Giáo án Toán 9 - Tứ giác nội tiếp (2 tiết)

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và thực hành.

3. Thái độ:

- Rèn khả năng nhận xét, tư duy lô gíc cho HS.

II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI.

 Qua dạy học chủ đề “Tứ giác nội tiếp” có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:

1. Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

2. Năng lực chuyên biệt.

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để làm những dạng toán nâng cao về tứ giác nội tiếp.

III. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 9 - Tứ giác nội tiếp (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài:
TỨ GIÁC NỘI TIẾP 
(2 tiết)
Tiết 1: Mục 1 + 2.
Tiết 2: Mục 3.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS nắm vững định nghĩa tứ giác nội tiếp, tính chất về góc của tứ giác nội tiếp.
- Biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kì đường tròn nào.
- Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp được (điều kiện ắt có và đủ).
- Sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và trong thực hành.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và thực hành.
3. Thái độ:
- Rèn khả năng nhận xét, tư duy lô gíc cho HS.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI.
 Qua dạy học chủ đề “Tứ giác nội tiếp” có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:
1. Năng lực chung.
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực tính toán
2. Năng lực chuyên biệt.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức để làm những dạng toán nâng cao về tứ giác nội tiếp.
III. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Định nghĩa.
- Phát biểu được định nghĩa tứ giác nội tiếp.
- Sử dụng định nghĩa để giải thích tứ giác nội tiếp được đường tròn.
- Chỉ ra được những tứ giác nội tiếp.
VD1.1: Vẽ tứ giác có bốn đỉnh cùng nằm trên đường tròn tâm O và một tứ giác có ba đỉnh nằm trên đường tròn tâm I.
VD1.2: Tứ giác ABCD có là tứ giác nội tiếp không ?
VD1.3: Hãy kể tên các tứ giác nội tiếp trong hình sau ?
2. Định lý.
- Nắm được định lý về tứ giác nội tiếp.
- Học sinh vẽ hình ghi GT, KL chứng minh định lí.
- Biết chỉ ra tứ giác nội tiếp trong một số trường hợp.
- Biết tính số đo của một tứ giác nội tiếp khi biết số đo của góc đối diện hoặc góc ngoài của góc đối diện.
VD2.1: Phát biểu định lí về tứ giác nội tiếp
VD2.2: Dựa vào hình 45 (SGK/88). Hãy ghi GT, KL và chứng minh định lý.
VD2.3: Trong các trường hợp sau trường hợp nào tứ giác ABCD nội tiếp:
a. 
b. 
VD2.4: Biết ABCD là tứ giác nội tiếp. Hãy tính góc còn lại trong các trường hợp sau:
a. 
b. 
3. Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
- Nắm được định lí đảo.
- Hiểu được một số phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp.
- Chứng minh một tứ giác là tứ giác nội tiếp ở một số trường hợp đơn giản.
- Vận dụng tứ giác nội tiếp để chứng minh các đặc tính hình học.
VD3.1:
 Phát biểu được định lý đảo.
VD3.2:
- Tổng hai góc đối của một tứ giác băng 1800.
- Chứng minh hai đỉnh cùng nhìn một cạnh dưới một góc .
- Chứng minh bốn đỉnh của tứ giác cùng nằm trên một đường tròn.
- Tứ giác có bốn đỉnh cùng cách đều một điểm.	 
VD3.3: Giải thích vì sao hình vuông, hình thang cân, hình chữ nhật nội tiếp được đường tròn.
VD3.4: Cho tam giác ABC đều. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa đỉnh A lấy điểm D sao cho DB = DC và . Chứng minh tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.
IV. XÁC ĐỊNH CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG.
1. Định nghĩa.
2. Định lí.
3. Dấu hiệu nhận biết.
V. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ.
1. Phương pháp:
- GV: Phát vấn nêu vấn đề, hướng dẫn tổ chức cho học sinh thực hiện.
- HS: Học tập độc lập.
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Phát huy tính sáng tạo tích cực của học sinh, chú ý rèn kĩ năng vẽ hình, quan sát và lập luận chặt chẽ.
VI. KẾT THÚC CHỦ ĐỀ.
1. Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 54, 55 (SGK – 89).
2. Dặn dò:
- Về nhà xem lại kiến thức bài học vận dụng làm các bài tập từ 54 – 60 (SGK – 89,90).
- Chuẩn bị chuyên đề đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp.
3. Rút kinh nghiệm: Chờ các điểm cầu

File đính kèm:

  • docChuyen de tu giac noi tiep.doc
Giáo án liên quan