Giáo án tổng hợp các môn học lớp 3 - Tuần 10

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

 1. Rèn KN đọc thành tiếng: Chú ý đọc đúng các từ: luôn miệng, dứt lời, lẳng lặng cúi đầu, nghẹn ngào, mớm chặt.

 - Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

 2. Rèn KN đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài( đôn hậu, thành thực, Trung Kỳ, bùi ngùi ).

 - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

B. Kể chuyện:

 1. Rèn KN nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể ( lời dẫn chuyện, lời nhân vật ) cho phù hợp với nội dung.

 2. Rèn KN nghe.

II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK

 

doc18 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp các môn học lớp 3 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nhiều người cùng sinh sống cùng một nhà
 Thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2014
TẬP ĐỌC 
 THƯ GỬI BÀ
I. Mục Tiêu:
 1. Rèn KN đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: dạo này, khoẻ, ánh trăng, chăm ngoan, kể chuyện cổ tích....
 - Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc ( câu kể, câu hỏi, câu cảm).
 2. Rèn KN đọc – hiểu:
 - Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
 - Hiểu được ý nghĩa : Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu. 
 - Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.
- KNS: Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
 1. Bài cũ: 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Giọng quê hương theo 3 tranh minh hoạ. Sau đó trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về giọng quê hương?
 2. Dạy bài mới:
 Hoạt động1: Giới thiệu bài.
 GV giới thiệu bài học.
 Hoạt động 2: Luyện đọc.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
 - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
 - Đọc từng đoạn trước lớp. Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - 2 HS đọc toàn bài.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm phần đầu, trả lời:
 + Đức viết thư cho ai? Dòng đầu bức thư bạn ghi thế nào?
 - HS đọc thầm phần chính, trả lời: 
 + Đức hỏi thăm bà điều gì? Đức kể với bà những gì?
 - HS đọc thầm đoạn cuối thư , trao đổi nhóm đôi rồi phát biểu ý kiến: 
 + Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà thế nào ?
 Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
 - 1 HS khá đọc toàn bộ bức thư.
 - Nhiều HS thi đọc từng đoạn, cả bức thư.
 Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò.
 - HS nêu cách viết một bức thư. 
 - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập viết thư 
 ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 SO SÁNH - DẤU CHẤM.
I. Mục Tiêu:
 1. Tiếp tục làm quen với phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh )
 2. Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ, tranh ( hoặc ảnh ) cây cọ có những chiếc lá to, rộng.
III. Các hoạt động dạy-học:
 1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập trong tiết 1(ôn tập giữa HKI) 
	- 1 HS làm BT2 trên bảng, 1 HS làm miệng BT3.
 GV hướng dẫn HS nhận xét kết quả và củng cố hiểu biết về phép so sánh.
 2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập , cả lớp theo dõi ở SGK.
 	 - GV giới thiệu tranh (ảnh) cây cọ để giúp HS hiểu hình ảnh thơ trong bài tập.
 - GV hướng dẫn từng cặp HS tập trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó nêu kết quả trước lớp để nhận xét: 
 	+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? 
 	+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
 - GV giải thích: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường.
 Bài 2:
 - HS đọc thầm BT trong SGK, nhắc lại yêu cầu của bài tập.
 - GV hướng dẫn HS dựa vào SGK, tự làm bài vào VBT; 2 HS làm trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Âm thanh 1
Từ so sánh
Âm thanh 2
a. Tiếng suối
như
tiếng đàn cầm
b. Tiếng suối
như
tiếng hát xa
c. Tiếng chim
như
tiếng xóc những rổ tiền đồng
 Bài 3: HS đọc thầm bài tập trong SGK, nêu yêu cầu của bài tập.
 -1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT. Cả lớp và GV chữa bài (Lưu ý HS ngắt câu trọn ý, viết hoa chữ đầu câu ).
 Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
 GV biểu dương những HS học tốt; yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm, HTL các đoạn thơ.
 ..
TOÁN
 LUỴỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. 
 - Quan hệ của 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Giải toán dạng “ Gấp1 số lên nhiều lần ” và “ Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ”.
II. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ - VBT.
III. Các hoạt động dạy-học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 GV kiểm tra 1 vài HS đọc thuộc bảng nhân, chia đã học.
 Hoạt động 2: Thực hành ( Làm bài tập )
 Bài 1: - Cho HS thi đua nêu kết quả nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân , chia 2, 3, 4, 5, 6, 7.
 Bài 2: Cho HS viết phép tính và tính rồi chữa bài.
 - 2 HS lên làm trên bảng, vừa viết vừa nêu cách tính. Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài 3: - GV nêu câu hỏi để HS nhắc lại:
	1m =dm ; 10dm =m ; 1m =cm ; 100cm =m
 - HS tự làm bài vào vở, rồi chữa bài.
 Bài 4: HS tự làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 5: a, HS tự đo độ dài đoạn thẳng AB rồi nêu kết quả đo (12 cm ).
 b, HS tự nêu cách vẽ đoạn thẳng CD ( Tính đoạn thẳng CD ):
	12 : 4 = 3 ( cm )
 Hoạt động 3: Chấm bài , nhận xét - Dặn dò.
 GV chấm bài của 1 số HS rồi nhận xét. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
 Thứ năm, ngày 13 tháng 11 năm 2014
 TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Luyện tập trung vào:
 - KN nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia 6, 7. KN thực hiện nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số; chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở từng lượt chia ).
 - Nhận biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Đo độ dài đoạn thẳng , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - KN tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số , giải bài toán liên quan đến gấp một số lên nhiều lần.
II. Đề bài :
1. Tính nhẩm:
 6 x 3 = 24 : 6 = 7 x 2 = 42 : 7 =
 7 x 4 = 35 : 7 = 6 x 7 = 54 : 6 =
 6 x 5 = 49 : 7 = 7 x 6 = 70 : 7 =
2. Đặt tính rồi tính : 
	12 x 7 20 x 6 86 : 2 99 : 3
3. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ () :
 2m20cm  2m25cm 8m62cm  8m60cm
 4m50cm  450cm 3m5cm  300cm
 6m60cm 6m6cm 1m10cm  110cm
4. Chị nuôi được 12 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà ?
5. a, Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9cm.
 b, Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng AB.
III. Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học 
. 
TẬP VIẾT 
 ÔN CHỮ HOA G ( T-T
I. Mục Tiêu:
 - Củng cố cách viết chữ hoa G ( Gi ) thông qua các bài tập ứng dụng:
 - Viết tên riêng : Ông Gióng bằng cỡ chữ nhỏ.
 - Viết câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. bằng cỡ chữ nhỏ. 
* BVMT: GD tình cảm yêu quê hương qua câu ca dao (Trực tiếp). 
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Mẫu chữ viết hoa G, Ô, T.
 - Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ: GV đọc cho HS viết ( bảng lớp, bảng con ) chữ hoa và tên riêng đã học ở bài trước ( G, Gò Công ); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.
B. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
 a. Luyện viết chữ hoa:
 - HS tìm các chữ hoa có trong bài: G ( Gi ), Ô, T, V, X. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
 - HS tập viết vào bảng con.
 b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
 - HS đọc tên riêng ( Ông Gióng ) 
 - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
 c. Luyện viết câu ứng dụng:
 - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
 - HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao, GV hướng dẫn HS luyện viết.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
 GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ – HS viết bài.
 Hoạt động 4: Chấm, chữa bài.
 GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét
 Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò.
 Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng.
 .
TẬP LÀM VĂN 
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ.
I. Mục Tiêu:
 1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức, nội dung thư, biết viết 1phong thư ngắn ( 8 – 10 dòng ) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
 2. Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức 1 bức thư, ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở BT1 – SGK.
 - Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
 - Giấy rời và phong bì thư ( HS chuẩn bị ) để thực hành ở lớp.
III. Các hoạt động dạy-học:
 1. Bài cũ: 1 HS đọc bài Thư gửi bà, nêu nhận xét về cách trình bày 1 bức thư.
 + Dòng đầu bức thư ghi những gì ? ( địa điểm, thời gian gửi thư ).
 + Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? ( với người nhận thư – bà )
 + Nội dung thư (Thăm hỏi sức khoẻ của bà, kể chuyện về mình và người thân)
 + Cuối thư ghi những gì ? ( Lời chào, chữ ký và tên ). 
 2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 a. Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập 1.
 - GV yêu cầu 1 HS đọc lại phần gợi ý viết trên bảng phụ.
 - Mời 4 – 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai.
 - GV gọi 1 HS làm mẫu, nói về bức thư mình sẽ viết ( theo gợi ý ).
 + Em sẽ viết thư gửi ai ?
 + Dòng đầu thư , em sẽ viết như thế nào ?
 + Em viết lời xưng hô như thế nào ?
 + Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm điều gì , báo tin gì ?
 + Ở phần cuối bức thư, em chúc điều gì, hứa hẹn điều gì ?
 - GV nhắc nhở HS trước khi viết thư.
 - HS thực hành viết thư trên giấy rời. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những HS viết thư hay.
 - HS viết thư xong, GV mời 1 số em đọc thư trước lớp. GV nhận xét nhanh.
 a. Bài 2: HS đọc BT, quan sát phong bì viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
 + Góc bên trái ( phía trên ): Viết rõ tên và địa chỉ người gửi thư.
 + Góc bên phải ( phía dưới ): Viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư.
 + Góc bên phải ( phía trên ): dán tem thư của bưu điện.
 - HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. GV quan sát và giúp đỡ thêm.
 - Bốn HS đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét. 
 Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò.
 - 2 - 3 HS nhắc lại cách viết 1 bức thư ( BT1 ), cách viết trên phonng bì thư ( BT2 ),
 - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện nội dung thư, phong bì thư, dán tem rồi bỏ vào hòm thư bưu điện, gửi cho người nhận.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 11 năm 2014
 TOÁN 
 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
 - Bước đầu biết giải và trình bà

File đính kèm:

  • docTuan 10 Lop 3.doc
Giáo án liên quan