Giáo án Tự chọn Hóa học 8 - Nguyễn Công Thương

. Mục tiêu

- Học sinh biết được một số quy tắc an toàn trong khi làm thí nghiệm từ đó rèn tính cẩn thận.

- Học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

- Biết cách sử dụng hoá chất, lấy hoá chất và đun hoá chất khi làm thí nghiệm.

 II. Chuẩn bị

- GV: Quy tắc an toàn trong PTN

- Một số dụng cụ hoá chất

 III. Tiến trình bài giảng

1/ Ổn định lớp

2/ Bài mới.

GV: Giới thiệu bài

 Trong hoá học, ngoài những tiết trên lớp, các em sẽ được làm quen và sử dụng rất nhiều thí nghiệm để chứng minh một số tính chất của các chất. Vậy khi làm thí nghiệm các em sử dụng dụng cụ và hoá chất như thế nào để đạt kết quả cao mà đảm bảo an toàn. Đó là nội dung bài hôm nay.

 

doc71 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Hóa học 8 - Nguyễn Công Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS thảo luận nhóm , làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV
GV quan sát , uốn nắn các nhóm còn yếu.
HS đại diện trình bày.
HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
GV đưa bài tập
Bài tập 3: Trong các hiện tượng sau, quá trình nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng hoá học? Vì sao?
a. Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và được tán thành đinh.
b. Hoà axit axetic vào nước được dd axit axetic loãng dùng làm giấm.
c. Cuốc xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
d. Đốt cháy gỗ, củi.
Bài tập 1 ( bài tập 2 SGK/ 47):
a. Hiện tượng hoá học: vì lưu huỳnh cháy sinh ra khí lưu huỳnh đi oxit.
b. Hiện tượng vật lý : thuỷ tinh vẫn giữ nguyên là thuỷ tinh.
c. Hiện tượng hoá học: vì canxi cacbonat chuyển thành vôi sống ( canxi oxit ) và khí cacbon đioxit.
d. Hiện tượng vật lý: vì cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu là cồn.
Bài tập 2 ( bài tập 3 SGK/47 ):
- Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong 2 giai đoạn này chất farain chỉ biến đổi về trạng thái.
- Hiện tượng hoá học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khí đó chất farain biến đổi thành 2 chất khác là khí cacbon đioxit và hơn nước.
Bài tập 3:
Hiện tượng vật lý là a,b : vì trong quá trình đó không sinh ra chất mới.
Hiện tượng hoá học là c, d : vì trong các quá trình đó đều sinh ra chất mới.
 4. Củng cố 
 Hoàn thành bài tập với các từ, cụm từ thích hợp 
	Hiện tượng nước chỉ có biến đổi về ..............., muối chỉ có sự biến đổi về ................. còn nước vẫn là nước, muối vẫn là ..............mà không có sự biến đổi về chất. Bột sắt trộn với với S; đường khi đun nóng đều sinh ra .......
	Đáp án: thể (trạng thái); hình dạng; muối ; chất mới 
 5. Hướng dẫn về nhà 
- Tương tự trả lời câu hỏi 3, hoàn thành các câu hỏi, bài tập vào vở .
- Đọc trước bài: “ Phản ứng hoá học ”
Ngày soạn tháng năm 2011
Ngày dạy tháng năm 2011
Tiết: 19:	PHẢN ỨNG HOÁ HỌC ( tiết 1)
I. Mục tiêu
	- Học sinh biết được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác 
	- Rèn kỹ năng viết phương trình chữ, học sinh biết được chất tham gia, chất tạo thành (sp) của 1 phản ứng hoá học.
II. Chuẩn bị 
	Tranh vẽ hình 2.5 SGK tr 48
III. Tiến trình bài giảng
	1. Tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Phản ứng hoá học là gì?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Lý thuyết 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Phản ứng hoá học là gì?
? Ghi ngắn gọn phản ứng hoá học trên như thế nào?
? Quá trình phản ứng lượng các chất tham gia và sản phẩm biến đổi như thế nào ?
Gv cho học sinh ghi lại phương trình 
Gv cho học sinh đọc SGK quan sát tranh, trả lời các câu hỏi SGK 
? Vậy trong phản ứng chỉ có điều gì thay đổi ?
I. Định nghĩa
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
VD:
 Đường than + H2O
 (Chất tham gia) (Sản phẩm)
- Phương trình chữ:
 Tên các chất tham gia ® Tên sản phẩm
II. Diễn biến của phản ứng hoá học
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này ® phân tử khác
Kết quả làm chất này biến thành chất khác.
Hoạt động 2: Bài tập 
GV: đưa bài tập:
Bài tập 1: Hãy cho biết trong quá trình biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng hoá học? Viết phương trình chữ của các phản ứng hoá học.
a. Đốt cồn ( rượu etylic) trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước.
b. Chế biến gỗ thành giấy, bàn ghế....
c. Đốt bột nhôm trong không khí tạo ra bột nhôm oxit.
d. Điện phân nước tạo ra khí hiđro và oxi.
Bài tập 1: 
- Hiện tượng vật lý: b
- Hiện tượng hoá học: a, c, d .
Phương trình chữ:
a, Rượu etylic + oxi cacbonic + nước
 ( chất tham gia) ( sản phẩm)
c, Nhôm + oxi nhôm oxit
 ( chất tham gia) ( sản phẩm)
d, Nước hiđro + oxi
 ( chất tham gia) ( sản phẩm)
Bài tập 2: ( bài tập 3 SGK/50 )
HS là bài tập 3 và lên bảng trình bày.
Bài tập 3: Gv yêu cầu HS viết phương trình chữ bài tập 2 SGK /47.
Bài tập 4: Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
“...là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ..., còn ...mới sinh ra là ....
Trong quá trình phản ứng .... giảm dần, còn .... tăng dần ”. 
HS làm bài tập
HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận, cho điểm.
Bài tập 2: ( bài tập 3 SGK/50 )
 parafin + oxi cacbonic + nước
 ( chất tham gia) ( sản phẩm)
Bài tập 3 ( bài tập 2 SGK/ 47 )
 Lưu huỳnh + oxi lưu huỳnh đioxit
 ( chất tham gia) ( sản phẩm)
canxi cacbonat canxi oxit + cacbonic
 ( chất tham gia) ( sản phẩm)
Bài tập 4: 
- “ Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng ( hay còn gọi là chất tham gia), còn chất mới sinh ra là sản phẩm.
- Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, còn lượng sản phẩm tăng dần ”.
 4. Củng cố 
	GV nêu các dạng bài tập đã sửa.
 5. Hướng dẫn về nhà 
	Làm bài tập 3, 4, 5 SGK/50,51
	Đọc trước nội dung phần tiếp của bài.
Ngày soạn tháng năm 2011
Ngày dạy tháng năm 2011
Tiết 20: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC ( tiết 2)
I. Mục tiêu
Học sinh biết được điều kiện để cho phản ứng hoá học xảy ra.
Biết được các dấu hiệu của một phản ứng hoá học đang xảy ra 
Củng cố cách ghi phương trình chữ, khả năng phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học.
II. Chuẩn bị 
Gv: các dạng bài tập
Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng
ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ 
? Phản ứng hoá học là gì, Gv đọc cho học sinh ghi lại 1 số phương trình chữ.
Bài mới
Hoạt động 1 : Lý thuyết 
 Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
? Điều kiện cho phản ứng này xảy ra
? Dấu hiệu nào chứng tỏ phản ứng đã xảy ra
Gv nhận xét bổ sung.
Khi nào có phản ứng hoá học xảy ra.
1/ Các chất tham gia phản ứng phải được tiếp xúc với nhau. Diện tiếp xúc càng lớn p/ứng xảy ra càng nhanh
2.Một số phản ứng cần đun nóng.
-Có một số p/ứng cần đun nóng ban đầu ( nhiệt độ khơi mào)
-Có một số p/ứng cần nhiệt độ trong cả quá trình p/ứng.
3.Có những phản ứng cần có mặt của chất xúc tác. Là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
 Làm thế nào biết được có phản ứng hoá học xảy ra
 Dựa vào dấu hiệu của chất mới sinh ra có những đặc điểm khác với chất tham gia ( màu sắc, trạng thái, ..) ngoài ra sự toả nhiệt phát sáng cũng là dấu hiệu có thể có phản ứng hoá học .
Hoạt động 2: Bài tập ( 24 phút)
 GV yêu cầu Hs làm bài tập 5, 6 SGK/51.
HS làm bài tập và thảo luận nhóm.
HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận, cho điểm.
Gv: Đưa bài tập .
Bài tập 3:
Cho một giọt dung dịch bari clorua vào dung dịch natri sunfat thấy có kết tủa trắng là do tạo thành bari sunfat và đung dịch natri clorua.
Cho biết dấu hiệu phản ứng và viết phương trình chữ của phản ứng.
Bài tập 4:
Cho kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo thành dung dịch kẽm clorua và khí hiđro thoát ra. 
 Viết phương trình chữ và cho biết dấu hiệu phản ứng, chất tham gia và sản phẩm tạo thành.
HS làm bài tập
HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận, cho điểm.
Bài tập 5 SGK / 51.
Dấu hiệu cho biết có phản ứng hoá học xảy ra : có bọt khí sủi lên .
Axit clohiđric + canxi cacbonat ® canxiclorua + nước + cacbonđioxit
Bài tập 6 SGK/51.
a Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi ( trong không khí ). Dùng que lửa châm để năng nhiệt độ của than ( hay: làm nóng than ), quạt mạnh để thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là đã có phản ứng hoá học xảy ra.
b. Phương trình chữ:
 Cacbon + oxi Cacbon đioxit
Bài tập 3:
Dấu hiệu của phản ứng: kết tủa trắng.
Phương trình chữ:
Bari clorua + Natri sunfat ® bari sunfat + natri clorua.
Bài tập 4:
Dấu hiệu của phản ứng: khí thoát ra.
Phương trình chữ:
Kẽm + axitclohiđric®kẽmclorua + hiđro
 chất tham gia sản phẩm
4. Củng cố 
	Bt 5,6 SGK
5. Hướng dẫn về nhà 
	Làm bài tập SGK/50,51, các bài tập trong SBT
	Chuẩn bị trước bài thực hành.
Ngày soạn tháng năm 2011
Ngày dạy tháng năm 2011
Tiết 21	ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn nguyên tử trong phản ứng hoá học. Biết vận dụng định luật để giải các bài tập hoá học.
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết phương trình chữ cho học sinh, kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
II. Chuẩn bị 
- Gv: Các dạng bài tập.
- Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng
1.ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ 
? Nêu định luật bảo toàn khối lượng.
 3.Bài mới
Hoạt động 1: Lý thuyết 
? Em có nhận xét gì về tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng.
? vì sao lại có sự bảo toàn khối lượng như vậy.
? Áp dụng định luật BTKL ta có điều gì?
- Tổng khối lượng của các chất trước và sau phản ứng bằng nhau.
* Định luật: 
 Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
* áp dụng:
 A + B ® C + D 
 mA + mB = mC + mD 
Hoạt động 2: Bài tập ( 26 phút)
GV yêu cầu Hs làm bài tập 2, 3 SGK/54.
HS làm bài tập và thảo luận nhóm.
HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận, cho điểm.
Gv: Đưa bài tập .
Bài tập 3:
Khi đốt than cháy theo sơ đồ sau:
cacbon ( C ) + khí oxi ( O2 ) ® khí cacbonic ( CO2 ).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng khí cacbonic thu được khi cho 9 kg cacbon tác dụng với 24 kg oxi.
c. Nếu cacbon tham gia là 6 kg thu được 22 kg khí cacbonic thì oxi cần bao nhiêu.
Bài tập 4:
Khi nung canxi cacbonat ( CaCO3 ) thu được canxi oxit ( CaO ) và khí cacbonic.
a. Tính khối lượng khí cacbonic ( CO2 ) sinh ra khi nung 5 tấn canxi cacbonat và thu được 2,8 tấn canxi oxit.
b. Nếu thu được 112 kg canxi oxit và 88 kg khí cacbonic. Tính khối lượng canxi cacbonat.
HS làm bài tập và thảo luận nhóm.
HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận, cho điểm.
Bài tập 2 SGK / 54.
Bari clorua + natri sunfat ® bari sun

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHO HOA HOC 8.doc