H4
d) C2H2
3) Cho 10 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Biết rằng trong hai kim loại chỉ có Fe phản ứng, tạo ra hợp chất, trong đó Fe có hoá trị II. Sau khi kết thúc phản ứng, lượng khí hiđro thu được là 2,24 lít ở đktc. Phân chất rắn không tan được lọc, rửa sạch và sấy khô, cân nặng m gam. Giá trị của m là:
a) 10 gam
b) 9 gam
c) 8 gam
d) 7 gam
4) Biết nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC. Số mol cácbon có trong 30 gam cácbon là:
a) 2,0
b) 2,5
c) 3,0
d) 3,5
5) Đốt cháy hoàn toàn 1.12 lit khí CH4. Tính thể tích khí Oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (ở đktc)
6) Đốt cháy hoàn toàn ag bột nhôm cần dùng hết 19,2g oxi, phản ứng kết thúc, thu được b g Nhôm oxit (Al2O3)
Lập PTHH của phản ứng trên.
b. Tính các giá trị a, b
Giải :
- Số mol Oxi dùng là : 	nO2 = m/M = 19.2/32= 0.6 mol
- Lập PTHH:	 4Al + 3O2 à 2Al2O3
- Theo phương trình hoá học:
nAl =0.6 x4 /3 = 0.8 mol
n Al2O3 = 0.8 x 2 /4 = 0.4 mol
- Tính khối lượng của các chất
mAl = 0.8 x 27 = 21.6 g
m Al2O3 = 0.4 x 102 = 40.8 g
	7) Đốt cháy 3,1g Phốtpho trong oxi thu được hỗn hợp P2O5.
Lập phương trình hóa học.
Tính khối lượng hỗp hợp tạo thành ?
Giải :
PTHH : 2P + 5O2 g 2P2O5
	 2 mol 5mol 2 mol
 	 0,1 mol ? ?
8) Trong phòng TN, người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân Kaliclorat theo sơ đồ phản ứng sau :
KClO3 à KCl + O2
Tính khối lượng KclO3 cần để điều chế 9.6g oxi
Tính khối lượng KCl tạo thành bằng 2 cách.
Bài giải :
nO2 = m/M = 9.6/32 =0.3mol
KClO3 à 2KCl + O2
n KClO3 = nO2 x 2/3 = 0.3x2/3 = 0.2mol
n KCl = n KClO3 = 0.2 mol
Khối lượng của KClO3 cần dùng là :
m KClO3 = n x M 
	= 0.2 x 122.5 = 24.5 g
Khối lượng của KCl tạo thành là :
MKCl = 39 + 35.5 = 74.5 g
MKCl = n x M = 0.2 x 74.5 = 14.9 g
Cách 2 :
Theo định luật BTKL 
mKCl = m KClO3 - mO2 = 
	= 24.5 - 9.6 = 14.9 g
9) Sắt tác dụng với Axitclohidric theo phương trình hóa học sau :
Fe + 2HCl g FeCl2 + H2
Nếu có 2.8g Fe tham gia phản ứng.
Tính thể tích khí Hidro sinh ra?
Tính khối lượng Axit tham gia phản ứng 
Giải :
PTHH : Fe + 2HCl g FeCl2 + H2
 	 1mol	 2mol 1mol 1mol
 	 0.05 ? ?
	a. 
	b. 
	MHCl =35.5 + 1 = 36.5
	mHCl = 0.1 x 36.5 = 3.65 g
Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
Ngày soạn :. 	Ngày dạy :..
Tuần 17
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
Biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng
Biết ý nghĩa về tỉ khối chất khí. Biết cách xác định tỉ khối của chất này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
Rèn kĩ năng vận dụng những khái niệm đã học để giải bài toán theo CTHH và PTHH
II. CHUẨN BỊ : 
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ  để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. KIẾN THỨC:
1. Mol: Em hiểu thế nào khi nói:
- 1 mol nguyên tử Zn
- 0,5 mol nguyên tử Oxi
- 1,5 mol nguyên tử CO2 
2. Khối lượng Mol
Em biết thế nào khi nói:
- khối lượng mol của nước là 18g?
- Kl mol của nguyên tử H là 1g?
- Kl mol của phân tử H2 là 2g?
3. Thể tích mol chất khí:
- Thể tích mol của các chất khí ở cùng đk nhiệt độ và áp suất?
- Thể tích mol của các chất khí ở cùng đktc ?
 - khối lượng mol và thể tích mol của những chất khí khác nhau?	
4. Mối liên hệ giữa các đại lượng
Tìm các CT thể hiện mối liên hệ của 1,2,3,4 trong sơ đồ sau:
M ⇄ n ⇄ V
5. Tỉ khối của chất khí
Em biết những gì khi người ta :
Nói khối của khí A so với khí B bằng 1,5
Hỏi khí CO2 ,CO nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
B. BÀI TẬP:
1) Bài 3 trang 79 SGK
a. = 39 x 2 + 12 + 16 x 3 = 138 (g)
b . Thành phần phần trăm về khối lượng.
%K= x 100% = 56.52%
%C = x 100% = 8.7 %
%O = x 100% = 34.78%
Hoặc : %O = 100% -(56.52%+8.7%)
	= 34.78%
2) Bài tập 4 : 
Phương trình : 
CaCO3 + 2HCl " CaCl2 + CO2 + H2O 
Theo phương trình
 = = 0.1 mol
 = 40 + 35.5 x 2 = 111 (g)
 = 0.1 x 111 = 11.1 (g)
b. 
Theo phương trình 
 = = 0.05 (mol)
 = n x 24 = 0.05 x 24 = 1.2 (lit)
3) Hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau :
Chất khí A có . vậy A là 
a. CO2	b. CO	c. C2H2	d. NH3
2. Chất khí nhẹ hơn không khí là : 
a. Cl2	b. C2H6	c. CH4	d. NO2
3. Số nguyên tử oxi có trong 3.2 g khí oxi là
a. 3.1023 	b. 6.1023	c. 9.1023	d. 1,2.102
4) Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hết 9,6 g lưu huỳnh. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
	Giải:
	nS = 9,6/32 = 0,3 (mol)
	Phương trình hoá học: 
	S	+	O2 " SO2
	0,3	 0.3
	nkk = 5 x 0,3 = 1,5 (mol)
	Vkk = 1,5 x 22,4 = 33,6 (lít)
5) Cho 4,8 g Mg tác dụng hết với dung dịch HCl. Tính khối lượng muối MgCl2 và thể tích H2 (đktc) thu được.
	Giải:
	Số mol của Mg: nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol)
	Phương trình hoá học: Mg + 2HCl " MgCl2 + H2
	 	0,2	 0,4	 0,2	 0,2
	Khối lượng của muối MgCl2 thu được : m = 0,2 x 95 = 19 (gam)
	Thể tích H2 thu được: V = 0,2 x 22,4 = 4,48 (lít)
6) Đốt cháy 3,2 g S trong bình chứa 3,36 l khí O2. Tính thể tích các khí trong bình sau phản ứng. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
	Giải:
	nS = 3,2/32 = 0,1 mol ; nO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
	- Phương trình hoá học :	S	+	O2 " SO2
	0,1	0,1	0,1
	- Sau phản ứng: nSO2 = 0,1 mol ;	VSO2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít
	 nO2 dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
	 VO2 dư = 0,05 x 22,4 = 1,12 lit
7) Tính khối lượng CaO thu được khi nhiệt phân hết 1 tấn đá vôi. Cho rằng đá vôi không lẫn tạp chất và hiệu suất phản ứng là 100 %.
	Giải:
	Phương trình hoá học:
	CaCO3 "	 CaO + CO2
	100g	 46g
	1 tấn	 0,46 tấn
	mCaO = 0,46 tấn = 460 kg
8) Hoà tan 5,4 g bột nhôm trong dung dịch axit clohđric. Tính khối lượng muối AlCl3 và thể tích khí ở (đktc)
	Giải:
	Số mol của nhôm: nAl = 5,4/ 27 = 0,2 mol
	2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2
	2	2	3
	0,2	0,2	0,3
	nAlCl3 = 0,2 " mAlCl3 = 0,2 x 133,5 = 26,7 gam
	nH2 = 0,3 " VH2 = 0,3 x 22,4 = 6,72 lít
Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KÝ DUYỆT
CHỦ ĐỀ 4 :
OXI – KHÔNG KHÍ
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi như: tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Nắm được những khái niệm mới: sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phâ

File đính kèm:

  • docgiao an mon tu chon hoa 8 chi tiet.doc
Giáo án liên quan