Giáo án tổng hợp các môn khối 2 - Tuần 10 (năm 2014)

I. MỤC TIÊU:

 - Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

 * Các KNS cần được GD trong bài: Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo; Thể hiện sự cảm thông; Ra quyết định.

 *GD: ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ1. Giới thiệu chủ điểm:

 Cho HS quan sát tranh minh hoạ.

 ? Tranh vẽ cảnh gì? Nhân vật trong tranh là ai? Nhân vật này được gọi là gì và vì sao lại gọi như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài tập đọc hôm nay.

 

doc24 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp các môn khối 2 - Tuần 10 (năm 2014), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - 7 90 - 36 80 - 45 60- 42 
 Bài 2 : Tìm x (dòng 1 HS làm bảng con)
 x + 6 = 10 14 + x = 20
 x + 34 = 20 + 30 26 + x = 35 + 25 
Bài 3: HS làm theo nhóm vào bảng phụ
Lớp học có 40 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ. Hỏi lớp học có bao nhiêu học sinh nam?
Tóm tắt Bài giải 
 Bài 4*: Dành cho HS nhanh
Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó cộng với 27 thì được 70?
- GV theo dõi - Chấm, chữa bài:
Bài 1: HS lên bảng làm
Khi làm bài tập cần lưu ý thực hiện trừ có nhớ.
- Gọi một số HS nêu cách đặt tính và tính.
Bài 2 : Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
Bài 3: GV ghi đề - Gọi một HS lên bảng chữa.
- GV khuyến khích tính các bước.
Bài giải
Số học sinh nam là :
 40 - 18 = 22 (học sinh)
 Đáp số: 22 học sinh
HĐ3: Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học, dặn dò.
______________________________________
Tiết 4 
HDTH
Luyện đọc: đổi giày
i. mục tiêu: Giúp học sinh.
- Luyện đọc bài tập đọc: Đổi giày. Đọc đúng, rõ ràng bài tập đọc Đổi giày.(Phát âm rõ, tốc độ khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. 
- Tiếp tục rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu.
II. Hoạt động dạy học:
	a. GV đọc mẫu .
	b. Hướng dẫn hs đọc : 
- Đọc nối tiếp từng câu. Chú ý các từ khó phát âm khó: tập tễnh, quái lạ, khập khễnh.
	 + HS đọc các từ chú giải (sgk).
	- Đọc từng đoạn trước lớp: 3hs đọc nối tiếp .
	- HS thi đọc tiếp sức từng đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm.
	- Thi đọc giữa các nhóm 
	c.Tìm hiểu bài :
 HS đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài và trả lời các câu hỏi ở sgk.
 Gv và lớp nhận xét , bổ sung 
_____________________________________
	 	Thứ tư, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Buổi 1
Tiết 1
Tập đọc
Bưu thiếp
I. Mục tiêu: 
	- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mỗi học sinh mang một bưu thiếp, một phong bì thư.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	3 học sinh đọc bài Sáng kiến của bé Hà
B. Dạy bài mới
HĐ1.Giới thiệu bài: 
HĐ2.Luyện đọc:
	- Giáo viên đọc mẫu (giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phần đề ngoài phong bì rõ ràng, rành mạch.)
-1 học sinh đọc 
	- Học sinh luyện đọc từ khó: năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận.
	- Đọc nối tiếp câu, đọc câu khó "Người gửi:// Trần Trung Nghĩa// Sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận//. Người nhận:// Trần Hoàng Ngân// 18/ đường Võ Thị Sáu// thị xã Vĩnh Long// tỉnh Vĩnh Long//."
	- Đọc từng bưu thiếp, gv giới thiệu một số bưu thiếp
	- Đọc chú giải SGK
	- Luyện đọc nhóm
	- Thi đọc giữa các nhóm
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Bưu thiếp 1 là của ai gửi cho ai? Để làm gì? (Của cháu gửi cho ông bà, Gửi chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới).
- Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai? Để làm gì? (Của ông bà gửi cho cháu. Để báo tin cho ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu).
- Bưu thiếp dùng để làm gì? (Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức).
	- Viết một bưu thiếp để chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông bà. Ghi địa chỉ ở phong bì thư.
	- Học sinh nối tiếp đọc bưu thiếp vừa viết.
	- Cả lớp bình chọn bạn viết hay nhất.
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Luyện viết bưu thiếp.
__________________________________
Tiết 2
Toán 
11 trừ một số 11 - 5
I. Mục tiêu: 
	- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
	- Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ dạng 11 - 5
II. Đồ dùng dạy học:
	Que tính, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 em làm bài .
 	x + 6 = 30 x + 12 = 90 
	? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
	- Gv nhận xét, ghi điểm.
B . Bài mới :
	HĐ1: Giới thiệu bài 
	HĐ2. Hướng dẫn hs thực hiện phép trừ dạng 11 - 5 và lập bảng trừ (11 trừ đi một số)
	- GVnêu bài toán: Có 11 que tính. Bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
	- GV: Để biết còn lại bao que tính ta làm thế nào? (thực hiện phép trừ)
	- GV ghi bảng : 11 - 5 = 
	- GV: Yêu cầu hs thao tác trên que tính để tìm kết quả 11que tính bớt 5 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
 	- HS trả lời còn lại số que tính 
	- GV gọi 1số em nêu cách bớt thao tác trên que tính 
 	- Bạn nhận xét - gv kết luận 
	- GV thao tác bớt trên que tính - HS quan sát 
	?Có bao nhiêu que tính (11 que tính, có 1bó 1chục và 1 que tính rời .) 
	- Bớt 1 que tính rời trước
	- Còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao? (Bớt 4 que nữa vì 1 + 4 = 5
	- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó que tính thành 10 que tính rời bớt 4 còn 6 que tính .
	- Vậy 11 qtue tính bớt 5 que tính còn mấy que tính? (6 que tính )
	- Vậy 11 trừ đi 5 bằng mấy? (11 trừ 5 bằng 6 )
	- Gv ghi bảng : 11 - 5 = 6
 	 Một số học sinh nêu kết quả.
	+ Giáo viên hướng dẫn đặt tính và tính: 11 - 5 
	? Khi đặt tính cần lu ý điều gì?	
	- HS nêu cách đặt tính và tính 
	11- 5 = 6
	- Học sinh thao tác trên que tính lập bảng 11 trừ đi một số 
	- Học sinh nối tiếp đọc kết quả các phép tính bảng 11 trừ đi một số
	- HS học thuộc bảng 11 trừ đi một số. (GV che 1 phần của phép trừ để hs nhớ lại công thức và nêu )
HĐ3. Luyện tâp
	* Học sinh làm bài vào vở 
	Bài 1: hs nêu miệng cách tính nhẩm 
	- Làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm nêu nhận xét.
	Bài 2, 3, 4: học sinh làm vào vở
	*Chấm chữa bài
	Bài 3: 2 học sinh chữa ở bảng
	Bài 4: Bài giải
Số quả bóng Bình còn lại là:
11 - 5 = 6 (quả)
 Đáp số: 6 quả đào
C. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại bảng 11 trừ đi một số.
- Gv nhận xét chung giờ học
__________________________________________
Tiết 3
Tập viết
Chữ hoa H
I. Mục tiêu: 
	Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học:
	Chữ hoa H
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Học sinh viết nháp: G, Góp
B. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa
	- Học sinh quan sát chữ mẫu H, nhận xét
	? Nêu chiều cao và độ rộng của chữ H?
	? Chữ H gồm mấy nét?
	- Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết
	- Hướng dẫn học sinh viết nháp: H
HĐ3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
	- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng
	- Giải nghĩa cụm từ ứng dụng
	- Học sinh quan sát, nhận xét
	- Hướng dẫn học sinh viết chữ “Hai” vào bảng con
HĐ4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở
C. Củng cố dặn dò:
	- Gv nhận xét chung giờ học
	_______________________________
Tiết 4 Tự nhiên và Xã hội
Ôn tập: con người và sức khỏe
I. Mục tiêu: 
	- Khắc sâu một số kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hóa.
	- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Các hình vẽ trong sách giáo khoa. Các hình vẽ của cơ quan tiêu hóa.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Khởi động 
Các tổ thi viết nhanh viết đúng các bài đã học về chủ đề: Con người và sức khỏe .
HĐ2: Ôn cơ, xương và khớp xương. 
 - Cho HS tập một số động tác xem vùng xương nào, cơ nào, khớp xương nào phải cử động. 
 - Tiến hành: Bước 1: hoạt động theo nhóm. 
 Bước 2: hoạt động cả lớp 
 	 - Đại diện HS trình bày. Cả lớp, giáo viên nhận xét
HĐ3: Trò chơi : Thi hùng biện
 Bước 1: Chuẩn bị một số thăm ghi câu hỏi (các nhóm cử đại diện bốc thăm).
- Thảo luận nhóm câu hỏi trong thăm - Đại diện nhóm trình bày. 
 Bước 2: Hs trình bày cùng lên ngồi trước lớp. Cử đại diện nhóm vào ban giám khảo. 
- Gv làm trọng tài đưa ra nhận xét cưối cùng ( khen thưởng nhóm nhiều lần trả lời đúng). Gợi ý: 
? Chúng ta cần ăn uống như thế nào và vận động như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh và chóng lớn? 
?Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
? Làm thế nào để đề phòng bệnh giun? 
- Hs nêu - gv nhận xét, chốt ý kết luận.
HĐ4: Liên hệ bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
	? Hằng ngày em cần ăn uống và sinh hoạt như thế nào để đảm bảo sức khoẻ.	
	- GV chốt các việc cần làm: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn uống sạch sẽ, bảo vệ môi trường sống,...
HĐ5. Củng cố - dặn dò:
 Cần thực hiện tốt các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt.
Cần phải ăn sạch, uống sạch. Tập thành thói quen giữ vệ sinh chung, vệ sinh ăn uống. 
 Thứ năm, ngày 13 tháng 11 năm 2014
Buổi 1
Tiết 1
Toán 
31- 5
I. Mục tiêu: 
	- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 - 5
	- Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ dạng 31 - 5.
	- Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng cài, 3 bó que tính và một que tính
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
	- 2 học sinh đọc bảng trừ 11 trừ đi một số
	- Chữa các bài tập 1, 2 SGK
B. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu phép trừ: 31 - 5
	Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm kết quả của 31 - 5:
	- Lấy 3 bó và 1 que tính. Có bao nhiêu que tính? 
	- Bớt đi 5 que tính
	- Học sinh thao tác trên que tính, nêu cách làm.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và thực hiện từ phải sang trái:
	 31	- 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
- 5	- 3 trừ 1 bằng 2, viết 2
	26 
HĐ2. Thực hành
Bài 1:Hs làm bảng con.
Bài 2, 3 , 4: học sinh làm vào vở
	- Gv hướng dẫn bài 3:
	- Hs đọc đề bài, tóm tắt bài toán
	? Bài toán cho biết gì?
	? Bài toán yêu cầu tìm gì?
* Chữa bài:
Bài 2: 3 học sinh lên bảng chữa bài:
	 31	81	21
	 - 3	 - 8	 - 7
	 28	73	 14
	Bài 3:1 học sinh giải:
 Mỹ còn lại số quả mơ là:
 61 - 8 = 53 ( quả)
 Đáp số: 53 quả
Bài 4 C B
	 O 
 A D
	Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O.
HĐ3: củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
	_________________________________
Tiết 3 
Luyện từ và câu
Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu: 
	- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng; xếp đúng từ chỉ người trong gia đình mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại.
	- Điền đúng dấu câu, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập
B. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Bài1: 
- Học sinh

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10.doc