Giáo án toán 6 Tuần 21 Tiết 67 ÔN TẬP CHƯƠNG II (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

 Nắm được sự cần thiết của số nguyên âm trong thực tiễn và trong toán học.

 Biết phân biệt và so sánh các số nguyên (âm, dương và 0)

 Tìm được số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

 Hiểu và vận dụng đúng : Các quy tắc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số nguyên (bao gồm hiểu và biết chuyển phép trừ sang phép cộng và ngược lại). Các tính chất của các phép tính trong các tính toán không phức tạp, các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức.

 Thực hiện và tính toán đúng với dãy các phép tính các số nguyên trong các trường hợp đơn giản.

 Hiểu được khái niệm bội và ước của một số nguyên, biết tìm các bội, ước của một số nguyên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH :

 Giáo viên : Câu hỏi ôn tập và các bài tập cho HS chuẩn bị ở nhà.

 Học sinh : Thuộc câu hỏi ôn tập Giải các bài tập ôn tập

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

 1. Ổn định tình hình lớp : 1 Kiểm diện

 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với luyện tập

 3. Giảng bài mới :

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án toán 6 Tuần 21 Tiết 67 ÔN TẬP CHƯƠNG II (T1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tuần: 21 Tiết :67
 ÔN TẬP CHƯƠNG II(T1)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
˜ Nắm được sự cần thiết của số nguyên âm trong thực tiễn và trong toán học.
˜ Biết phân biệt và so sánh các số nguyên (âm, dương và 0)
˜ Tìm được số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
˜ Hiểu và vận dụng đúng : Các quy tắc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số nguyên (bao gồm hiểu và biết chuyển phép trừ sang phép cộng và ngược lại). Các tính chất của các phép tính trong các tính toán không phức tạp, các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức.
˜ Thực hiện và tính toán đúng với dãy các phép tính các số nguyên trong các trường hợp đơn giản.
˜ Hiểu được khái niệm bội và ước của một số nguyên, biết tìm các bội, ước của một số nguyên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH : 
	‚ Giáo viên : Câu hỏi ôn tập và các bài tập cho HS chuẩn bị ở nhà.
	‚ Học sinh :	Thuộc câu hỏi ôn tập - Giải các bài tập ôn tập
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1. Ổn định tình hình lớp :	1’ Kiểm diện
	2. Kiểm tra bài cũ :	Kết hợp với luyện tập
	3. Giảng bài mới :
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
23’
19’
HĐ 1
1. Trả lời các câu hỏi ôn tập :
GV : Gọi 1HS đọc câu 1
GV : Gọi vài HS đọc đáp án đã chuẩn bị.
GV : Gọi HS đọc câu hỏi 2
Hỏi : Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ?
Hỏi : Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương ? nguyên âm ? Số 0 ?
GV : Cho HS đọc câu 4 
GV : Gọi 1 HS đọc lại quy tắc cộng hai số nguyên (dương, âm, hai số nguyên khác dấu)
GV : Gọi 1HS đọc quy tắc trừ hai số nguyên
GV : Gọi HS đọc quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu, khác dấu)
GV : Gọi 1HS đọc câu 5
Hỏi : Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì ?
Hỏi : Phép nhân các số nguyên có những tính chất gì ?
HĐ 2
2. Rèn luyện kỹ năng tính toán thông qua bài tập :
GV : Cho HS làm Bài tập 107 :
- Gọi 1HS lên bảng xác định các điểm -a ; -b trên trục số. Các điểm |a| ; |b| ; |-a| ; |-b|
GV : Gọi HS trả lời câu c
GV : Cho HS giải Bài 108 :
Hỏi : Cho số nguyên a ¹ 0. So sánh - a với a ; - a với 0.
GV : Cho HS làm Bài tập 109 / 98 :
GV : Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm xác định các câu đúng ; sai và cho ví dụ minh họa
HS : Đọc câu hỏi 1 trong SGK
- Vài HS đọc đáp án
- Cả lớp nhận xét và chọn đáp án đúng.
1 HS : Đứng tại chỗ trả lời và nêu ví dụ minh họa
- Số đối của -2 là số nguyên dương (2).
- Số đối của 3 là số nguyên âm (-3)
- Số đối của số 0 là 0
1 HS : Đứng tại chỗ nêu khái niệm SGK.
Trả lời : Nguyên dương hoặc bằng 0
1 HS : Đọc câu hỏi 4
1 HS : Đọc quy tắc
- Một vài HS bổ sung sửa chữa nếu chưa đúng.
1 HS : Đọc quy tắc
1 HS : Đọc quy tắc
1 HS : Đứng tại chỗ đọc
1 HS : Nêu các tính chất : Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối
1 HS : nêu tính chất : giao hoán , kết hợp, nhân với 1, tính chất phân phối. 
·
·
·
·
·
·
·
·
·
·
-b
0
|-b|
“
| -a|
“
-a
b
“
|b|
“
|a|
a
1 HS : Đứng tại chỗ đọc đề bài
1 HS : Lên bảng
- Vài HS đứng tại chỗ trả lời
1 HS : So sánh (xét 2 trường hợp a > 0 ; a < 0
1 HS : Đứng tại chỗ trả lời
- Các nhóm hoạt động
- Mỗi nhóm cử 1HS lên báo cáo kết quả.
1. Ôn lý thuyết :
1) Z = {...; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ...}
2) a) Số đối của số nguyên a là - a
b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương và số nguyên âm và số 0
3. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên chỉ có thể là số nguyên dương hoặc bằng 0 (không thể là số nguyên âm)
a) Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
4. Quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên SGK
5. a) a + b = b + a
(a + b) + c = a + (b + c)
a + 0 = 0 ; a + (-a) = 0
b) a . b = b . a
(a . b) . c = a (b . c)
a . 1 = 1 . a = a
a (b + c) = ab + ac
Bài tập 107/ 98 :
c) a 0
b = |b| = | -b| > 0 ; -b < 0
t Bài tập 108 / 98 :
Khi a > 0 thì -a < 0 ; -a < a
Khi a 0 ; -a > a
t Bài tập 109 / 98 :
-624 ; -570 ; -287 ; 1441 ; 1596 ; 1777 ; 1850
t Bài 110 / 99 :
a) Đúng	;	b) Đúng
c) Sai	; 	d) Đúng
2’
4. Hướng dẫn Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo :
	˜ Học kỹ lý thuyết
˜ Làm các bài tập còn lại phần ôn tập chương II
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn:	
Tuần 21 Tiết:67
ÔN TẬP CHƯƠNG II (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
˜ Thông qua các bài tập củng cố các quy tắc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số nguyên, các tính chất của các phép tính, các quy tắc chuyển vế, dấu ngoặc trong các biến đổi các biểu thức, đẳng thức.
˜ Áp dụng tính chất của phép nhân và phép cộng để tính nhanh, tính nhẩm các bài toán về các số nguyên ; các bài toán tìm x, các bài toán tìm bội và ước của một số nguyên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH : 
‚ Giáo viên : 	Đọc kỹ bài soạn
‚ Học sinh :	Học thuộc bài - Làm bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	1. Ổn định tình hình lớp :	1’ Kiểm diện
	2. Kiểm tra bài cũ :	Kết hợp với việc ôn tập.
	3. Giảng bài mới :
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
13’
13’
16
HĐ 1
1. Các bài toán về tính tổng 
GV : Cho HS làm Bài tập 111/99
GV : Gọi đồng thời 4HS lên bảng mỗi em giải 1 ý.
GV : Lưu ý HS khi mở dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước phải đổi 
GV : Cho HS làm Bài tập 119 / 100 :
GV : Gọi 3 HS lên bảng đồng thời. Mỗi em phải tính bằng hai cách.
GV : Chọn ra cách tính hay và cho HS ghi vào vở
HĐ 2
2. Các bài toán tìm x :
GV : Cho HS giải Bài tập 118 / 99 :
GV : Gọi đồng thời ba em lên bảng.
GV : Lưu ý hướng dẫn HS áp dụng tính chất của phép cộng và phép nhân các số nguyên để tìm x.
Hỏi : |x -1| = 0 ta suy ra điều gì ?
GV : Cho HS làm Bài tập 114 / 99 :
Hỏi : Viết tất cả các số nguyên x thỏa mãn : - 8 < x < 8.
Hỏi : Tổng của chúng bằng bao nhiêu ?
HĐ 3
3. Các bài toán đố :
GV : Cho HS làm bài tập 112 / 99 :
Hỏi : Hãy xác định hai số nguyên cần tìm ?
Hỏi : Vậy ta có đẳng thức nào ?
GV : Cho HS làm Bài tập 113 / 99 :
GV : Chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm tìm cách điền vào bảng theo yêu cầu của bài toán.
- Cả lớp làm ra nháp
4 HS : Lên bảng đồng thời.
- Một vài HS nhận xét kết quả
3 HS : Lên bảng. Mỗi em trình bày hai cách tính của mình (cùng một đáp số)
- Một vài HS khác nêu các cách tính của mình.
3 HS : Lên bảng mỗi em giải 1 ý.
HS Trả lời : x - 1 = 0 
1 HS : Đọc tất cả các số nguyên thỏa mãn điều kiện trên.
1 HS : Đứng tại chỗ trả lời
Trả lời : 2a và a
Trả lời : a - 10 = 2a - 5
- Các nhóm hoạt động theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm cử 1HS lên báo cáo kết quả.
t Bài tập 111/99 :
a) [(-13) + (-15)] + (-8)
= (-28) + (-8) = -36
b) 500 - (-200) - 210 - 100
= 500 + 200 - 210 - 100
=	700	 -	310 = 390
c) - (-129) + (-119) - 301 + 12 = 129 - 119 - 301 + 12
= (129 + 12) - (119 + 301)
= 141 - 420 = - 279
d) 777 - (-111) - (-222) + 20
= 777 + 111 + 222 + 20 
= 1130
t Bài tập 119 / 100 :
a) C1 : 15 . 12 - 3 . 5 . 10
= 180 - 150 = 30
C2 : 15 . 12 - 3 . 5 . 10
= 15 (12 - 10) = 15 . 2 = 30
b) C1 : 45 - 9 (13 + 5)
= 15-9.18 = 45-162 = -117
C2 : 45 - 9 (13 + 5)
= 45 - 117 - 45 = -117
c)C1 : 29(19-13)-19(29-13) 
= 29 . 6 - 19 . 16
= 174 - 304 = - 130
C2 : 29(19-13)-19(29-13)
= 29 . 19 - 29 .13 - 19 . 29 + 19 . 13 = 13 (-29 + 19) 
= 13 . (-10) = - 130
t Bài 118 / 99 :
a) 2x - 35 = 15
	2x	=	15 + 35
	2x	=	50 Þ x = 25
b) Tương tự như ý a.
	x = -5
c) : |x -1| = 0
Þ x - 1 = 0
Nên x = 1
t Bài tập 114 / 99 :
Các số nguyên thỏa mãn điều kiện -8 < x < 8 là -7 ; -6 ; -5 ; -4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7
Tổng của chúng bằng 0.
t bài tập 112 / 99 :
Ta có : a - 10 = 2a - 5
	-10 + 5 = 2a - a
	- 5 = a
Vậy : a = -5 ; 2a = -10
Bài tập 113 / 99 :
Tổng tất cả các số là :
4 + 0 + 5 + 1 + (-2) + 2 + 1 + 3 (-3) = 9
Vậy tổng của ba số ở mỗi dòng hoặc mỗi cột là 3
2
3
-2
-3
1
5
4
-1
0
4. Hướng dẫn Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo :
˜ Học thuộc lý thuyết 
˜ Xem kỹ các bài đã giải
˜ Tiết sau kiểm tra
IV. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docOT-Ch II.doc