Giáo án Toán 11 – Hình học - CB - Tiết 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

Tiết : 6 Chương I. PHÉP DỜI HÌNH – PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

§6. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU

I./ Mục đích yêu cầu :

 Qua bài học sinh cần nắm .

 1./ Kieán thöùc:

 + HS nắm được phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm .

 + Nắm được khái niệm hai hình bằng nhau .

 + Biết cách xác định được ảnh của một hình qua phép dời hình .

 + Nắm được tính chất cơ bản của phép dời hình để giải toán .

2./Kyõ naêng:

+ Dựng ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn thành thạo qua phép dời hình cụ thể (phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và phép quay) .

3./ Tư Duy và Thái Độ :

 + Cần thấy được sự liên quan giữa các kiến thức đã học đó là các phép biến hình .

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 11 – Hình học - CB - Tiết 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 / 09 / 2008
Ngày dạy : 18 / 09 / 2008
Tiết : 6
Chương I. PHÉP DỜI HÌNH – PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
§6. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU 
I./ Mục đích yêu cầu :
 Qua bài học sinh cần nắm .
	1./ Kieán thöùc:
 	+ HS nắm được phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm .
	+ Nắm được khái niệm hai hình bằng nhau .
	+ Biết cách xác định được ảnh của một hình qua phép dời hình .
	+ Nắm được tính chất cơ bản của phép dời hình để giải toán .
2./Kyõ naêng: 
+ Dựng ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn thành thạo qua phép dời hình cụ thể (phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và phép quay) .
3./ Tư Duy và Thái Độ :
 + Cần thấy được sự liên quan giữa các kiến thức đã học đó là các phép biến hình .
II./ Tiến trình bài dạy :
1./ Chuẩn Bị Của Giáo Viên : Giaùo aùn
2/ Chuẩn Bị Của Học Sinh: Saùch giaùo khoa, vôû, giaáy nhaùp .
III./ Tieán trình baøi daïy:
1./ Ổn Định Lớp: 
	2./ Kiểm tra bài cũ : 
	Nêu những tính chất chung của phép biến hình đã học .
	+ Bảo toàn khoảng cách .
	+ Biến đường thẳng thành đường thẳng .
	+ Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng .
	+ Biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính .
	3./ Bài mới :
	Hoaït ñoäng 1: Khái niệm về phép dời hình .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Nếu phép dời hình F biến các điểm M, N lần lượt thành các điểm M’, N’ thì MN = M’N’ .
+ Các phép đồng nhất, phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và phép quay có phải là phép dời hình .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Vẽ hình .
+ Ảnh A, B, O qua phép quay tâm O góc 900 lần lượt là D, A, O .
+ Ảnh của D, A, O qua phép đối xứng trục BD lần lượt là D, C, O .
+ Hãy nêu tính chất chung của phép biến hình (phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và phép quay) ?
+ Tất cả các phép biến hình đã học có chung tính chất bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm và gọi chung là phép dời hình .
+ Nêu định nghĩa phép dời hình .
+ Như vậy phép dời hình F biến các điểm M, N lần lượt thành các điểm M’, N’ thì ta sẽ có điều gì ?
+ Với định nghĩa như vậy thì các phép đồng nhất, phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và phép quay có phải là phép dời hình không ?
+ Lưu ý: Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình cũng là một phép dời hình .
+ Yêu cầu HS làm bài tập D1/20 .
	Hướng dẫn:
 Hãy tìm ảnh A, B, O qua phép quay tâm O góc 900 .
 Hãy tìm ảnh của D, A, O qua phép đối xứng trục BD .
+ Nhận xét và kết luận .
	Hoạt động 2: Tính chất .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Nghiên cứu các tính chất của phép dời hình ở sách giáo khoa .
+ Chứng minh :
	Giả sử có ba điểm A, B, C thẳng hàng. B nằm giữa A và C .
	Gọi A’, B’, C’ lần lượt là ảnh của A, B, C qua phép dời hình (hình 1.43) .
 Ta có: A’B’ = AB; B’C’ = BC; A’C’ = AC .
Þ A’B’ + B’C’ = AB + BC = AC = A’C’
Þ A’, B’, C’ thẳng hàng .
+ Tiến hành giải theo sự định hướng của GV .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Làm bài tập D4 .
+ Yêu cầu HS nghiên cứu các tính chất của phép dời hình .
+ Yêu cầu HS chứng minh tính chất 1 (D1) .
	Hướng dẫn :
 M nằm giữa E, F Û EM + MF = EF .
+ Mối quan hệ giữa AB và A’B’; BC và B’C’; AC và A’C’ ?
+ Mối quan hệ giữa A’B’ + B’C’ và A’C’ ?
+ Yêu cầu HS làm bài tập D3 .
+ Lứu ý: Nếu một phép dời hình biến DABC thành DA’B’C’ thì nó cũng biến trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, của DABC tương ứng thành trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, của DA’B’C’ .
+ Yêu cầu HS làm bài tập D4 .
	Hoạt động 3: Khái niệm hai hình bằng nhau .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Nghiên cứu ví dụ 4 .
+ Làm bài tập D5 .
	Phép đối xứng tâm I .
+ Cho HS nhận xét hình 1.47 sách giáo khoa .
+ Cho HS đưa ra định nghĩa .
+ Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 4 .
+ Yêu cầu HS làm bài tập D5 .
	Hướng dẫn :
 Sử dụng định nghĩa về hai hình bằng nhau. Ta tìm phép dời hình biến hình thang AEIB thành hình thang CFID .
	4./ Củng cố :
	+ Phát biểu lại định nghĩa của phép dời hình .
	+ Phát biểu lại các tính chất của phép dời hình .
	+ Phát biểu lại hai hình bằng nhau .
	5./ Bài tập về nhà :
	+ Học thuộc các khái niệm, các tính chất của phép dời hình .
	+ Làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa.
	6./ Bổ sung :
Ngày soạn: 11 / 09 / 2008
Ngày dạy : 18 / 09 / 2008
Tiết : TCBS
BÀI TẬP: PHÉP QUAY – PHÉP DỜI HÌNH 
I./ Mục đích yêu cầu :
 Qua bài học sinh cần nắm .
	1./ Kiến thức :
	+ Củng cố lại định nghĩa phép quay. Biết được phép quay xác định được khi biết tâm và góc quay .
	+ Củng cố lại tính chất của phép quay và hệ quả của phép quay .
	+ Củng cố lại phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm .
	+ Củng cố lại khái niệm hai hình bằng nhau .
	+ Biết cách xác định được ảnh của một hình qua phép dời hình .
	+ Củng cố lại tính chất cơ bản của phép dời hình để giải toán .
	2./ Kỹ năng :
	+ Xác định ảnh của phép quay khi biết tạo ảnh .
+ Xác định được ảnh của một điểm, đường thẳng và đường tròn .
+ Dựng ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn thành thạo qua phép dời hình cụ thể (phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và phép quay) .
3./ Tư Duy và Thái Độ :
	+ Cẩn thận, chính xác .
II./ Tiến trình bài dạy :
1./ Chuẩn Bị Của Giáo Viên :
	+ Giáo án, sách tham khảo .
	+ Phương pháp : Gợi mở vấn đáp .
	2/ Chuẩn Bị Của Học Sinh:
	+ Sách giáo khoa .
III./ Tieán trình baøi daïy:
1./ Ổn Định Lớp: 
	2./ Kiểm tra bài cũ : 
	3./ Bài mới :
	Hoạt động 1: Bài 1, 2 trang 19 .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Hoạt động nhóm .
a./ Gọi E là điểm đối xứng với C qua tâm D. Khi đó Q(A, 900)(C) = E .
b./ Q(O, 900)(B) = C, Q(O, 900)(C) = D. Vậy ảnh của đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc 900 là đường thẳng CD .
+ Ghi nhận hướng dẫn của GV .
	B(0; 2) 
	A’(-2; 0) 
	x – y + 2 = 0 .
Bài tập 1: 
+ Cho HS hoạt động nhóm .
	Nhóm 1, 3, 5: làm câu a .
	Nhóm 2, 4, 6: làm câu b .
+ Kiểm tra và nhận xét .
Bài tập 2: 
+ Hướng dẫn: 
 Gọi B là ảnh của A, nghĩa là: 
	Q(O, 900)(A) = B. Khi đó toạ độ B ?
 Gọi A’ là ảnh của B, nghĩa là: 
	QO, 900)(B) = A’. Khi đó toạ độ A’ ?
 Ảnh của d là A’B có phương trình ?
+ Kiểm tra và nhận xét .
	Hoạt động 2: Cho HS hoạt động nhóm bài 3/24 .
	Hoạt động 3: Bài 1, 2 trang 23, 24 .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a./ Ta có: = (-3; 2), = (2; 3) và .= 0 Þ = -900, 
	 OA = OA’ = .
	Do đó : Q(O, -900)(A) = A’ .
	(Các trường hợp khác tương tự) .
b./ Gọi tam giác A1B1C1 là ảnh của tam giác A’B’C’ qua phép đối xứng trục Ox. Khi đó A1(2;-3), B1(5; -4), C1(3; -1) .
+ HS lên bảng trình bày .
	Gọi G là trung điểm OF. 
	ĐEH(AEJK) = BEGF .
	(BEGF) = FOIC .
	Þ Hai hình thang AEJK và FOIC bằng nhau .
Bài tập 1: 
+ Gọi 2 HS lên giải câu a, b .
+ Kiểm tra và nhận xét .
+ Kiểm tra và nhận xét .
Bài tập 2: 
+ Gọi HS lên bảng .
+ Kiểm tra và nhận xét .
	4./ Củng cố :
 + Xem lại các bài tập mới vừa giải .
	5./ Bài tập về nhà :
	+ Soạn bài “Phép vị tự” .
	6./ Bổ sung :

File đính kèm:

  • docTiet 6_Doi Hinh.doc