Giáo án Tự chọn Hóa học 10 - Tiết 63: Bài thực hành số 6 (Tốc độ phản ứng hóa học)

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức:

 - Củng cố kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

2.Về kỹ năng:

 - Củng cố cho học sinh kỹ năng viết PTPU,

- Rèn kỹ năng quan sát, thao tác thực hành thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm

3. Giáo dục: ý thức nghiên cứu khoa học

II. Chuẩn bị:

Học sinh: ôn kiến thức về tốc độ phản ứng

GV: Máy chiếu

 Dụng cụ: 12 ống nghiệm chia cho 2nhóm, 4 kẹp ống nghiệm, 4ống hút nhỏ giọt,2 thìa lấy hoá chất, đèn cồn 2

 Hoá chất Dung dịch H2SO4 loãng 10%,dd HCl 18% và 6%, kẽm viên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Hóa học 10 - Tiết 63: Bài thực hành số 6 (Tốc độ phản ứng hóa học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp 
Tiết TTKB
Sĩ số
Tên HS vắng
Tiết 63: Bài thực hành số 6
(Tốc độ phản ứng hoá học )
I.Mục tiêu: 
1.Về kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 
2.Về kỹ năng: 
 - Củng cố cho học sinh kỹ năng viết PTPU, 
- Rèn kỹ năng quan sát, thao tác thực hành thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm 
3. Giáo dục: ý thức nghiên cứu khoa học
II. Chuẩn bị: 
Học sinh: ôn kiến thức về tốc độ phản ứng 
GV: Máy chiếu
 Dụng cụ: 12 ống nghiệm chia cho 2nhóm, 4 kẹp ống nghiệm, 4ống hút nhỏ giọt,2 thìa lấy hoá chất, đèn cồn 2
 Hoá chất Dung dịch H2SO4 loãng 10%,dd HCl 18% và 6%, kẽm viên.
III.Phương pháp:
 Thực hành thí nghiệm, học sinh làm việc với SGK 
IV.Tiến trình bài giảng: 
1.Tổ chức: Chia lớp thành 2 nhóm (do thiếu ống nghiệm)
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3.Bài mới:
T Thời
 Gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài Học
 5phút
 10phút
 10phút
Phút
 10phút
Phút
 Hoạt động 1: 
GV đặt vấn đề: Trong bài thực hành này có 3 thí nghiệm. Những yêu cầu trong tiết thực hành:
 Tiến hành các thí nghiệm, ghi lại kết quả quan sát được, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Hoạt động 2: 
GV tổ chức hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm 1 
HS: nêu lại cách tiến hành thí nghiệm 
HS tiến hành làm thí nghiệm
Hoạt động3 :
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo các bước
HS: nêu lại cách tiến hành thí nghiệm 
HS tiến hành làm thí nghiệm
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 theo các bước
HS: nêu lại cách tiến hành thí nghiệm 
HS tiến hành làm thí nghiệm
I . Các thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng:
- Cách tiến hành: 
ống nghiệm 1 + 3ml dung dịch HCl nồng độ18%
ống nghiệm 2 + 3ml dung dịch HCl nồng độ 6%
Cho đồng thời mỗi ống nghiệm một hạt kẽm có kích thước giống nhau
- Quan sát nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra 
-Kết quả thí nghiệm: 
Cho Zn vào dung dịch axit HCl→ Có bọt khí thoát ra
Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2
Phương trình: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2Ÿ
*Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.
- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại
2. Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:
- Cách tiến hành: 
ống nghiệm 1 + 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%
ống nghiệm 2 + 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15% và đun gần sôi
Cho đồng thời mỗi ống nghiệm một hạt kẽm có kích thước giống nhau
Quan sát hiện tượng xảy ra
-Kết quả thí nghiệm: 
Cho Zn vào dung dịch axit H2SO4→ Có bọt khí thoát ra. Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1
Phương trình: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2Ÿ
-Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại
3. Thí nghiệm 3: ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng:
- Cách tiến hành: 
ống nghiệm 1 + 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%
ống nghiệm 2 + 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15% v
Cho đồng thời mỗi ống nghiệm một mẩu kẽm có khối lượng giống nhau, mẩu kẽm ở ống nghiệm 1 có kích thước nhỏ hơn mẩu kẽm ở ống nghiệm 2
Quan sát hiện tượng xảy ra
-Kết quả thí nghiệm: 
Cho Zn vào dung dịch axit H2SO4→ Có bọt khí thoát ra. Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2
Phương trình: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2Ÿ
-Kết luận:
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích bề mặt
- Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại
4. Củng cố: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm. Học sinh thu dọn dụng cụ hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm
 HS hoàn thành tường trình thí nghiệm tai lớp
5. Ra bài tập về nhà: Ôn tập kiến thức để chuẩn bị kiểm tra học kỳ

File đính kèm:

  • docTiÕt 63.doc