Giáo án Toán 11 cả năm - TTGDTX Tĩnh Gia

ĐẠI SỐ :

 Chương1 : HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC - PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

Mục tiêu:

- Giới thiệu các hàm số lượng giác: Định nghĩa các hàm lượng giác, tập xác định, tính tuần hoàn và chu kì, sự biến thiên và đồ thị

- Tiếp tục trình bày các phép biến đổi lượng giác: Biến đổi tổng thành tích tích thành tổng cũng như biến đổi biểu thức asinx + bcosx

- Nắm được cách giải các phương trình lượng giác cơ bản, biết cách giải các phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác và một số phương trình đưa về dạng này

Nội dung và mức độ:

Về các hàm lượng giác:

- Nắm được cách khảo sát các hàm lượng giác y = sinx, y = cosx, y = tgx, y = cotgx

- Hiểu được tính chất tuần hoàn có chu kì của các hàm lượng giác, sự biến thiên và vẽ được gần đúng dạng đồ thị của chúng

Về phép biến đổi lượng giác:

- Không đi sâu vào các biến đổi lượng giác phức tạp. Nắm và sử dụng thành thạo các công thức biến đổi tổng thành tích, tích thành tổng. Biến đổi biểu thức có dạng asinx + bcosx

 

doc242 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 11 cả năm - TTGDTX Tĩnh Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhau.
D. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau.
Câu 7 (1 điểm): Điền đúng hoặc sai vào ?
A. Bốn điểm A, B, C, D không thuộc một mặt phẳng thì hai mặt phẳng (ABC) và (ABD) cặt nhau theo một giao tuyến. 
B. Hai mặt phẳng cắt nhau chỉ tại một điểm. 
C. Hai mặt phẳng cắt nhau chỉ tại hai điểm chung.
D. Hai mặt phẳng cắt nhau theo một đường thẳng.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (6 điểm).
Câu 7 (6 điểm): 
Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh SB, SD. O là tâm đáy.
a) Xác định giao tuyến của mp(AMN) với các mặt của hình chóp.
b) Xác định giao điểm của SO với mp(AMN).
c) Xác định thiết diện giữa mp(AMN) và hình chóp.
Giải tích Ngày soạn: 18/ 12/2009
Tuần 16
Tiết 61-62 : Ôn tập cuối học kì 1 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập và khắc sâu được kiến thức về giải phương trình lượng giác và biểu diễn công thức nghiệm của phương trình lượng giác lên vòng tròn lượng giác
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng giải toán về phương trình lượng giác và biến đổi lượng giác tốt
3- Thái độ:
-Rèn luyện khả năng tư duy logic, chặt chẽ.
-Giáo dục ý thức tự giác học tập.
- Biết được toán học có ứng dụng thực tế.
II. chuẩn bị:
 -SGK, Máy tính bỏ túi 
III. Tiến trình dạy học
*Bài mới:
Hoạt động của GV
Dự kiến hoạt động của HS 
HĐ1: Ôn tập và hệ thống lại kiến thức đã học trong chương I đến chương III.
GV gọi HS đứng tại chỗ nêu lại các kiến thức cơ bản đã học trong các chương I, II và III.
-Ôn tập lại hàm số lượng giác, phương trình lượng giác, công thức nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản và thường gặp.
-Ôn tập lại các quy tắc đếm, háo vị - chỉnh hợp- tổ hợp, công thức nhị thức Niutơn, phép thử và biến cố, tính xác suất của biến cố.
HS chú ý theo dõi trên bảng để ôn tập kiến thức và suy nghĩ trả lời 
HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra để ôn tập kiến thức
HĐ2: Giải một số đề kiểm tra tham khảo:
GV phát cho HS các đề kiểm tra và hướng dẫn giải.
iv.Dặn dò:
	Chuẩn bị cho thi học kỳ I
Tuần 18	HọC kì ii
Giải tích Ngày soạn: 26/ 12/2009
Chương iii dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân
Tiết 65: Đ1- Phương pháp quy nạp toán học 
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nắm được nội dung của phương pháp quy nạp toán học
- Hiểu rõ bản chất của phương pháp
2. Kỹ năng:
 - áp dụng được vào bài tập
3. Thái độ
+ Tích cực hoạt động và trả lời câu hỏi.
+ Biết được toán học có ứng dụng thực tế.
II. chuẩn bị:
+ Thước, phấn màu , máy tính.
+ Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định :
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
2. Bài mới : 
I - Phương pháp quy nạp Toán học: 
Hoạt động 1: Cho mệnh đề chứa biến: p(n) = “ 3n < 100n + 7 “.Chứng minh rằng mệnh đề đúng với n = 1, 2, 3, 4, 5. 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Dùng máy tính bỏ túi tính 3n và 100n + 7 để so sánh và đưa ra kết luận với n = 1, 2, 3, 4, 5.
- Nêu được: Phép thử không phải là chứng minh muốn chứng tỏ một mệnh đề chứa biến là đúng thì phải chứng minh được nó đúng trong mọi trường hợp, ngược lại để chứng tỏ mệnh đề sai, thì chỉ cần chỉ ra một trường hợp là sai là đủ.
- Hướng dẫn học sinh lập bảng và dùng máy tính bỏ túi tính toán so sánh, đưa ra kết luận
- ĐVĐ: Có thể khẳng định p(n) đúng với mọi giá trị n ẻ N* hay không ? Tại sao ?
Hoạt động 2:
Cho mệnh đề chứa biến p(n) = “ 2n > n “. Dễ thấy p(1) đúng. Chứng minh rằng nếu p(k) đúng thì p( k + 1 ) cũng đúng ?
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Có p(k) đúng là 2k > k là bất đẳng thức đúng, tương tự: p( k + 1 ) đúng là 2k + 1 > k + 1 là bất dẳng thức đúng.
- Ta phải chứng minh: Từ giả thiết p( 1 ) và p( k ) đúng suy ra được p( k + 1 ) đúng. Thật vậy:
2k + 1 = 2. 2k > 2.k ( do p(k) đúng ).
Mặt khác 2.k = k + k nên:
 2k + 1 = 2. 2k > 2.k = k + k ³ k + 1 
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi của bài toán:
+ Thế nào là p(k) và p( k + 1 ) đúng ?
+ Từ giả thiết p(1) và p( k ) đúng, hãy chứng minh p( k + 1 ) đúng ? 
Hoạt động 3:
Để chứng minh một mệnh đề chứa biến n ẻ N* là đúng với mọi n mà không thể trực tiếp được, ta phải làm như thế nào ?
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa.
- Nêu được các bước chứng minh.
- Tổ chức cho học sinh đọc sách giáo khoa phần “Phương pháp quy nạp Toán học ”
- Nêu các bước chứng minh bằng phương pháp quy nạp Toán học ?
II - Ví dụ áp dụng:
Hoạt động 4: ( Luyện kĩ năng )
Giải VD1 ( Sgk): Chứng minh rằng 1 + 3 + 5 + ... + ( 2n - 1 ) = n2 với n ẻ N*
( Tổng của n số lẻ đầu tiên )
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đặt Sn = 1 + 3 + 5 + ... + ( 2n -1 )
Thử với n = 1`: S1 = 1 = 12 đúng
- Giả sử đúng với n = k ³ 1, tức là:
Sk = 1 + 3 + 5 + ... + ( 2k - 1 ) = k2 là một đẳng thức đúng. Ta phải chứng minh Sk + 1 = ( k + 1 )2 
Hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán bằng phương pháp quy nạp, nêu được các bước quy nạp
Viết được các đẳng thức:
 S1 = 12, Sk = k2, Sk + 1 = ( k + 1)2
Hoạt động 5:( Củng cố và luyện kĩ năng )
Chứng minh rằng Sn = 1 + 2 + 3 + ... + n = với n ẻ N*
4. Củng cố: GV nêu chú ý SGK/82.
Chữa bài tập 2 trang 82( SGK )
5. HDVN: Bài tập về nhà: 1, 2, 3 trang 103 ( Sgk )
Giải tích Ngày soạn: 27/ 12/2009
Tiết 67	 luyện tập 
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung của phương pháp quy nạp toán học.
- Hiểu rõ bản chất của phương pháp.
2. Kỹ năng:
 - áp dụng được vào bài tập
3. Thái độ
+ Tích cực hoạt động và trả lời câu hỏi.
+ Biết được toán học có ứng dụng thực tế.
II. chuẩn bị:
+ Thước, phấn màu , máy tính.
+ Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định :
 - Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 1:( Kiểm tra bài cũ )
Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 1 trang 103
Chứng minh các đẳng thức sau đúng với mọi n ẻ N*:
a) 2 + 5 + 8 + ... + 3n - 1 = 
b) 
c) 12 + 22 + 32 + ... + n2 = 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Với n = 1, ta có đẳng thức đúng
Giả sử đẳng thức đúng với n = k ³ 1, tức là:
2 + 5 + 8 + ... + ( 3k - 1 ) = là một đẳng thức đúng. 
Ta chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh: 
2 + 5 + 8 + ... + ( 3k - 1 ) + [ 3( k + 1 ) - 1 ]
 = 
Thật vậy: 2 + 5 + 8 + ... + ( 3k - 1 ) + ( 3k + 2 )
= + ( 3k + 2 ) = 
= ( đpcm )
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
- Nêu câu hỏi:
Nội dung của phương pháp chứng minh quy nạp Toán học ?
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập 1 phần b, c.
3. Bài mới:
Hoạt động 2:( Luyện kĩ năng )
Chứng minh rằng với n ẻ N* thì n3 + 11n chia hết cho 6.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Bước 1: Thử với n = 1 ta có 12 chia hết cho 6 là một mệnh đề đúng
- Bước 2: Giả sử mệnh đề đúng với n = k ³ 1tức là ta có k3 + 11k chia hết cho 6 ta phải chứng minh: 
mệnh đề đúng với n = k + 1 nghĩa là:
 ( k + 1 )3 + 11( k + 1 ) 6. Thật vậy:
( k + 1 )3 + 11( k + 1 ) = k3 + 3k2 + 3k + 1 + 11k + 11 = ( k3 + 11k ) + 3( k2 + k + 4 ) 
 = ( k3 + 11k ) + 3[ k( k + 1 ) + 2 ] 6 
do giả thiết quy nạp k3 + 11k 6, k( k + 1 ) + 2 2
- Phát vấn: Nêu các bước chứng minh quy nạp ?
Hoạt động 3:( Luyện kĩ năng )
Cho 3n và 8n với n ẻ N*
a) So sánh 3n và 8n khi n = 1, 2, 3, 4, 5.
b) Dự đoán kết quả tổng quát và chứng minh bằng phương pháp quy nạp.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
a) Lập bảng tính và so sánh để đưa ra được kết luận 3n > 8n với n ẻ N* và n ³ 3.
b) Dùng phương pháp quy nạp để chứng minh nhận định trên.
- Thử với n = 3, thấy đúng.
- Giả sử mệnh đề đúng với n = k ³ 3, tức là:
3k > 8k
Ta phải chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1, tức là 3k + 1 > 8(k + 1 ). Thật vậy:
 Ta có 3k + 1 = 3.3k > 3.8k = 8( k + 1 ) + 16k - 8 = 8( k + 1 ) + 8( 2k - 1 ) > 8( k + 1 ) do 8( 2k + 1 ) > 0 với mọi k ³ 3.
- Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh trong các trường hợp 
n = 1, 2, 3, 4, 5
n
3n
?
8n
1
3
<
8
2
9
<
16
3
27
>
24
4
81
>
32
5
243
>
40
Hoạt động 4:( Luyện kĩ năng và củng cố kiến thức cơ bản )
Chứng minh rằng một đa giác lồi n cạnh ( n ³ 4 ) có thể chia thành n - 2 tam giác bằng các đường chéo không cắt nhau.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận theo nhóm được phân công.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên
- Trình bày lời giải của bài toán
- Phân nhóm học sinh, đọc nghiên cứu ví dụ 3 của SGH ( Trang 102 )
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
- Củng cố phương pháp chứng minh bằng quy nạp
4. Củng cố:
Hoạt động 5:( Luyện kĩ năng )
Chữa bài tập 3 phần b) trang 82( Sgk )
Chứng minh bất đẳng thức: với n ẻ N*
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Đặt Sn = thì ta có:
S1 = là một bất đẳng thức đúng. Giả sử bất đẳng thức đúng với n = k ³ 1, tức là ta có: Sk = là bđt đúng ta chứng minh
 Sk + 1=
 là bất đẳng thức đúng. Thật vậy: 
Sk + 1= 
 = Sk - 
 = Sk + > 1
- Hướng dẫn học sinh thực hiện giải toán bằng phương pháp quy nạp
- Hướng dẫn học sinh viết đúng S1. Sk, Sk+1.
5. HDVN: Bài tập về nhà: 4, 5 trang 83 ( SGK )
Hình học	Ngày soạn: 27/ 12/2009
Chương III : Vectơ trong không gian
 Quan hệ vuông góc trong không gian
Tiết 68 	 Đ1- Vectơ trong không gian 
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Nắm được định nghĩa, các phép toán cộng hai véctơ trong không gian, phép nhân vectơ với một số thực
+ Nắm được k/n đồng phẳng của 3 véctơ và tính chất của 3 véctơ đồng phẳng. 
2. Kỹ năng:
+ áp dụng được vào bài tập
3. Thái độ
+ Tích cực hoạt động và trả lời câu hỏi.
+ Biết được toán học có ứng dụng thực tế.
II. chuẩn bị:
+ Thước, phấn màu , com pa.
+ Phiếu học tập, mô hình hình học
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định :
 Nắm tình hình sách giáo khoa của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
I - Định nghĩa và các phép toán về véc tơ trong không gian
1. Định nghĩa:
Hoạt động 1:
Nhắc lại các khái niệm của véctơ trong mặt phẳng: 
- Định nghĩa, giá, độ lớn.
- Hai véc tơ cùng phương, cùng hướng. Hai véctơ bằng nhau.
- Các phép toán cộng, trừ hai véc tơ. Nhân véctơ với một số. Nhân vô hướng hai véctơ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- 

File đính kèm:

  • docGiao an toan 11 TTGDTX full.doc