Giáo án Toán Lớp 4 - Thương có chữ số 0 - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

- Nắm được cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

- Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương; kĩ năng làm bài. BT cần làm: Bài 1 dòng 1, 2; bổ sung thêm Bài 2.

- Giáo dục HS thông qua bài học có ý thức sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Thương có chữ số 0 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 8 thỏng 12 năm 2016
Toán
Thương có chữ số 0
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
- Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương; kĩ năng làm bài. BT cần làm: Bài 1 dòng 1, 2; bổ sung thêm Bài 2.
- Giáo dục HS thông qua bài học có ý thức sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: - Máy chiếu, máy tính.
 - Phiếu học tập.
+ HS: Sách giáo khoa, bút, thước.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV nói: Tiết trước các em đã biết cách chia cho số có 2 chữ số.
- HS: Lấy ví dụ về 1 phép chia cho số có 2 chữ số ?
- YC thực hiện
- Khi chia cho số có 2 chữ số, em làm thế nào?
- Để bổ sung đầy đủ, mời 1 em khác nêu cụ thể hơn về cách chia cho số có 2 chữ số ?
- Nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới :
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
a) Trường hợp có chữ số 0 ở tận cùng
- GV: Trong tháng này có một ngày trọng đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Em biết đó là ngày gì không? 
- GV: Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, huyện Thanh Hà dự định mời 3250 người đến tham dự. Em biết Huyện mình có bao nhiêu xã, thị trấn không? 
- GV vừa nêu vừa viết.
- Để biết trung bình mỗi xã được mời bao nhiêu người, em làm phép tính gì?
- Em nào nêu lại phép chia cho cô?
GV (ghi bảng)
* VD1: 3250: 25 = ?
- Đây là phép chia cho số có mấy chữ số?
- Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của số bị chia?
GV: Chúng ta đã biết cách chia cho số có 2 chữ số và với trường hợp này khi chia đến chữ số 0 các em cần chú ý nhé!
- Bây giờ cô yêu cầu các em làm việc cá nhân trong nhóm với phiếu học tập, nếu gặp khó khăn thì các em có thể trao đổi với các bạn trong nhóm? Các em có 3 phút để làm việc!
- YC nhận xét:
- Mời 1 em nhắc lại cách thực hiện phép chia trên?
- GV: Cô đã trình bày lại phép chia này, các em cùng quan sát để thấy rõ hơn:
(Màn hình)
Chia theo thứ tự từ trái sang phải:
• 32 chia 25 được 1, viết 1
 1 nhân 5 bằng 5; 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1;
 1 nhân 2 bằng 2, thêm 1 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0, viết 0.
• Hạ 5 được 75; 75 chia 25 được 3, viết 3; 
 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1;
 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 7 trừ 7 bằng 0, viết 0.
• Hạ 0; 0 chia 25 được 0, viết 0.
- Em hãy nhận xét về thương của phép chia?
- Vì sao thương của phép chia này có chữ số 0 ở tận cùng?
- GV yêu cầu HS nhắc lại trường hợp: 0 chia mọi số tự nhiên đều bằng 0.
 Vậy các em cần lưu ý: (màn hình)
 Khi chia đến chữ số 0 ở tận cùng số bị chia thì ta chỉ việc hạ chữ số 0 xuống rồi viết 0 sang thương.
b) Trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa.
- Tiếp theo cô có VD về phép chia sau:
* Ví dụ 2: 2652 : 26 = ? 
- Các em tiếp tục hoạt động cá nhân trong nhóm thực hiện chia phép chia trên? Các em có 3 phút.
- Nhận xét kết quả của bạn?
- GV: Kết quả phép chia trên bằng bao nhiêu?
Các em ạ, số 102 gợi cho cô liên tưởng đến số tuổi của 1 vị đại tướng, 1 người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Em có biết đó là ai không?
- GV: Đúng rồi đấy các em ạ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người sáng lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các em cần học tập thật tốt để xứng đáng với công ơn của Bác Giáp, Bác Hồ và những người có công với đất nước.
- Mời 1 bạn lên bảng nêu cách chia trong phép chia trên?
(Màn hình)
Chia theo thứ tự từ trái sang phải:
• 26 chia 26 được 1, viết 1
 1 nhân 6 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 ;
 1 nhân 2 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0.
• Hạ 5; 5 chia 26 được 0, viết 0.
• Hạ 2, được 52; 52 chia 26 được 2, viết 2;
 2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0, nhớ 1;
 2 nhân 2 bằng 4; thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0.
- GV vừa chỉ vào thương của 2 phép chia vừa hỏi: Em hãy nhận xét vị trí chữ số 0 ở thương của phép chia này với chữ số 0 ở thương của phép chia ở ví dụ 1?
- Em biết vì sao thương của phép chia này có chữ số 0 ở giữa?
 Vậy các em cần lưu ý: (GV vừa nói, vừa cho chạy hiệu ứng)
 Khi hạ 1 chữ số xuống mà không đủ chia thì ta viết 0 sang thương rồi hạ chữ số tiếp theo để chia tiếp.
- Hãy nhận xét các phép chia vừa thực hiện thương có gì khác với các phép chia các em đã học?
- Và đây cũng là nội dung của tiết học hôm nay: Thương có chữ số 0 (ghi bảng)
- Qua 2 phép chia vừa rồi hãy nhắc lại những lưu ý khi thực phép chia trên!
Chốt: (màn hình) 
 + Khi chia đến chữ số 0 ở tận cùng số bị chia thì ta chỉ việc hạ chữ số 0 xuống rồi viết 0 sang thương.
+ Khi hạ 1 chữ số xuống mà không đủ chia thì ta viết 0 sang thương rồi hạ chữ số tiếp theo để chia tiếp.
- Để vận dụng kiến thức chúng ta vừa học, cô và các em cùng chuyển sang phần Luyện tập.
- HĐ cả lớp
VD : 4725 : 15
- HĐ cá nhân, thực hiện phép chia.
- 1 em lên bảng
- 2 bước: đặt tính và chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- ở lượt chia đầu tiên lấy đủ số các chữ số để chia ; từ lượt chia tiếp theo ta chỉ được hạ một chữ số xuống để chia ; mỗi lượt chia ta được 1 kết quả ở thương.
- HĐ cả lớp
+ Ngày 22/12 ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
+ Có 25 xã, thị trấn
+1HS: Thực hiện phép chia
+1HS nêu: 3250 : 25
+ 1-2 HS nêu: Phép chia cho số có 2 chữ số.
+ Chữ số tận cùng của số bị chia là chữ số 0.
- HĐ cá nhân
- 1 em thực hiện trên bảng
 3250
25
 075
130
 000
- HS: Nhận xét
+ 1 em lên bảng vừa chỉ vừa nêu cách chia trên màn hình. 
+ Đặt tính
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải (nêu tiến trình phép chia)
Chia theo thứ tự từ trái sang phải:
• 32 chia 25 được 1, viết 1
 1 nhân 5 bằng 5; 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1;
 1 nhân 2 bằng 2, thêm 1 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0, viết 0.
• Hạ 5 được 75; 75 chia 25 được 3, viết 3; 
 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1;
 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 7 trừ 7 bằng 0, viết 0.
• Hạ 0; 0 chia 25 được 0, viết 0.
- HĐ cả lớp
+ Thương có chữ số 0 ở tận cùng.
+ Vì ở lượt chia thứ 3, khi hạ chữ số 0 xuống thì 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0, ta viết 0 sang thương
+ 2 HS nhắc lại trường hợp: 0 chia mọi số tự nhiên đều bằng 0.
- 2 HS nhắc lại.
- HĐ cá nhân
- 1 em lên bảng trình bày 
 2652
26
 0052
102
 00
- HS : 102
- HĐ cả lớp
+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- 2 HS vừa nói, vừa chỉ cách chia trong phép chia trên màn hình.
+ Đặt tính
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải (nêu tiến trình phép chia)
Chia theo thứ tự từ trái sang phải:
• 26 chia 26 được 1, viết 1
 1 nhân 6 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 ;
 1 nhân 2 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0.
• Hạ 5; 5 chia 26 được 0, viết 0.
• Hạ 2, được 52; 52 chia 26 được 2, viết 2;
 2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0, nhớ 1;
 2 nhân 2 bằng 4; thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0.
+ Phép chia ở VD2: Thương có chữ số 0 ở giữa
+ Phép chia ở VD1: Thương có chữ số 0 ở tận cùng
+ Vì ở lượt chia thứ 2, khi hạ 1chữ số xuống ta được số bị chia bé hơn số chia nên ta viết 0 sang thương.
- 1-2 HS nhắc lại.
+ Các phép chia hôm nay, thương đều có chữ số 0; thương có chữ số 0 ở tận cùng; thương có chữ số 0 ở giữa.
- HS nêu.
- 1 vài HS nêu.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: a, b (dòng 1,2):
- Gọi hs đọc yêu cầu
- GV cho HS làm vào phiếu học tập, thời gian 5 phút.
- Gọi hs lên bảng chữa.
- Nhắc nhở HS làm xong có thể làm các phép tính còn lại.
- GV hỏi về 2 phép tính còn lại, HS ra kết quả bao nhiêu.
- Nhận xét và đưa đáp án đúng
Chốt: ở phép tính thứ nhất thương có chữ số 0 ở tận cùng; ở phép chia thứ 2 thương có chữ số 0 ở giữa.
 Khi thực hiện phép chia, từ lượt chia thứ 2, nếu số bị chia là 0 hoặc là một số bé hơn số chia thì ta viết 0 sang thương. 
Bài 2: Trường Tiểu học Thị trấn Thanh Hà trong một tháng sử dụng hết 8910 l nước. Hỏi trung bình mỗi ngày học sinh của trường sử dụng bao nhiêu lít nước? (Biết 1 tháng các em học 22 ngày)
- GV: Để làm bài tập này, các nhóm phân tích đề bài, xác định dạng toán và cách giải. Các nhóm thảo luận 2 phút.
- YC 1 em phân tích đề bài; 1 em nêu tóm tắt bài toán
- Cho HS chữa bài,
- Nhận xét
- GV có thể hỏi học sinh có câu trả lời nào khác.
Chốt: Dạng toán rút về đơn vị.
* Liên hệ: Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Vì vậy chúng ta phải làm gì?
GV: Cô được biết học sinh Trường tiểu học Thị trấn Thanh Hà rất có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. (tuyên dương cả lớp)
- Để củng cố kiến thức cô mời các em cùng tham gia 1 trò chơi đầy bổ ích. Đó là trò chơi: “ Ô cửa bí mật”
HĐ3: Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
- GV hướng dẫn, thể lệ trò chơi: 
Trò chơi Ô cửa bí mật gồm có 4 ô cửa, mỗi ô cửa là 1 câu hỏi với đáp án Đúng hoặc Sai; khi ô cửa chưa được mở hết mà bạn nào đoán được nhân vật sau các ô cửa sẽ là người thắng cuộc và nhận được 1 phần thưởng của cô.
- Tổ chức trò chơi
- Nhận xét, tuyên dương
- 1HS nêu yêu cầu
- HS làm trên phiếu học tập.
- 2 HS lên bảng chữa bài, mỗi em 1 ý.
a) 8750: 35 b) 2420: 12
 - Nhận xét 
Đ/án: 
250 ; 420
 107; 201( dư 8) 
- 1 em đọc đề bài
- HĐ nhóm, phân tích bài toán; tóm tắt; xác định dạng toán, tìm cách giải.
- 1 em phân tích bài toán
- HĐ cá nhân.
+ Đáp án:
Trung bình mỗi ngày học sinh của trường sử dụng hết số lít nước là:
 8910: 22 = 405 (l)
 Đ/s: 405 l
+ Số lít nước học sinh của trường sử dụng trong mỗi ngày là:
+ Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước
- HĐ cả lớp: HS tham gia chơi trò chơi.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu nội dung gì?
- Nhắc lại những lưu ý khi thực hiện phép chia mà Thương có chữ số 0?
- GV nhận xét: Các em đều học tập tích cực, sôi nổi, các em cần phát huy ở tiết học sau nhé!
- Tiết học kết thúc tại đây, cảm ơn các thầy cô giáo và các em.

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_thuong_co_chu_so_0_nam_hoc_2012_2013.doc
Giáo án liên quan