Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 26

I-MỤC TIÊU:

-Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.

-Hiểu nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít (trả lời được câu hỏi, 2, 3, 5).

-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 (hoặc câu hỏi: Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?).

-Giáo dục các em tình bạn cần đoàn kết, giúp bạn lúc khó khăn.

II-CHUẨN BỊ:

GV: Tranh minh hoạ bài.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1-Ổn định

2-Kiểm tra: Bé nhìn biển.(HTL)

-Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng?

-Những hình ảnh nào cho thấy biển giống trẻ em?

3-Bài mới: Tôm càng và cá con.

 

doc34 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm càng và rất nể bạn.
-Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể 1 đoạn.
-Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang tập búng càng.
-Họ tự giới thiệu và làm quen.
Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con.
Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng.
Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn.
-Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh.
-Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy.
-Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn.
-Một con cá to đỏ ngầu lao tới.
-Ăn thịt Cá Con.
-Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ.
-Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không?
-Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp nên tôi không bị đau.
-Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau.
-3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con. 
4-Củng cố:
-Gọi 4 em nối tiếp nhau kể lại cả câu chuyện.
5-Dặn dò
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII.
___________________________________________________________________
THỨ TƯ
NS:1/ 4/ TẬP ĐỌC ( 78 )
ND:4/4	 SÔNG HƯƠNG
I-MỤC TIÊU:
-Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
-Hiểu nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Giáo dục: chăm học xây dựng đất nước.
II-CHUẨN BỊ:
-GV: tranh vẽ cảnh sông Hương.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Ổn định
2-Kiểm tra: Tôm Càng và Cá Con.
-Cá Con có đặc điểm gì?
-Tôm Càng làm gì để cứu bạn?
-Tôm Càng có đức tính gì đáng quý?
3-Bài mới: Sông Hương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
-GV đọc mẫu bài. Giọng nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của sông Hương.
-Tạm chia làm 3 đoạn:
-Đoạn 1: Sông Hương  trên mặt nước.
-Đoạn 2: Mỗi mùa hè  dát vàng.
-Đoạn 3: Phần còn lại.
-Yêu cầu đọc ngắt giọng.
-Yêu cầu đọc từng đoạn.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
-Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?
-Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào?
-Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?
-Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào?
-Lung linh dát vàng có nghĩa là gì?
-Do đâu có sự thay đổi ấy?
-Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu và đọc đúng các từ: phong cảnh, xanh thẳm, bãi ngô, thảm cỏ, dải lụa, ửng hồng,
Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu: 
-Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
-Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày/ thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.//
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
*Học sinh đọc thầm cả bài.
-Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
-Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên.
-Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
-Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xuống mặt nước.
-Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
-Ánh trăng vàng chiếu xuống làm dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh.
-Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu vào.
-Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
-Học sinh đọc lại từng đoạn.
4-Củng cố:
-Em cảm nhận được điều gì về sông Hương?(Sông Hương thật đẹp và luôn chuyển đổi theo mùa. Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho xứ Huế.
5-Dặn dò: đọc bài và trả lời lại câu hỏi.
-Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì II.
______________________________
TOÁN ( 128 )
LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU:
-Biết cách tìm số bị chia.
-Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
-Biết giải bài toán có một phép nhân.
-Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (cột 1, 2, 3, 4), bài 4.
-Giáo dục: cẩn thận khi làm bài.
II-CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng phụ bài 3.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Ổn định
2-Kiểm tra: Tìm số bị chia
-Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
x : 4 = 2 , x : 3 = 6
3-Bài mới: Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Bài tập1: HS vận dụng cách tìm số bị chia.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Nhắc lại tìm số bị chia.
*Bài tập 2:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia.
*Bài tập 3: làm bảng phụ.
*Bài tập 4: làm vào vở.
-1 can dầu đựng mấy lít?
-Có tất cả mấy can
-Bài toán yêu cầu ta làm gì?
*Làm vào bảng con.
-Tìm y
-HS làm bài trên bảng lớp.
a. y : 2 = 3 b. y : 3 =5 c. y : 3 = 1
 y = 3 x 2 y = 5x 3 y = 1 x 3
 y = 6 y = 15 y = 3
*Học sinh thực hiện làm vào bảng con.
-HS nêu lại tìm số bị trừ, tìm số bị chia.
a. X – 2 = 4	X : 2 = 4
 X = 4 + 2	 X = 4 x 2
 X = 6	 X = 8
b. X – 4 = 5	X : 4 = 5
X = 5 + 4	 X = 5 x 4
X = 9	 X = 20
*Học sinh làm vào bảng phụ.
Sốbị chia
10
10
18
9
Số chia
2
2
2
2
Thương
5
5
9
3
*Học sinh làm vào tập.
-1 can dầu đựng 3 lít
-Có tất cả 6 can
-Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 17 (lít)
Đáp số: 18 lít dầu 
4-Củng cố:
-Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
X : 5 = 5 X – 5 =5
5-Dặn dò: làm vở bài tập.
-Chuẩn bị: Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác.
________________________________
TĂNG CƯỜNG TỐN (T52)
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố -Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6.
-Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
-Nhận biết khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
II.Đồ dùng dạy – học:
III.Các hoạt động dạy – học:
1Ổn định:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới: Ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Bài tập 1: Yêu cầu quan sát đồng hồ chỉ 6 giờ 15 phút
 8 giờ 30 phút
 3 giờ 30 phút
 9 giờ 15 phút
*Bài tập 2: tính ( theo mẫu)
3giờ + 2giờ = 5giờ 5giờ – 2giờ = 3giờ
4giờ + 4giờ = 7giờ – 4giờ =
10giờ + 2giờ = 15giờ – 4giờ = 
2giờ + 3giờ = 25giờ – 12giờ = 
*Bài tập 3:
a. Lan đến trường lúc 6giờ 30 phút. Hà đến lúc 6 giờ 50 phút. Hỏi ai đến sớm hơn và sớm hơn bao nhiêu phút?
b. Hồng đi học lúc 7giờ 15phút. Nga đi học lúc 7giờ. Hỏi ai đi trễ hơn và trễ bao nhiêu phút?
*Bài tập 4: Thực hành quay đồng hồ:
7 giờ 30phút; 5giờ rưỡi; 8giờ 15phút
11giờ 15phút; 9giờ 30phút; 12giờ.
*Bài tập 1: Học sinh nhìn đồng hồ và viết vào bảng con
 6 giờ 15 phút
 8 giờ 30 phút
 3 giờ 30 phút
 9 giờ 15 phút
*Bài tập 2: tính ( theo mẫu)
3giờ + 2giờ = 5giờ 5giờ – 2giờ = 3giờ
4giờ + 4giờ =8giờ 7giờ – 4giờ =3giờ
10giờ+2giờ =12giờ 15giờ–4giờ =11giờ 
2giờ+3giờ =5giờ 25giờ–12giờ =13giờ 
*Bài tập 2:
a. Lan đến sớm hơn Hà và sớm hơn 20 phút.
b. Nga đi học trễ hơn Hồng và trễ hơn 15 phút.
*Bài tập 4: Học sinh thực hành quay đồng hồ – lớp nhận xét.
4.Củng cố:
5.Dặn dò: Thực hành xem đồng hồ và cần xem chính xác, cẩn thận.
 ------------------------------------------------
 TẬP VIẾT ( 26 )
CHỮ HOA X
I-MỤC TIÊU:
-Viết đúng chữ hoa X (1 vòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 vòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3 lần).
-Giáo dục các em cố gắng luyện viết chữ cho đẹp.
II-CHUẨN BỊ:
-GV: Chữ mẫu X . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Ổn định
2-Kiểm tra:
-Viết bảng con chữ V – Vượt. Nhắc lại cụm từ ứng dụng.
3-Bài mới: Chữ hoa X.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa 
-Giới thiệu chữ hoa X
-Chữ X cao mấy li? 
-Viết bởi mấy nét?
-GV chỉ vào chữ X và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc hai đầu và 1ø nét xiên.
-GV viết bảng lớp.
-GV hướng dẫn cách viết:
+Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 5, viết nét móc hai đầu bên trái, dừng bút giữa đường kẽ 1 với đường kẽ 2.
+Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét xiên (lượn) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, dừng bút trên đường kẽ 6.
+Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, dừng bút ở đường kẽ 2. 
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
-HS viết bảng con.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
-Giới thiệu câu: X – Xuôi chèo mát mái.(Gặp nhiều thuận lợi).
-Nêu độ cao các chữ .
-Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
-Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
-GV viết mẫu chữ: Xuôi lưu ý nối nét X và uôi.
-HS viết bảng con chữ X
*Hoạt động 3: Viết vở
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
-HS quan sát
-5 li.
-3 nét
-HS quan sát
-HS quan sát.
-HS tập viết trên bảng con
-HS đọc câu
-X : 5 li; h, y : 2,5 li; t : 1,5 li; u, ô, i, e, o, m, a : 1 li
-Khoảng chữ cái o
-HS viết bảng con
-HS viết vở
4-Củng cố:
-Học sinh viết bảng con chữ hoa X – Xuôi.
5-Dặn dò: viết phần còn lại ở nhà.
-Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII. 
___________

File đính kèm:

  • docTUAN 26.doc