Giáo án Tốt Lịch sử 7 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Yến
I.MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
v Học sinh (HS) biết và hiểu được.
+ Diễn biến và kết quả trận Tốt Động-Chúc Động (Cuối năm 1426) và trận Chi Lăng-Xương Giang (Tháng 10-1427).
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2/ Kỹ năng
v Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Biết sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
3/ Thái độ
v Bồi dưỡng cho HS.
- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. Bồi dưỡng cho HS tinh thần vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
2/ Kỹ năng Rèn luyện cho HS kỹ năng. - Biết sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. 3/ Thái độ Bồi dưỡng cho HS. - Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc ta. - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. Bồi dưỡng cho HS tinh thần vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. II.CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên - Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn; lược đồ trận Tốt Động-Chúc Động; lược đồ trận Chi Lăng-Xương Giang; lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ. - Tăng cường đọc, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học. 2/ Chuẩn bị của học sinh - Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. - Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?) 2/ Kiểm tra bài cũ (Thời gian 5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ Em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi? Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy, quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia thành ba đạo. - Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt. - Quân Minh lâm vào thế phòng ngự rút vào thành Đông Quan cố thủ. 3/ Giảng bài mới Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút) Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426-Cuối năm 1427) ? Diễn biến và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động (Cuối năm 1426) và trận Chi Lăng-Xương Giang (Tháng 10-1427)? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng? Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu. Tiến trình bài dạy (Thời gian 34 phút) Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10P Tóm tắt mục chính của bài 19, học trong 3 tiết, tiết hôm nay chúng ta nghiên cứu phần III (Mục 1; 2 và 3) của bài. III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426-CUỐI NĂM 1427) . 1. TRẬN TỐT ĐỘNG-CHÚC ĐỘNG (CUỐI NĂM 1426). HOẠT ĐỘNG 1: TRẬN TỐT ĐỘNG-CHÚC ĐỘNG (CUỐI NĂM 1426)? BƯỚC 1: - GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 89 và trang 90. - GV trình bày tóm tắt diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động, qua lược đồ. (Mời HS trình bày lại diễn biến) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Tháng 10-1426, địch tăng cường 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo vào nước ta nhằm mục đích gì? - GV gợi ý trả lời câu hỏi của HS. Câu hỏi 1: Tháng 10-1426, địch tăng cường 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo vào nước ta nhằm mục đích gì? (- Giành lại thế chủ động trên chiến trường.) BƯỚC 3: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng. BƯỚC 2: - HS xem SGK, theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV, HS trả lời câu hỏi. Câu hỏi 1: Tháng 10-1426, địch tăng cường 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo vào nước ta nhằm mục đích gì? - HS trong lớp bổ sung, góp ý. - Tháng 10-1426, Nhà Minh huy động thêm 5 vạn quân, do Vương Thông cầm đầu, nâng số quân ở Đông Quan lên 10 vạn. - Quân ta phục binh ở Tốt Động- Chúc Động, quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt gọn, giành thắng lợi lớn. 10P HOẠT ĐỘNG 2. TRẬN CHI LĂNG-XƯƠNG GIANG (THÁNG 10-1427)? 2. TRẬN CHI LĂNG-XƯƠNG GIANG (THÁNG 10-1427). BƯỚC 1: - GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 91 và trang 92. BƯỚC 2: - GV trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng-Xương Giang, qua lược đồ. (Mời HS trình bày lại diễn biến) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi 2: Em hãy cho biết sự giống nhau trong cách đánh của nghĩa quân, qua hai trận Tốt Động-Chúc Động và Chi Lăng-Xương Giang? Câu hỏi 3: Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 với tướng giặc là Vương Thông? - GV gợi ý trả lời câu hỏi của HS. Câu hỏi 2: Em hãy cho biết sự giống nhau trong cách đánh của nghĩa quân, qua hai trận Tốt Động-Chúc Động và Chi Lăng-Xương Giang? (- Cả hai trận quân ta đều tổ chức phục binh, phục kích địch. Nghĩa quân nắm vững đường hành quân của địch, dựa vào địa hình để tổ chức phục binh, tiêu diệt sinh lực của địch như ở Tốt Động-Chúc Động, Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát.) Câu hỏi 3: Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 với tướng giặc là Vương Thông? (- Để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. - Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ đại bại, đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo”. - Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.) BƯỚC 3: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng. BƯỚC 2: - HS xem SGK, theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV, HS trả lời câu hỏi. Câu hỏi 2: Em hãy cho biết sự giống nhau trong cách đánh của nghĩa quân, qua hai trận Tốt Động-Chúc Động và ChiLăng-Xương Giang? Câu hỏi 3: Vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 với tướng giặc là Vương Thông? - HS trong lớp bổ sung, góp ý. - Tháng 10-1427, Nhà Minh huy động thêm 15 vạn quân, do Liễu thăng và Mộc Thạnh cầm đầu. - Quân ta phục binh ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt gọn, giành thắng lợi lớn. - Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan vào ngày 10-12-1427. - Ngày 3-1-1428, Vương Thông rút quân khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù. 10P HOẠT ĐỘNG 3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ? 3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ. BƯỚC 1: - GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 3, trang 96. - GV yêu cầu HS các nhóm thả luận câu hỏi sau, thời gian 5 phút. + Tổ 1 và tổ 2, câu 4. Câu hỏi 4: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? + Tổ 3 và tổ 4, câu 5. Câu hỏi 5: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi ý nghĩa lịch sử gì? BƯỚC 3: - GV gợi ý trả lời câu hỏi của HS. Câu hỏi 4: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân. - Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.) Câu hỏi 5: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi ý nghĩa lịch sử gì? (- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân. - Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ.) BƯỚC 3: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng. BƯỚC 2: - HS xem SGK, theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV, HS thảo luận câu hỏi sau: + Tổ 1 và tổ 2, câu 4. Câu hỏi 4: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? + Tổ 3 và tổ 4, câu 5. Câu hỏi 5: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi ý nghĩa lịch sử gì? - HS thảo luận, góp ý, thống nhất trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày câu hỏi. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, góp ý. - Nguyên nhân thắng lợi + Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân. + Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân. - Ý nghĩa lịch sử + Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân. + Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ. 4P HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản BƯỚC 1: - GV mời HS lên bảng Trình bày tóm tắt diễn biến Tốt Động-Chúc Động, trận Chi lăng-Xương Giang? BƯỚC 3: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi của HS. BƯỚC 2: - HS xem SGK, vốn kiến thức đã học trả lời câu hỏi. - HS trong lớp nhận xét, bổ sung, góp ý. 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 4 phút) Ra bài tập về nhà - Làm bài tập câu số 11 đến câu số 20, trong quyển “Kiến thức cơ bản Lịch sử 7” – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, từ trang 75 đến trang 76. Chuẩn bị bài mới - Xem bài mới trước ở nhà, bài 20, phần
File đính kèm:
- GIAO AN tot-ls-lop 7-HK 2 (07-08).doc