Giáo án Tự chọn Hoá học 8 - Đoàn Trung Đức

I. Mục tiêu

- Học sinh biết được một số quy tắc an toàn trong khi làm thí nghiệm từ đó rèn tính cẩn thận.

- Học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

- Biết cách sử dụng hoá chất, lấy hoá chất và đun hoá chất khi làm thí nghiệm.

 II. Chuẩn bị

- GV: Quy tắc an toàn trong PTN

- Một số dụng cụ hoá chất

 III. Tiến trình bài giảng

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới.

GV: Giới thiệu bài

 Trong hoá học, ngoài những tiết trên lớp, các em sẽ được làm quen và sử dụng rất nhiều thí nghiệm để chứng minh một số tính chất của các chất. Vậy khi làm thí nghiệm các em sử dụng dụng cụ và hoá chất như thế nào để đạt kết quả cao mà đảm bảo an toàn. Đó là nội dung bài hôm nay.

 

doc133 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Hoá học 8 - Đoàn Trung Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể tích khí O2 cần dùng ở đktc là:
 VO2 = n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l)
-Vậy thể tích khí kk cần dùng ở đktc là:
 Vkk = VO2 . 5 = 1,12 . 5 = 5,6 (l)
Bài tập 3(c,d ) SGK/75.
- Phương trình hoá học:
 CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) (1)
c. - Theo phương trình hoá học ta có:
 nCO2 = nCaCO3 = 3,5 ( mol )
 -Vậy thể tích khí O2 tạo thành ở đktc là:
 VO2 = n . 22,4 = 3,5 . 22,4 = 78,4 (l)
d. 
- Số mol CO2 thu được sau phản ứng là: 
 nCO2 = VCO2 : 22,4
 = 13,44 : 22,4 = 0,6 ( mol ) 
- Theo phương trình hoá học ta có:
 nCaCO3 = nCaO = nCO2 = 0,6 ( mol )
Vậy khối lượng các chất:
 m CaCO3 = n . M = 0,6 . 100 = 60 ( g ).
 mCaO = n . M = 0,6 . 56 = 33,6 ( g ).
4.Củng cố 
Học sinh đọc kết luận chung sgk
GV khái quát lại các dạng bài tập 
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
	Làm BT: SGK tr 75, 50% trong SBT ( tùy chọn)
	Xem trước bài luyện tập 4.
Tuần: 17
Tiết: 34
 Ngày soạn: / / 20
 Ngày dạy : / / 20 
Bài luyện tập 4 ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
 - HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: n và m; n và V ( đktc); m và V ( đktc).
 - HS biết ý nghĩa tỉ khối về chất khí. Biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với tỉ khối của chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
 - HS có kĩ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học ( mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí) để giải các bài toán hoá học đơn giản tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học. 
II. Chuẩn bị 
 GV: Các dạng bài tập
 HS : Ôn lại các kiến thức đã học ở chương 3
III. Tiến trình bài giảng
1.ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới.
Hoạt động 1: Lý thuyết .
? Mol là gì
? Khối lượng mol là gì
? Nêu công thức chuyển đổi giữa m, n, V
? Nêu công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và khí A so với không khí.
Học sinh làm việc cá nhân, đại diện báo cáo, học sinh khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt lại đáp án.
 - Mol : Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
 - Khối lượng mol: Khối lượng mol ( kí hiệu M ) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
 - Công thức chuyển đổi giữa m, n, V
n = 
m = n . M
V = n .22,4
n = 
 - Công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và so với không khí.
d A/B = 
dA/kk =
Hoạt động 2 : Bài tập .
GV yêu cầu HS làm bài tập 4,5 SGK/ 79.
Cho học sinh thảo luận: 
? Đề bài cho dữ kiện gì
? Yêu cầu ta làm gì
Gv đưa ra gợi ý:
Tính số mol của chất đã biết?
Lập phương trình hoá học?
Tính số mol của chất khí sinh ra?
Tính thể tích khí CO2 sinh ra ở điều kiện phòng?
Học sinh làm việc cá nhân, đại diện báo cáo, học sinh khác nhận xét.
GV cho học sinh tóm tắt bài toán, xác định yêu cầu của đề.
Gọi ngay 1 học sinh lên bảng giải, học sinh khác ở tự làm, đối chiếu với kết quả của bạn, nhận xét
Gv nhận xét, chấm điểm miệng.
Bài tập 1: ( BT 4 SGK/79 ).
 - Phương trình hoá học:
 CaCO3 + 2 HCl đ CaCl2 + CO2 + H2O
a. Số mol CaCO3 tham gia phản ứng là:
 nCaCO3 = = 0,1 ( mol )
- Theo phương trình phản ứng, ta có:
 nCaCl2 = nCaCO3 =0,1 ( mol )
- Vậy khối lượng CaCl2 thu được là:
 mCaCl2 = n . M 0,1 . 111 = 11,1 ( g )
b. Số mol CaCO3 tham gia phản ứng là:
 nCaCO3 = = 0,05 ( mol )
- Theo phương trình phản ứng, ta có:
 nCO2 = nCaCO3 =0,05 ( mol )
- Thể tích khí CO2 sau phản ứng ở điều kiện phòng:
 VCO2 = n . 24 = 0,05 . 24 = 1,2 ( l ). 
Bài tập 2: ( BT 5 SGK/ 79 ).
 - Phương trình phản ứng:
 CH4 + 2O2 CO2 + H2O
a.Theo phương trình phản ứng, ta có:
 VO2 = 2 VCH4 = 2. 2 = 4 ( l ).
b. Theo phương trình hoá học, ta có:
 nCO2 = nCH4 = 0,15 ( mol )
Vậy thể tích CO2 thu được sau phản ứng:
 VCO2 = n. 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 ( l )
c. Khối lượng khí CH4 là: 12 + 4.1 = 16 đ khí CH4 nhẹ hơn không khí:
 dCH4/kk = 0,55 lần.
Vậy khí CH4 nhẹ hơn không khí 0,55 lần.
4. Củng cố .
GV khái quát lại nội dung và bài tập đã chữa. 
5. Hướng dẫn về nhà .
Học bài, xem lại và làm các bài tập còn lại SGK.
Xem trước bài ôn tập học kì I.
Tuần: 18 
Tiết: 35
 Ngày soạn: / / 20
 Ngày dạy : / / 20 
Bài luyện tập 4 ( tiết 2 )
I. Mục tiêu
 - HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng: n và m; n và V ( đktc); m và V ( đktc).
 - HS biết ý nghĩa tỉ khối về chất khí. Biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với tỉ khối của chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
 - HS có kĩ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học ( mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí) để giải các bài toán hoá học đơn giản tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học. 
II. Chuẩn bị 
 GV: Các dạng bài tập
 HS : Ôn lại các kiến thức đã học ở chương 3
III. Tiến trình bài giảng
1.ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới ( 38 phút ).
GV: Đưa bài tập:
Bài tập 1: 
Khi đốt cháy 4,6 g một hợp chất bằng oxi thì thu được 8,8 g CO2 và 5,4 g H2O. Hãy cho biết:
a, Hợp chất trên do những nguyên tố nào tạo nên.
b, Tính khối lượng các nguyên tố có trong lượng chất trên.
Bài tập 2: 
Đốt cháy 3,25 g mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư người ta thu được 2,24 lit khí sunfurơ ( đktc).
a, Viết PTHH xảy ra.
b, bằng cách nào có thể tính được độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng.
c, Tính thể tích oxi vừa đủ ( đktc) để đốt cháy lưu huỳnh.
Bài tập 3: 
Tính thành phần % của nguyên tố O có trong. Chất nào có nhiều oxi nhất
a, Khí cacbon oxit CO
b, natri oxit Na2O
c, Nhôm oxit Al2O3
Bài tập 4: 
Tính thể tích oxi để đốt cháy hết 11,2 lit khí A. Biết rằng:
a, Khí A có tỉ khối đối với không khí là: 0,552
b, Thành phần theo khối lượng của khí A là 75% C và 25 % H ( các khí đo ở đktc).
GV: Yêu cầu HS đọc từng bài tập
Hs: đọc và làm bài tập theo hướng dẫn của Gv
HS: Thảo luận nhóm
HS lên bảng trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận cho điểm.
Bài tập 1: 
Hợp chất cháy tác dụng với oxi tạo thành CO2 và H2O chứng tỏ hợp chất có C, H ngoài ra có thể có oxi.
Khối lượng C có trong 8,8 g CO2 là:
 mC = . 8,8 = 2,4 ( g )
Khối lượng H có trong 5,4 g H2O là:
 mH = . 5,4 = 0,6 ( g )
Khối lượng C và H là : 2,4 + 0,6 = 3 g 
Mà khối lượng hợp chất đem đốt là 4,6 g
Nên trong hợp chất còn có oxi ( vì khối lượng của C và H là 3 g ).
m O + mC + mH = 4,6
đ mO = 4,6 – 3 = 1,6 (g) 
Từ kết quả trên ta thấy:
a, Hợp chất do 3 nguyên tố là O, C và H
b, Trong 4,6 g hợp chất có 1,6 g O ; 2,4 g C và 0,6 g H.
Bài tập 2: 
a, PTHH: S + O2 SO2 ư
b, Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh:
- Số mol khí SO2 sinh ra sau phản ứng:
nSO2 = = = 0,1 ( mol )
Theo PTHH: nS = nSO2 = 0,1 mol
Khối lượng lưu huỳnh tinh khiết là: 
 mS = n . M = 0,1 . 32 = 3,2 ( g )
Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh là:
 % S = = 98.5 %
 c, Theo PTHH: nO2 = nSO2 = 0,1 mol
Thể tích oxi là:
VO2 = n . 22,4 = 2,24 lit
Bài tập 3: 
a, MCO = 28 g . 
Trong 1 mol CO có 1 mol O 
 đ mO = 1 . 16 = 16 g
%O = = 57,14 %
Tương tự 
b, %O = 25,8 %
c, % O = 47% . Oxi ở cacbon nhiều nhất.
Bài tập 4:
MA = dA/KK . MKK = 0,552 . 29 = 16 g
Đặt A: CxHy 
%C = 
%H = 
Vậy A là CH4
PTHH: CH4 + 2O2 đ CO2 + 2H2O
Ta có thể tích tỉ lệ thuận với số mol. Theo PTHH thể tích oxi là: 
 VO2 = 2 VCH4 = 2 . 11,2 = 22,4 ( lit ) 
4. Củng cố .
GV khái quát lại nội dung và bài tập đã chữa. 
5. Hướng dẫn về nhà .
Học bài, xem lại và làm các bài tập còn lại SGK.
Xem trước bài ôn tập học kì I.
Tuần: 18 
Tiết: 36
 Ngày soạn: / / 20
 Ngày dạy : / / 20 
ôn tập học kỳ i
I. Mục tiêu
 - Học sinh được củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản nhất của học kì I
 - Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập lí thuyết và tính tính toán hoá học.
 - Giáo dục tinh thần tự giác học tập và yêu thích môn học
II. Chuẩn bị 
Gv: Bảng phụ.
Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng
1.ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ .
Gv cho học sinh phát biểu lại những khái niệm, định luật cơ bản: ( bảng phụ) hoặc máy chiếu
Những kiến thức học sinh cần ôn tập:
Học sinh sinh ghi lại những tiêu đề, về nhà ôn tập kĩ hơn những nội dung đã được nhắc đến.
1. Các khái niệm, định luật cơ bản:
Nguyên tử
Nguyên tố hoá học.
Đơn chất, hợp chất.
Phân tử, phân tử khối.
Hoá trị, quy tắc hoá trị, áp dụng.
Định luật bảo toàn khối lượng.
-Khái niệm mol
-Khái niệm khối lượng mol
-Khái niệm thể tích mol chất khí
- Công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
m
n
V
n=
n=
V=n.22,4
m=n..M
-Tỉ khối của chất khí.
2. Hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học. Phản ứng hoá học.
3. Phương trình hoá học, ý nghĩa của phương trình hoá học.
4. Tính theo công thức hóa học và phương trình hoá học. 
Hoạt động 2: Bài tập .
Bài tập 1: Lập CTHH của các hợp chất:
a. K và SO4 ; b. Al và NO3
c. Fe(III) và OH ; d. Ba và PO4
Bài tập 2: Tính hoá trị của N, Fe, P , S trong các hợp chất: NH3 ; Fe2(SO4)3 ; SO3 ; P2O5 ; FeCl2 ; Fe2O3 .
Bài tập 3: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a. Al + Cl2 AlCl3
b. Fe2O3 + H2 Fe + H2O
c. P + O2 P2O5 
d. Al(OH)3 Al2O3 + H2O
Bài tập 4: Cho sơ đồ phản ứng:
 Fe + HCl đ FeCl2 + H2 
Tính khối lượng Fe và HCl tham gia phản ứng, biết thể tích H2 thoát ra là 3,36 lít ( đktc).
Gv cho học sinh đọc bài tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, làm ra giấy nháp.
Gv cho các nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét, đánh giá .
Gv gọi 2 học sinh lên bảng hoàn thành .
Học sinh dưới lớp tự làm so sánh, nhận xét.
Học sinh làm việc cá nhân, ghi kết quả ra nháp
Gv thông báo kết quả đúng
Bài tập 1: 
a, K2SO4 b, Al(NO3)3
c, Fe(OH)3 d, Ba3(PO4)2
Bài tập 2:
NH3 : N (III) ; Fe2(SO4)3 : Fe (III)
SO3 : S (IV) ; P2O5 : P (V)
FeCl2 : Fe (II) ; Fe2O3 : Fe (III)
Bài tập 3: 
a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b. 2Fe2O3 + 3H2 4Fe + 3H2O
c. 4P + 5O2 2P2O5 
d. 2Al(OH)3 Al2O3 +3 H2O
Bài tập 4:
 Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư
Số mol H2 sinh ra là:
nH2 = = 0,15 ( mol )
Theo phương trình phản ứng:
 nFe = nH2 = 0,15 ( mol )
Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
mFe = n .M = 0,15 . 56 = 8,4 ( g )
Theo phương trình phản ứng: 
nHCl =2. nH2 = 2. 0,15 = 0,3 ( mol )
Khối lượng HCl tham gia phản ứng là:
mHCl = n .M = 0,3 . 36,5 = 10,95 

File đính kèm:

  • docTU CHON HOA 8(2).doc
Giáo án liên quan