Giáo án Tự chọn 11 tiết 2: Bài tập về phép đối xứng trục

Tiết 2: BÀI TẬP VỀ PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC

I- Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 HS ôn tập lại các kiến thức về phép đối xứng trục:

- Định nghĩa phép đối xứng trục

- Biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục

- Tính chất của phép đối xứng trục

- Trục đối xứng của một hình

 2. Kĩ năng:

 Từ những kiến thức trên HS Luyện tập cách giải một số bài toán về phép đối xứng trục:

- Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng trục

- Dạng 2: Tìm trục đối xứng của một đa giác

- Dạng 3: Dùng phép đối xứng trục để giải một số bài toán dựng hình

- Dạng 4: Dùng phép đối xứng trục để giải một số bài toán tìm tập hợp điểm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 11 tiết 2: Bài tập về phép đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/09/2008
Tiết 2: Bài tập về phép đối xứng trục
Ngày giảng: Lớp 11B9:
 Lớp 11B10:
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 HS ôn tập lại các kiến thức về phép đối xứng trục:
Định nghĩa phép đối xứng trục
Biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục
Tính chất của phép đối xứng trục
Trục đối xứng của một hình
 2. Kĩ năng:
 Từ những kiến thức trên HS Luyện tập cách giải một số bài toán về phép đối xứng trục:
Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng trục
Dạng 2: Tìm trục đối xứng của một đa giác
Dạng 3: Dùng phép đối xứng trục để giải một số bài toán dựng hình
Dạng 4: Dùng phép đối xứng trục để giải một số bài toán tìm tập hợp điểm.
 3. Tư duy - Thái độ
 - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế 
 - Có nhiều sáng tạo trong học tập
 - Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy độc lập trong học tập.
II- Chuẩn bị của GV và HS
GV: Một số bài tập về 4 dạng trên
HS: những kiến thức và bài tập đã học về phép đối xứng trục.
III- Tiến trình bài học
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy nhắc lại định nghĩa và biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục?
Luyện tập:
HĐ1: Luyện tập giải bài toán xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng trục
Cách giải: Để xác định ảnh H ' của hình H' qua phép đối xứng qua đường thẳng dta có thể dùng các phương pháp sau:
Dùng định nghĩa của phép đối xứng trục
Dùng biểu thức toạ độ của phép đối xứng trục
Dùng biểu thức toạ độ của phép đối xứng qua các trục toạ độ
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hãy đọc kĩ đề bài sau đó vẽ hình của bài toán?
*Làm thế nào để xác định ảnh của tam giác ABE?
*HS thực hiện
*HS trả lời
Bài tập 1: Cho tứ giác ABCD. Hai đường thẳng AC và BD cắt nhau tại E. Xác định ảnh của tam giác ABE qua phép đối xứng qua đường thẳng CD.
A
B
E
B'
C
E ' 
D
A'
*Để xác định ảnh của tam giác ABE qua phép đối xứng qua đường thẳng CD ta xác định ảnh của 3 đỉnh A, B, E của tam giác đó như hình vẽ trên. Sau đó nối 3 đỉnh đó lại với nhau ta được tam giác A'B'E' là ảnh của tam giác ABE cần tìm.
 HĐ2: Luyện tập cách giải bài toán tìm trục đối xứng của một hình
Cách giải: Sử dụng tính chất: Nếu một đa giác có trục đối xứng d thì qua phép đối xứng trục d mỗi đỉnh của nó phải biến thành một đỉnh của đa giác, mỗi cạnh của nó phải biến thành một cạnh của đa giác bằng cạnh ấy.
*Cho hình chữ nhật ABCD, AB>BC. Hãy vẽ hình?
* Nếu F là phép đối xứng qua trục d biến ABCD thành chính nó thi cạnh AB có thể biến thành cạnh nào?
* Hãy biện luận cho TH AB biến thành BC?
*Kết luận?
*HS vẽ hình
* HS trả lời
*HS thực hiện
Bài tập 2:
Tìm các cạnh đối xứng của một hình chữ nhật.
Giải: . Gọi F là phép đối xứng qua trục d biến ABCD thành chính nó. Khi đó cạnh AB chỉ có thể biến thành chính nó hoặc biến thành cạnh CD.
Nếu AB biến thành chính nó thì chỉ có thể xảy ra F(A)=B (vì nếu F(A)=A thì F(B)=B suy ra d trùng với đường thẳng AB, điều này vô lí). Khi đó d là đường trung tực của AB
Nếu AB biến thành CD, thì không thể xảy ra F(A)=C, F(B)=D. Vì nếu thế thì AC// BD (cùng vuông gọc với d) điều đó vô lí. Vậy chỉ có thể F(A)=D, F(B)= C. Khi đó d là đường trung trực của AD.
*Vậy hình chữ nhật ABCD có hai trục đối xứng là các đường trung trực của AB và AD 
HĐ3: Củng cố:
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Cho A(3;2), ảnh của A qua phép đối xứng trục qua ox có toạ độ là: 
(3;2)
(2;3)
(3;-2)
(2;-3)
Câu 2: Cho A(7;1). ảnh của A qua phép đói xứng qua trục oy có toạ độ là:
(7;1)
(1;7)
(1;-7)
(-7;1)
Câu 3: Cho A(0;2), B(-2;1). Nếu Đd(A)=A', Đd(B)=B', khi đó A'B' có độ dài bằng:
a) c) 
b) d) 
HĐ4: Hướng dẫn tự học ở nhà 
 Các BT 1.6->1.10 (Sbt_T16)

File đính kèm:

  • docTiet 2_BT ve phep DXT.doc