Giáo án tổng hợp lớp 5 - Học kì I - Ngô Thị Hồng Vân

Bài 1. ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ.

Bài tập 2: Viết các thương sau dưới dạng phân số.

 3 : 5 = ; 75 : 100 = ; 9 : 17 =

Bài tập 3: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1.

 32 = ; 105 = ; 1000 =

Bài tập 4: Viết số thích hợp vào ô trống.

 a) 1 = ; b) 0 =

Tiết 3: Tiếng việt ( Tập đọc )

 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.

* Nội dung bài: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 

 

 

 

doc225 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 5 - Học kì I - Ngô Thị Hồng Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Bắc và miền Nam không có sự khác biệt.
+ Sông ngòi:
x
a) Nhiều sông, ít sông lớn và phân bố rộng khắp trên cả nước.
b) Nhiều sông và phân bố tập trung ở miền Nam.
+ Biển: 
 a) Là một bộ phận của biển Đông, mùa đông nước thường đóng băng.
x
 b) Là một bộ phận của biển Đông, nước không bao giờ đóng băng.
+ Đất: 
x
a) Hai loại đất chính: Đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng.
b) Hai loại đất chính: Đất phe-ra-lít ở đồng bằng và đất phù sa ở vùng đồi núi.
+ Rừng: 
a) Nhiều rừng, chiếm diện tích lớn hơn cả là rừng ngập mặn.
x
b) Nhiều rừng, chiếm diện tích lớn hơn cả là rừng rậm nhiệt đới.
Dạy chiều:
Tiết 1: Tin học. 
( Có giáo viên bộ môn soạn, giảng !)
Tiết 2: Tiếng việt (BS) : 
 Luyện viết : ĐẤT CÀ MAU.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh cách viết chính tả, trình bày đúng bài văn:" Đất Cà Mau. ” ( Từ đầu......đến chỗ cây dù xanh cắm trên bãi... )
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả, qui trình viết, cỡ chữ, các dấu câu, cách trình bày bài văn. Rèn viết chữ đẹp cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, kiên trì, cẩn thận, nắn nót khi viết bài. Qua nội dung bài viết giáo dục cho học sinh thêm yêu quê hương, đất nước. Có tình cảm gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Khâm phục ý chí và nghị lực của con người ở Cà Mau.
II. Chuẩn bị: 
	- Một số bài viết đẹp, đúng chính tả của học sinh năm trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
A/ Bài dạy:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. ( 2’)
2. Hướng dẫn học sinh luyện viết: ( 6’)
- GV đọc mẫu bài viết cho học sinh nghe: (Từ đầu..đến chỗ cây dù xanh cắm trên bãi...) 
- Cá nhân học sinh tự đọc nhẩm lại bài viết một lần ở nhóm
- Gọi một em đọc lại bài viết nêu ở trên
- GV phân tích, hướng dẫn cách viết một số từ khó, quy tắc chính tả, quy trình viết, cách trình bày bài văn,...
- Nhắc nhở học sinh cách cầm bút, ngồi viết đúng tư thế.
- Cho học sinh quan sát một số bài viết đẹp, đúng chính tả của học sinh năm trước.
3. Thực hành viết bài vào vở: ( 20’)
- GV đọc bài chậm, rõ ràng cho học sinh nghe - viết ( mỗi câu đọc từ 2 - 3 lần)
- GV quan sát, uốn nắn, sửa sai cho học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh yếu
- GV đọc lại bài cho học sinh soát lỗi
- Cho học sinh đổi vở trong nhóm, soát lỗi lẫn nhau.
4. Chấm, chữa bài: ( 9’)
- GV thu vở của học sinh để chấm, nhận xét ( 2/ 3 lớp)
- Chấm bài, trả bài, nhận xét lỗi sai chung
- Yêu cầu học sinh sửa những lỗi sai của mình ra lề vở.
B/ Củng cố - Dặn dò: ( 3’)
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Liên hệ bài học, giáo dục học sinh thêm yêu quí quê hương đất nước mình.
- Khen ngợi, động viên kịp thời những em có sự tiến bộ về chữ viết.
- Dặn học sinh về nhà tiếp tục luyện viết cho chữ đẹp.
- Chuẩn bị bài sau cho tốt.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ.
TRÒ CHƠI : “ GIÀNH NHIỀU ĐIỂM TỐT. ”
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nắm được cách chơi và nội dung trò chơi: “ Giành nhiều điểm tốt ”
- Thông qua nội dung trò chơi, giúp các em có ý thức học tập tốt, giành nhiều điểm giỏi dâng lên thầy cô nhân ngày 20/11.
- Nhận biết cách chơi và chơi trò chơi đúng luật, thành thạo.
- Ý thức tự giác, tích cực trong giờ học. Thi đua học tập thật tốt.
II. Chuẩn bị: 
 - Một số bài kiểm tra được điểm giỏi.	
III. Các hoạt động dạy - học:
A/ Khởi động: ( 3’)
- Ban văn nghệ cho lớp hát một bài hát có nội dung liên quan đến bài học.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi học sinh.
B/ Bài mới:
1) Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng. ( 1’)
2) Các hoạt động dạy - học: ( 30’)
* Hoạt động 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi:
- GV hướng dẫn cách chơi; Các nhóm sẽ tập hợp lại tất cả các bài kiểm tra, bài tập mà các thành viên của nhóm mình được điểm giỏi lại.
- Sau đó trưng bày và báo cáo kết quả của nhóm mình. Nhóm nào giành được nhiều điểm giỏi là nhóm đó thắng. Nhóm nào thua phải hát hoặc làm theo yêu cầu của nhóm thắng cuộc.
- Gọi 1, 2 em nhắc lại cách chơi, luật chơi.
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Hoạt động nhóm:
+ Các nhóm lần lượt gom các bài kiểm tra của nhóm mình lại và tổ chức chơi theo sự điều khiển của nhóm trưởng, thư kí.
+ Các nhóm trưng bày, báo cáo kết quả của nhóm mình.
+ Nhóm khác theo dõi, quan sát, giáo viên yêu cầu nhóm thua phải thực hiện yêu cầu của nhóm thắng cuộc.
- GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi, cổ vũ nhóm thắng cuộc.
- Gọi 1 số em hát một số bài hát về chủ đề: Thi đua học tập tốt, chào mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nhận xét, khen ngợi, cổ vũ, động viên các em kịp thời.
C/ Củng cố - Dặn dò: ( 3’ )
- Nhận xét, đánh giá tiết học, khen những em có ý thức học tập tốt.
- Liên hệ giáo dục học sinh phải luôn ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ mình.
- Dặn học sinh về nhà thực hành và thi đua học tập tốt chào mừng 20/11
- Chuẩn bị tốt cho bài sau.
 ***************************************
TUẦN 10:
Ngày soạn: Ngày 11 - 10 - 2014
Ngày giảng: Thứ hai 13 -10 - 2014
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán. 
 Bài 31. TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN. ( Tiết 1 )
Bài tập 4A: Tính.
4,37 + 16,35 + 8,25 = 28,97
Bài tập 1B: Tính.
a) 12,62 + 32,79 + 9,54 = 54,95 b) 4,4 + 28,35 + 43 = 75,75
c) 30,04 + 46,92 + 8,16 = 85,12 d) 0,35 + 0,07 + 0,9 = 1,32
Tiết 3: Thể dục. ( Có giáo viên bộ môn soạn, giảng !)
Tiết 4: Tiếng việt.
 Bài 10A: ÔN TẬP 1. ( Tiết 1 )
* Yêu cầu 1A: Thi đọc thuộc lòng ( theo phiếu ).
* Yêu cầu 2A: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ Tập đọc từ bài 1A đến bài 9C theo mẫu:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam – Tổ quốc em.
Cánh chim hòa bình.
Con người với thiên nhiên.
Sắc màu em yêu.
Bài ca về trái đất
 Ê-mi-li, con
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
Trước cổng trời.
Phạm Đình Ân
Định Hải
Tố Hữu
Quang Huy
Nguyễn Đình Ảnh
- Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
- Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
- Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao- nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
Dạy chiều:
Tiết 1: Ngoại ngữ. ( Có giáo viên bộ môn soạn, giảng !)
 Tiết 2: Lịch sử. 
 Bài 4. CÁCH MẠNG MÙA THU VÀ BÁC HỒ
 ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP. ( Tiết 2 )
* Yêu cầu 3A: Sự kiện Bác Hồ đọc: “ Tuyên ngôn Độc lập ”
+ Phiếu học tập:
1) Quang cảnh ngày 2 - 9 - 1945 ở Hà Nội như thế nào ?
 ( Hà Nội tưng bừng trong màu đỏ - một vùng trời bát ngát cờ hoa. Các nhà máy, cửa hiệu đều nghỉ việc. Những dòng người từ khắp các ngả nô nức kéo về quảng trường Ba Đình. Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.)
2) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ nêu chân lí gì ?
- “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
3) Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống () trong đoạn văn dưới đây:
“ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. ”
* Ghi nhớ:
- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, ngày 
19 - 8, nhân dân Hà Nội tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày này hằng năm là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ), Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn Độc lập ”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2 - 9 hằng năm trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
Tiết 3: Đạo đức.
Bài 5. TÌNH BẠN. ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
- Biết được: Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.Tập ứng xử các tình huống và trả lời tốt các câu hỏi, bài tập trong bài.
- Có tinh thần đoàn kết, thân ái với bạn bè. Luôn vui vẻ, đối xử tốt với bạn bè.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ ghi mục tiêu của bài học
 - Tranh ảnh, bài hát: “ Lớp chúng ta đoàn kết ”
III. Các hoạt động dạy - học:
- Các nhóm lấy đồ dùng về nhóm mình.
- Khởi động: Ban văn nghệ cho cả lớp hát 1 bài về chủ đề Tình bạn.
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm đọc mục tiêu của bài học ở bảng phụ.
- Gọi học sinh nêu mục tiêu của tiết học là gì ? ( 2 em )
A/ Hoạt động cơ bản: 
* Yêu cầu 1: Thảo luận cả lớp:
+ Hoạt động cả lớp:
- Cả lớp hát bài: “ Lớp chúng ta đoàn kết ”
- Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bài hát nói lên điều gì ?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? Em biết điều đó từ đâu ?
- Gọi 1 số em trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Gọi 1, 2 em nhắc lại kết luận trên.
* Yêu cầu 2: Tìm hiểu nội dung truyện: “ Đôi bạn ”
- Hoạt động nhóm: 
- Các nhóm đọc truyện : “ Đôi bạn ” và thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện ?
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè ?
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- GV kiểm tra, nhận xét, kết luận:
+ Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- GV rút ra ghi nhớ của bài học - ( SGK trang 17 ), nêu ví dụ cho học sinh hiểu.
- Gọi 1 vài em đọc lại ghi nhớ nêu trên
B/ Hoạt động thực hành:
* Yêu cầu 1: Làm ( bài tập 2 - SGK )
+ Hoạt động cặp: 
- Các nhóm đọc yêu cầu BT và thảo luận cặp theo yêu cầu sau:
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao ?
a) Bạn em có chuyện vui.
b) Bạn em có chuyện buồn.
c) Bạn em bị bắt nạt.
d) Bạn em bị

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 ki 1 vie.doc
Giáo án liên quan