Giáo án Tin học Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết lợi ích của mạng máy tính.

- Giúp HS biết cách phân loại mạng máy tính.

- Giúp HS biết vai trò của máy tính trong mạng.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.

- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

1. Ồn định lớp:

- Giữ trật tự.

- Kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

GV: Tiết trước cô đã giới thiệu cho các em biết lí do tại sao ta phải cần đến mạng máy tính. Vậy mạng được phân loại như thế nào và máy tính có vai trò ra sao trong hệ thống mạng? Để biết được câu trả lời cô và các em cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay “Bài 1: Từ máy Tính đến mạng Máy Tính (tt)”.

Hoạt động 1: Phân loại mạng máy tính

Gv : Ta có thể phân loại mạng máy tính dựa vào các tiêu chí dặt ra, ví dụ như về phạm vi địa lí của mạng, hoặc về môi trường truyền dẫn

 Gv: Dựa trên môi trường truyền dẫn , mạng máy tính có thể được chia làm 2 loại : mạng có dây và mạng không dây. Chúng khác nhau chỗ nào?

Hs: Có dây và không có dây

Gv: Như vậy chúng khác nhau dựa trên môi trường truyền dẫn chính là các loại dây dẫn.

Gv: Viết lên bảng.

Hs: Chép bài.

Gv: Ngoài ra chúng ta còn có thể phân loại mạng dựa trên phạm vi địa lí của mạng. Có mạng chỉ sử dụng được trong phạm vi hẹp hoặc trong trong phạm vi rộng. Đó là mạng LAN và mạng WAN.

Hs: Chú ý nghe giảng.

Gv: Như vậy chúng ta thấy rằng có thể phân chia mạng dựa trên các tiêu chí nào?

 Hs: Trả lời.

Gv: Dựa trên phạm vi mạng và môi trường truyền dẫn.

Hoạt động 2: Vai trò của máy tính trong mạng

Gv: Theo em thì máy tính sẽ có vai trò gì trong mạng?

Gv: Ta thường gặp mô hình dạng máy tính phổ biến nhất hiện nay là mô hình khách – chủ, theo đó mỗi máy tính sẽ có vai trò và chức năng nhất định.

Gv: Trước hết là máy chủ, thường là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển các máy con .

Hs: Nghe giảng.

Gv: Tiếp theo là máy trạm ( máy con, máy khách) đóng vai trò bị động, chịu sự chi phối của máy chủ. Chỉ có thể hoạt động nhờ vào máy chủ.

Gv: Ghi lên bảng

Hs: Chép bài.

Hoạt động 3: Lợi ích của mạng máy tính:

Gv: Chúng ta đã biết lí do vì sao cần có mạng máy tính, vậy thì em đã sử dụng mạng để làm gì?

Hs: Trả lời

Gv: Ta thường sử dụng mạng để chat, gửi thư điện tử, chơi game đó là lĩnh vực giải trí.

Gv: Ngoài ra chúng ta còn có thể lên mạng để trao đổi thông tin, sao chép dữ liệu,, các phần mềm phục vụ cho lĩnh vực học tập.

 Hs: Nghe giảng

Gv: Mời 1Hs khái quát lại lợi ích của mạng máy tính.

Hs: Trả lời

Gv: Ghi lên bảng

Hs: Chép bài.

4. Củng cố:

Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa vai trò của máy chủ và máy trạm trên mạng?

Câu 2: Nêu lợi ích của mạng máy tính?

5. Dặn dò:

Về nhà học bài và chuẩn bị bài 2: Mạng thông tin toàn cầu internet.

Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính (tt)

3. Phân loại mạng máy tính

a) Mạng có dây và mạng không dây:

 Được phân chia dựa trên môi trường truyền dẫn.

Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn như cáp quang, cáp xoắn

Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây: sóng điện từ

b) Mạng cục bộ và mạng diện rộng:

- Mạng cục bộ ( LAN): trong phạm vi hẹp như một văn phòng, tòa nhà, gia đình

- Mạng diện rộng (WAN): trong phạm vi rộng như tỉnh, quốc gia hay quy mô toàn cầu

4)Vai trò của máy tính trong mạng:

a) Máy chủ ( Server):

- Có cấu hình mạnh, cài đặt các chương trình để quản lí, điều khiển, phân bổ tài nguyên trên mạng.

b) Máy trạm ( Client):

- Sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc193 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế độ ẩn cho tệp tin hoặc thư mục,
- Câu 2: Nêu các con đường lây lan của virus?
Đáp án: 
- Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.
- Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạng internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua các lỗ hổng phần mềm.
- Câu 3: Nêu cách phòng tránh virus?
Đáp án: 
Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng.
3. Bài mới:
GV: Tiết học trước Cô đã giới thiệu cho chúng ta biết khái niệm virus máy tính, những tác hại cũng như cách phòng tránh nó.Để tìm hiểu kĩ hơn ta sẽ cùng quan sat trong bài học hôm nay. “Bài thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus ”
Hoạt động 1: Chuẩn bị:
GV : Chúng ta cần chuẩn bị những gì?
GV: để thực hiện việc sao lưu một tệp tin, em chuẩn bị những gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV : Hướng dẫn Hs các bước chuẩn bị để sao lưu một thư mục hay tệp tin.
HS: Chú ý.
GV: Tóm ý cho Hs ghi bài
Hoạt động 2: Thực hành bài 1
GV: Yêu cầu Hs đọc bài 1 trang 65 sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Yêu cầu Hs khởi động Windows Explorer và tạo một thư mục mới trên ổ đĩa C với tên là Tailieu_ hoctap.
HS: Thực hành.
GV: Yêu cầu Hs thực hành một số thao tác: sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò chơi vào thư mục đó.
HS:Thực hành.
GV: Quan sát.
GV: Sau đó chúng ta sẽ mở ổ đĩa D và tạo một thư mục mới có tên là Sao_luu.
GV: Công việc tiếp theo sẽ là gì?
HS: trả lời
GV: Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu.
HS: Quan sát.
GV: Hướng dẫn Hs thực hành bài 1.
HS: Thực hành.
GV: Quan sát Hs thực hành.
4. Củng cố:
GV quan sát HS thực hành và cho điểm.
5. Dặn dò:
Nhà thực hành lại và học bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 để tiết sau làm bài tập.
Bài thực hành 5:
Sao lưu dự phòng và quét virus
1. Chuẩn bị:
Tạo một thư mục trên ổ đĩa C gồm các tệp cần sao lưu sang một ổ đĩa khác. 
Ví dụ: Đĩa mềm, USB, đĩa CD
2. Bài 1: Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thường.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tuần: 13	Tiết: 26
Bài thực hành 5:
SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (TT)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện quan sát kết quả.
- Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường.
- Làm quen với phần mềm diệt virus BKAV.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Nêu tác hại của virus?
Đáp án: 
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
- Phá huỷ dữ liệu.
- Phá huỷ hệ thống.
- Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
- Gây khó chịu khác: Thiết lập chế độ ẩn cho tệp tin hoặc thư mục,
- Câu 2: Nêu các con đường lây lan của virus?
Đáp án: 
- Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.
- Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạng internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua các lỗ hổng phần mềm.
- Câu 3: Nêu cách phòng tránh virus?
Đáp án: 
Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng.
3. Bài mới:
GV: Tiết học trước Cô đã giới thiệu cho chúng ta biết khái niệm virus máy tính, những tác hại cũng như cách phòng tránh nó.Để tìm hiểu kĩ hơn ta sẽ cùng quan sat trong bài học hôm nay. “Bài thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus (tt) ”
Hoạt động 1: Bài 2/ 66_SGK:
GV: Yêu cầu Hs đọc bài 2 trang 66 sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Yêu cầu Hs khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV.
HS: Thực hành.
GV: Yêu cầu Hs tìm hiểu ý nghĩa của các tùy chọn trên giao diện của chương trình.
HS:Thực hành.
GV: Cho Hs quan sát giao diện của BKAV.
HS: Quan sát
GV:
GV: Ta chọn tùy chọn Tất cả ổ cứng và USB để quét virus cho tất cả các ổ cứng và thiết bị nhớ flash.
HS: Thực hành
GV: lưu ý là ta không chọn mục Xóa tất cả Macro. Nháy chọn mục Diệt không cần hỏi, Sao lưu trước khi diệt
GV: Sau đó chúng ta sẽ quan sát quá trình quét virus của chương trình và tìm hiểu nội dung nhật kí sau khi chương trình đã quét xong.
GV: 
HS: Thực hành và quan sát kết quả
GV: Để thoát khỏi chương trình ta làm như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nháy nút Thoát.
HS: Quan sát.
GV: Nếu máy tính chưa được cài chương trình quét virus BKAV, em có thể lên mạng tải về phiên bản miễn phí từ địa chỉ: www.bkav.com.vn/home/Download.aspx
Hs: Quan sát
Hoạt động 2: Thực hành quan sát các thao tác vừa học
GV: Yêu cầu Hs khởi động BKAV và thực hiện tao tác quét virus trên máy tính của mình.
HS: Thao tác
GV: Hướng dẫn từng bước để học sinh có thể quét virus.
HS: Thực hành và trả lời
GV: Quan sát và nhận xét
GV: Hướng dẫn HS cách truy cập trang web và tải bản cập nhật mới nhất của chương trình BKAV miễn phí.
HS: Thực hành.
4. Củng cố:
GV quan sát HS thực hành và cho điểm.
5. Dặn dò:
Về nhà thực hành lại và chuẩn bị Bài 7: Tin học và xã hội.
Bài thực hành 5:Sao lưu dự phòng và quét virus (tt)
Bài 2/ 66_SGK: Quét virus
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tuần: 14	Tiết: 27
Bài 7:
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
- Biết vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
- Biết kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
- Trách nhiệm của con người trong xã hội tin học hóa.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
GV: Tiết học trước chúng ta đã được thực hành và virus máy tính và cách quét virus bằng phần mềm BKAV. Tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về xã hội tin học hóa, về cuộc sống và trách nhiệm của chúng ta trong xã hội tin học hóa như thế nào trong bài học “Bài 7: Tin học và xã hội ”
Hoạt động 1: Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại
GV: So với nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ khác, tin học là một lĩnh vực còn rất non trẻ, song hiện đang đóng vai trò hết sức to lớn trong xã hội.
GV: Hãy cho biết lợi ích của ứng dụng tin học?
HS: Trả lời.
GV: Ta thấy tin học ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống của chúng ta , nó có mặt ở mọi nơi, trong cơ quan, gia đình, xí nghiệp, trường học, bệnh viện.
GV: Lợi ích của ứng dụng tin học thuộc lĩnh vực nào?
HS: Trả lời
GV : Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: văn phòng, thiết kế, điều khiển tàu vũ trụ, quản lí, điều hành xã hội..
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: 
GV: Nó có phục vụ cho nông nghiệp không?
HS: Trả lời
GV: Ngày nay, nhờ ứng dụng thành quả của tin học mà nhân dân ta đã đạt được hiệu quả năng suất cao, chất lượng tốt.
GV: 
GV: Nhờ ứng dụng của tin học ta có thể mua bán, trao đổi trên mạng.
HS: Nghe giảng
GV: Nhờ có sự phát triển của tin học đã làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
GV: Tin học có làm thay đổi con người không?
HS: trả lời
GV: Nhờ các thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại, con người ngày càng năng động hơn, hiện đại hơn. Làm thay đổi phong cách sống của con người.
GV: Em hãy lấy một số ví dụ về ứng dụng của tin học trong đời sống?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
4. Củng cố:
Hãy nêu vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại?
5. Dặn dò:
Xem lại bài cũ, chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
Bài 7: Tin học và xã hội
1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại
a) Lợi ích của ứng dụng tin học:
- Tin học được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Sự phát triển của mạng máy tính đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng của tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.
b) Tác động của tin học đối với xã hội:
- Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Làm thay đổi phong cách sống.
- Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.
* Tóm lại, tin học và máy tính ngày nay đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tuần: 14	Tiết: 28
Bài 7:
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (TT)
I. Mục tiêu:
- Biết vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
- Biết kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
- Trách nhiệm của con người trong xã hội tin học hóa.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
GV: Tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về xã hội tin học hóa, về cuộc sống và trách nhiệm của chúng ta trong xã hội tin học hóa như thế nào trong bài học “Bài 7: Tin học và xã hội ”
Hoạt động 1: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa:
GV: Sự phát triển của tin học, máy tính và truyền thông không chỉ làm thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn dẫn đến sự ra đời của kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
GV: Kinh tế tri thức là gì?
HS: Trả lời
GV: Kinh tế tri thức là nền kinh tế tro

File đính kèm:

  • docgiaoan9.doc