Giáo án Toán 9 tuần 12 tiết 23: Đồ thị hàm số bậc nhất
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng luôn luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y= ax nếu b ≠ 0 hoặc song với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
2. Kĩ năng:
Biết vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm của đồ thị.
3. Thái độ:
+ Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK, Máy tính, Phấn màu, Thước thẳng, Bảng phụ(BP1:Hình 6 - SGK, BP2: Bảng giá trị 2 hàm số y = 2x và y = 2x + 3 ở ?3).
2. Học sinh:
Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, Vở, ĐDHT.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
HS : Nêu các bước vẽ và vẽ đồ thị hàm số y = 2x.
song song với đường thẳng y= ax nếu b ≠ 0 hoặc song với đường thẳng y = ax nếu b = 0. 2. Kĩ năng: Biết vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định hai điểm của đồ thị. 3. Thái độ: + Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Máy tính, Phấn màu, Thước thẳng, Bảng phụ(BP1:Hình 6 - SGK, BP2: Bảng giá trị 2 hàm số y = 2x và y = 2x + 3 ở ?3). 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, Vở, ĐDHT. III. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) HS : Nêu các bước vẽ và vẽ đồ thị hàm số y = 2x. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) ( 15 phút ) - GV: Đặt vấn đề. Sau khi HS làm xong phần kiểm tra bài cũ GV đưa ra phần đặt vấn đề như SGK. - GV: Treo bảng phụ đã vẽ sẵn mặt phẳng tọa độ Oxy và cho HS làm ?1. - GV: Gọi HS nhận xét về vị trí của các điểm A’, B’, C’ so với vị trí của các điểm A, B, C trên mặt phẳng tọa độ và hỏi : + Tứ giác AA’B’B và BB’C’C là hình gì ? + Ba điểm A’, B’, C’ có thẳng hàng không ? Vì sao ? x - 4 - 3 - 2 - 1 - 0,5 0 0,5 1 2 3 4 y = 2x - 8 - 6 - 4 - 2 - 1 0 1 2 4 6 8 y = 2x + 3 - 5 - 3 - 1 1 2 3 4 5 7 9 11 - GV: Tiếp tục treo bảng phụ và cho HS thực hiện ?2. - GV: Chốt lại bảng giá trị. - GV: Hỏi. + Với cùng giá trị của biến số x, giá trị tương ứng của hàm số y = 2x và y = 2x + 3 là như thế nào ? + Có thể kết luận như thế nào về đồ thị hàm số y = 2x và y = 2x + 3 ? ( Dạng đồ thị) + GV: Căn cứ các ý kiến của HS có thể kết luận chung lại như sau. - GV: Một cách tổng quát thì đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0 ) là đường gì ? - GV: Chốt lại. - GV: Nêu chú ý SGK. - HS theo dõi. - Cá nhân HS làm ?1. - 1 HS lên bảng biểu diễn A, B, C, A’, B’, C’ trên cùng một hệ trục tọa độ. - Nhận xét. + Tứ giác AA’B’B và BB’C’C là các hình bình hành. + Ba điểm A’, B’, C’ thẳng hàng. - HS tự tính giá trị và điền vào bảng. - Nhận xét về các giá trị ( đúng , sai). - HS trả lời. + Giá trị tương ứng của hàm số y = 2x + 3 luôn lớn hơn giá trị của hàm số y = 2x là 3. + Đồ thị hàm số y = 2x + 3 cũng là một đường thẳng. - HS nêu tổng quát. - HS ghi vào vở. - HS nhắc lại chú ý SGK. 1. Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) ?2: + Với cùng một giá trị của biến số x, giá trị tương ứng của hàm số y = 2x + 3 luôn lớn hơn giá trị của hàm số y = 2x là 3. + Dựa vào cơ sở đã nói ở trên : “ Nếu A, B, C Î (d) thì A’, B’, C’ thuộc (d’) với d’ // d. Ta suy ra : Đồ thị của hàm số y = 2x là đường thẳng nên đồ thị của hàm số cũng là đường thẳng và là đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x. * Tổng quát: Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b. Song song với đường thẳng y = ax (nếu b ≠ 0); trùng với đường thẳng y = ax ( nếu b = 0) Hoạt động 2: Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ( a ≠ 0). ( 15 phút ) - GV: Cho HS đọc và tự nghiên cứu SGK phần này. - GV: Hỏi. + Ta đã biết đồ thị của hàm số y = ax + b có dạng là đường thẳng, vậy muốn vẽ đường thẳng y = ax + b, ta phải làm như thế nào ? Nêu các bước cụ thể ? - GV: Chốt lại. - GV: Cho HS là ?3. - GV: Cho HS làm trong ít phút sau đó gọi HS lên bảng trình bày. - GV: Nhận xét. - HS tự nghiên cứu SGK. - HS thảo luận trả lời. - Đại diện một vài nhóm trả lời. - Nhận xét. - HS theo dõi và ghi vào vở. - HS làm việc cá nhân để hoàn thành ?3. - Tổ1,3 làm câu a. - Tổ2, 4 làm câu b. - 2 HS đại diện lên bảng vẽ. - Nhận xét chung. - HS kết hợp theo dõi và ghi chép. 2. Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ( a ≠ 0) Các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ( a ≠ 0) + Nếu b = 0 Þ y = ax ( đã học ở lớp7).+ Nếu b ≠ 0: Bước 1: - Cho x = 0, ta được điểm P(0; b) thuộc trục tung Oy. - Cho y = 0 thì x = - b/a ta được điểm Q(-b/a;0) thuộc trục hoành Ox. Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q vừa vẽ ta được đường thẳng là đồ thị của hàm số y = ax + b. ?3: a) Vẽ đồ thị hàm số y = 2x – 3 Cho x = 0 Þ P(0;3) Cho y = 0 Þ Q(3/2;0) b) Vẽ đồ thị hàm số y = - 2x + 3 Cho x = 0 Þ A(0; 3) Cho y = 0 Þ B(3/2; 0) * Nhận xét +Khi a > 0 hàm số y = ax + b đồng biến trên R, từ trái sang phải đường thẳng y = ax + b đi lên ( x tăng thì y tăng). +Khi a < 0 hàm số y = ax + b nghịch biến trên R, từ trái sang phải đường thẳng y = ax + b đi xuống( x tăng thì y giảm). Hoạt động 3: Củng cố. ( 9 phút ) - GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. + Nêu tổng quát về đồ thị hàm số y = ax + b ( a ≠ 0)? + Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b(a ≠0) - HS đứng tại chỗ trả lời. - Nhận xét và nhắc lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò (1 phút) - Học kĩ lý thuyết :Trong vở ghi và SGK. - BTVN : Làm các bài tập 15; 16 – SGK.tr51 - Chuẩn bị trước các bài tập phần còn lại. * Hướng dẫn:- Bài tập: 16 b – Giải phương trình 2x + 2 = x Þ x = ? sau đó thay vào hàm số để tìm y Þ A(x;y). c- Với y = x mà x = ? Þ C(?). V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 12- Tiết: 24 Ngày soạn: 29/10/2013 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố khắc sâu các kiến thức cơ bản của §3. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ đồ thị, vận dụng lí thuyết vào bài tập và kĩ năng mới : Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập tốt. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Phấn màu, Bảng phụ (Vẽ sẵn mặt phẳng tọa độ Oxy). 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp, phát đề. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS : + Nêu tổng quát về đồ thị hàm số y = ax + b (a≠ 0). + Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a≠ 0). 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Chữa bài tập 15 (Sgk/57) ( 14 phút ) - GV: Nêu đề bài, gọi HS đọc đề bài. - GV: Có thể định hướng cho HS như sau: + Vẽ đồ thị của các hàm số: y = 2x; y = 2x + 5; y = -2/3x; y = -2/3x + 5. + Dựa vào đồ thị hàm số y = ax + b để đưa ra kết luận. - GV: Kiểm tra việc làm của các nhóm và kết hợp hướng dẫn. - GV: Kết luận theo trình tự các bước đã định hướng ở trên. - HS đọc đề bài. - HS nêu cách giải. + 4 HS lần lượt lên bảng vẽ đồ thị của 4 hàm số theo yêu cầu. - HS còn lại tự làm vào vở và tự kiểm tra lẫn nhau(2 HS ngồi cùng bàn đổi tập để kiểm tra). - HS thảo luận và đưa ra kết luận trong câu b. - HS kết hợp theo dõi và ghi chép. *Bài tập 15 – SGK.tr 57 a) +Vẽ đường thẳng đi qua O(0;0) và M(1;2) ta được đồ thị hàm số y = 2x. + Vẽ đường thẳng đi qua B(0;5) và E(-2,5;0) ta được đồ thị hàm số y = 2x + 5. +Vẽ đường thẳng đi qua O(0;0) và N(1;-2/3) ta được đồ thị hàm số y = -2/3x. + Vẽ đường thẳng đi qua O(0;5) và F(7,5;0) ta được đồ thị hàm số y =- 2/3x + 5. b) Bốn đường thẳng đã cho cắt nhau tạo ra tứ giác OABC. Vì đường thẳng y = 2x + 5 song song với đường thẳng y = 2x; đường thẳng y = - 2/3x + 5 Þ ABCD là hình bình hành ( có hai cặp cạnh đối song song). Hoạt động 2: Chữa bài tập 16 (Sgk/57) ( 13 phút ) - GV: Nêu đề bài và yêu cầu HS nêu lại cách giải từng câu. - GV:Gọi HS lên bảng làm câu a; b. - GV: Có thể hướng dẫn thêm cho HS câu c như sau: + Từ hình vẽ (đã vẽ trong câu a) qua B(0;2) ta kẻ đường thẳng song song với Ox, vậy đường thẳng có phương trình như thế nào ? + Giả sử đường thẳng này cắt Ox tại C vậy C có tọa độ là bao nhiêu ? + Nêu công thức tính diện tích tam giác ?(cụ thể đối với tam giác ABC). - GV: Gọi 1 HS lên giải câu C, yêu cầu HS còn lại tự đối chiếu kết quả và nhận xét. - GV: Nhận xét chung cho toàn bào và kết luận(về cách làm, kết quả, cách trình bày). - HS nêu lại cách giải từng câu. - 2 HS lên bảng giải câu a; b. - HS còn lại làm ra nháp và thảo luận về cách giải câu c. - HS lần lượt trả lời. + y = 2. + C(2;2). + S = 1/2BC.AD - 1 HS lên bảng giải câu c. - HS khác nhận xét. - HS theo dõi và rút kinh nghiệm và kết hợp ghi chép bổ sung. *Bài tập 16 – SGK.tr 57a/ - Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O(0 ; 0) và M(1 ; 1) ta được đồ thị của hàm số y = x - Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm B(0 ; 2) và E(-1 ; 0) ta được đồ thị của hàm số y = 2x + 2 b) Tìm toạ độ điểm A : Giải phương trình 2x + 2 = x, ta được x = - 2, từ đó tìm được y = - 2 Vậy ta có A(-2 ; -2) c) Qua B (0 ; 2) vẽ đường thẳng song song với Ox, đường thẳng này có phương trình y = 2 và cắt đường thẳng y = x tại điểm C - Tìm toạ độ điểm C : với y = x mà y = 2 nên x = 2. Vậy C(2 ; 2) - Tính diện tích tam giác ABC Coi BC là đáy, AD là chiều cao ứng với đáy BC, ta có BC = 2 (cm) ; AD = 2 + 2 = 4 (cm) SABC = BC.AD = .2.4 = 4 (cm2) Hoạt động 3: Chữa bài tập 17 (Sgk/57) ( 12 phút ) - GV: Nêu đề bài và yêu cầu HS đọc và suy nghĩ để tìm lời giải. - GV: Có thể hướng dẫn thêm cho HS như sau: * Câu b: + Để tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng y = x + 1 và y = - x + 3 ta làm như thế nào + Khi y = x + 1 cắt trục Ox thì tung độ giao điểm bằng bao nhiêu ? (tương tự với hàm số y = - x + 3). + Tam giác ABC là tam giác gì ? + Chu vi tam giác được tính như thế nào ? + Diện tích tam giác được tính như thế nào ? - GV: Cho HS hoạt động theo nhóm lần lượt hoàn thành các câu a, b, c sau đó gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm. - GV: Gọi HS nhận xét sửa chữa và bổ sung (nếu cần). - GV: Lưu ý – Sau mỗi ý cho HS đóng góp và chốt lại để HS qua ý khác tránh trường hợp sai sót mất thời gian. - HS đọc và thảo luận nhóm để tìm lời giải. - HS đề xuất 1 vài ý tưởng. - HS theo dõi và kết hợp trả lời. - Tổng hợp các ý kiến. + Ta đi giải phương trình: x + 1 = - x + 3. + y = 0. + Tam giác vuông cân tại C. - HS hoạt động theo nhóm. - 3 HS lần lượt lên bảng làm. - HS nhận xét và bổ sung. *Bài tập 17 – SGK.tr 57 a) Đồ thị của hàm số y = x + 1 và y = - x + 3 b) Toạ độ các điểm là : A(- 1 ; 0), B(3 ; 0), C(1 ; 2) c) Gọi chu vi và diện tích tam giác ABC theo thứ tụ là P và S, ta có : P =AB + BC + CA =+ + 4 = 4 + 4 (cm) S = AB.CH = 4.2 = 4 (cm2) Hoạt động 4 : Hướ
File đính kèm:
- Tuan 12 - Tiet 23, 24.doc