Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 4: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiết 2)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Về kiến thức

- Biết được cấu trúc chung của chương trình: phần khai báo và phần thân.

- Cách dịch và chạy chương trình.

2. Về kỹ năng

- Biết soạn thảo, dịch và chạy một chương trình đơn giản trong môi trường Turbo Pascal.

3. Về tư tưởng, tình cảm

- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.

- Học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn.

II. Phương pháp, phương tiện

1. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp, gợi mở là chủ yếu.

- Thuyết trình, trực quan bằng các ví dụ minh họa.

- Thảo luận, hoạt động theo nhóm, .

2. Phương tiện

- Vở ghi lý thuyết Tin học dành cho THCS quyển 3.

- Sách giáo khoa Tin học dành cho THCS quyển 3.

- Bảng (bảng phụ), các sách tham khảo về ngôn ngữ lập trình Pascal, .

- Máy tính, máy chiếu hoặc tranh ảnh phóng to về chương trình và ngôn ngữ lập trình.

III. Tiến trình lên lớp, nội dung bài giảng

1. Ổn định lớp (1’)

- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số: Có mặt Vắng mặt

- Ổn định trật tự, tạo tâm lý tốt để bắt đầu tiết học.

2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ (5’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 4: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp dạy
8A
 Tuần: 2. Tiết: 4
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (t2)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Về kiến thức
- Biết được cấu trúc chung của chương trình: phần khai báo và phần thân.
- Cách dịch và chạy chương trình.
2. Về kỹ năng
- Biết soạn thảo, dịch và chạy một chương trình đơn giản trong môi trường Turbo Pascal.
3. Về tư tưởng, tình cảm
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn.
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở là chủ yếu.
- Thuyết trình, trực quan bằng các ví dụ minh họa. 
- Thảo luận, hoạt động theo nhóm,.
2. Phương tiện
- Vở ghi lý thuyết Tin học dành cho THCS quyển 3.
- Sách giáo khoa Tin học dành cho THCS quyển 3.
- Bảng (bảng phụ), các sách tham khảo về ngôn ngữ lập trình Pascal,.
- Máy tính, máy chiếu hoặc tranh ảnh phóng to về chương trình và ngôn ngữ lập trình.
III. Tiến trình lên lớp, nội dung bài giảng
1. Ổn định lớp (1’)
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số: Có mặtVắng mặt
- Ổn định trật tự, tạo tâm lý tốt để bắt đầu tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ (5’)
2.1. Kiểm tra bài cũ
* Giáo viên đặt câu hỏi và gọi học sinh trả lời:
- Ngôn ngữ lập trình gồm những thành phần cơ bản gì?
- Thế nào là tên hợp lệ? Cho ví dụ.
* Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, đánh giá và cho điểm.
2.2. Gợi động cơ
	Ở tiết học trước chúng ta đã được biết đến những thành phần của ngôn ngữ lập trình, từ khóa, tên hợp lệ và không hợp lệ, biết cách đặt tên, Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cấu trúc chung của một chương trình có những phần gì? Cách dịch và chạy chương trình.
3. Nội dung bài giảng
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình
- Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần?
- Phần khai báo gồm những gì?
- Phần thân chương trình gồm những gì?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức.
- Ở ví dụ trên đâu là phần khai báo, phần thân chương trình?
- Suy nghĩ và trả lời.
- Nghe giảng, ghi tóm tắt bài học.
- Thảo luận và trả lời:
+ Phần khai báo:
Program ct_dau_tien
Uses crt;
+ Phần thân:
Begin
Write(‘chao cac ban’)
End.
4. Cấu trúc chung của chương trình
Cấu trúc chung gồm:
- Phần khai báo: khai báo tên chương trình, khai báo thư viện và một số khai báo khác
- Phần thân: gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.
* Lưu y: Phần khai báo có thể có hoặc không. Nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về ngôn ngữ lập trình
- Thực hiện các thao tác giống hình 8, 9, 10 SGK.
- Gọi học sinh lên thực hiện lại.
- Rút ra các thao tác viết và chạy chương trình cụ thể trong Pascal.
- Quan sát
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Ghi tóm tắt bài học.
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
Các thao tác viết và chạy chương trình cụ thể trong Pascal:
- Soạn thảo chương trình
- Kiểm tra lỗi: Alt + F9
- Chạy chương trình: Ctrl + F9
- Đọc thông báo và kết quả trên màn hình.
Hoạt động 3: Tổng kết lại kiến thức
- Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
- nhiều ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho những mục đích sử dụng nhất định.
- Một chương trình thường có 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình.
- Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
4. Củng cố bài (5’)
Qua tiết học này các em cần nắm vững các nội dung sau:
Một chương trình thường có 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình. 
Để dịch chương trình ta nhấn tổ hợp phím Alt + F9
Chạy chương trình: Ctrl + F9
Bài tập củng cố
Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào có thể không có?
Phần tên chương trình và phần khai báo.
Phần khai báo và phần thân chương trình.
Phần tên và phần thân chương trình.
Phần thân chương trình.
Hãy chọn phương án đúng.
Trả lời: A
Câu 2: Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào bắt buộc phải có?
Phần tiêu đề chương trình;
Phần thân chương trình;
Phần khai báo thư viện;
Phần khai báo biến;
Hãy chọn phương án đúng.
Trả lời: B
5. Bài tập về nhà (1’)
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Chuẩn bị trước bài thực hành số 1: “Làm quen với Turbo Pascal”.
- Làm các câu hỏi và bài tập trong SGK trang 13.

File đính kèm:

  • docbai 2_tiet 2.doc