Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2014-2015

1.Kiến thức:

• Biết được khái niệm bài toán, thuật toán, mô tả thuật toán bằng cách liệt kê;

• Biết được một chương trình là mô tả của một thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể;

• Hiểu thuật toán của một số bài toán đơn giản (tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất; kiểm tra ba số cho trước có phải là độ dài ba cạnh của một tam giác không);

• Biết cấu trúc của một chương trình, một số thành phần cơ sở của ngôn ngữ;

• Hiểu một số kiểu dữ liệu chuẩn, đơn giản, cách khai báo biến;

• Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ;

• Hiểu được lệnh gán;

• Biết các câu lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình;

• Hiểu được câu lệnh điều kiện, câu lệnh ghép, câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước;

• Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp;

• Biết được khái niệm mảng một chiều, cách khai báo mảng, truy cập các phần tử của mảng.

2. Kỹ năng:

• Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước;

• Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh vào/ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình;

• Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ;

• Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh điều kiện;

• Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước;

• Thực hiện được khai báo mảng, truy cập phần tử mảng, sử dụng các phần tử của mảng trong biểu thức tính toán.

 

doc72 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khai báo biến gồm:
- Khai báo tên biến
- Khai báo kiểu dữ liệu của biến
* Câu 6 SGK/33
a) Var S, a, h: integer
b) Var a, b: integer;
 	c, d: real;
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách sử dụng biến trong chương trình (15')
- GV: Sau khi khai báo, ta có thể sử dụng các biến trong chương trình.
- Giới thiệu cách sử dụng biến trong chương trình.
- GV lưu ý HS: Kiểu dữ liệu của giá trị được gán cho biến phải trùng với kiểu của biến và khi được gán một giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xoá đi. Ta có thể thực hiện việc gán giá trị cho biến tại bất kì thời điểm nào trong chương trình. 
- GV nhấn mạnh: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Ví dụ, trong ngôn ngữ Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép ":=" để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=). 
- Treo bảng phụ :
Lệnh
Ý nghĩa
X:=12;
X:=y;
X:=(a+b)/2;
X:=x+1;
- Yêu cầu học sinh điền vào ý nghĩa của lệnh
- GV giải thích
- Ghi bài
- Ghi nhớ chú ý để làm bài tập
- Ghi nhớ lời giảng của giáo viên.
- Quan sát bảng phụ
- Lên bảng điền vào ý nghĩa của lệnh.
- Cả lớp nhận xét
- Hiểu, ghi nhận.
4. Sử dụng biến trong chương trình :
Các thao tác có thể thực hiện với các biến là
- Gán giá trị cho biến;
 + Dùng phép gán:
 Câu lệnh gán giá trị cho biến có dạng:
 Tên biến ¬ Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
 Trong ngôn ngữ Pascal, kí hiệu phép gán là dấu :=
 + Dùng lệnh nhập giá trị từ bàn phím
 Trong Pascal là lệnh 
 Read (Tênbiến); hoặc Readln(Tênbiến);
- Tính toán với các biến. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hằng (15')
- GV: Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là biến, các ngôn ngữ lập trình còn có công cụ khác là hằng. Khác với biến, hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Giống như biến, muốn sử dụng hằng, ta cũng cần phải khai báo tên của hằng. Tuy nhiên hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo. 
- Tên hằng cũng phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
- GV lấy VD về khai báo hằng trong pascal và giải thích cho HS
const là từ khoá để khai báo hằng, 
Các hằng pi, bankinh được gán giá trị tương ứng là 3.14 và 2 .
Với khai báo trên, để tính chu vi của hình tròn, ta có thể dùng câu lệnh sau:
	chuvi:=2*pi*bankinh;
- GV: Vậy lợi ích của việc sử dụng hằng là gì?
- Nhận xét, đưa ra vài ví dụ không hợp lệ về hằng.
- Lắng ghe, ghi nhận
Hiểu được ví dụ trong SGK
- Thảo luận trả lời
- Nhận biết các lệnh không hợp lệ.
4. Hằng
 - Hằng là đại lượng dùng để lưu dữ liệu có giá trị không đổi trong suốt chương trình
 -Việc khai báo hằng gồm: Khai báo tên hằng, sau đó gán ngay giá trị cho hằng.
VD:
Const pi = 3.14;
 Bankinh = 2;
IV. Củng cố: (5')
- Nhắc lại cách sử dụng biến trong chương trình
- Hằng là đại lượng như thế nào?
- Cách khai báo hằng?
- Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hằng và biến, cách khai báo?
- Làm câu 1, 2, 3 SGK/33
V. Dặn dò: (2')
Xem lại bài và đọc trước bài thực hành 3 “Sử dụng biến trong chương trình”.
Làm các bài tập 4,5 SGK/33
Tuần: 7	 Ngày soạn: 28/ 09/2014
Tiết: 13	 Ngày dạy: 29/ 09/2014
Bài thực hành 3: 
KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.
Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
2. Kỹ năng:
	Khai báo, sử dụng được biến trong bài tập cụ thể.
3. Thái độ:
	 Nghiêm túc trong học tập, ham thích lập trình trên máy tính để giải các bài tập.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo Viên: Giáo án + tài liệu tham khảo
	2. Học Sinh: Học bài cũ + xem bài mới trước ở nhà
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp (1')
	2. Kiểm tra 15 phút:
Đề 1
	Câu 1: Hằng, biến dùng để làm gì? Cách khai báo hằng, biến? (6đ)
 Câu 2: Tìm chỗ sai trong các lệnh khai báo sau và sửa lại cho đúng (4đ)
a) var Xep_loai, diem: integer, real;
b) const Ten_nhom= Tin hoc;
c) var a:=5;
d) const ten lop= '8A4';
Đề 2
 Câu 1: Hằng, biến dùng để làm gì? Cách khai báo hằng, biến? (6đ)
 Câu 2: Tìm chỗ sai trong các lệnh khai báo sau và sửa lại cho đúng (4đ)
a) var Start, begin: real
b) const x:=3; y:=1000;
c) var a:=5;
d) Var tenlop= '8A4';
ĐÁP ÁN
Đề 1
Câu 1: 
	*Hằng:
 	- Hằng là đại lượng dùng để lưu dữ liệu có giá trị không đổi trong suốt chương trình (2đ)
 	-Việc khai báo hằng gồm: Khai báo tên hằng, sau đó gán ngay giá trị cho hằng. (1đ)
	*Biến:
	- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. (2đ)
	Việc khai báo biến gồm: (1đ)
	- Khai báo tên biến
	- Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
	Câu 2: (Mỗi câu đúng được 1đ)
a) var Xep_loai:integer; diem:real;
b) const Ten_nhom= 'Tin hoc';
c) const a:=5;
d) const tenlop= '8A4';
Đề 2
	Câu 1: (Như đề 1)
	Câu 2: (Mỗi câu đúng được 1đ)
a) var Start, begin: real;
b) const x=3; y=1000;
c) const a=5;
d) const tenlop= '8A4';
	3. Bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành (5')
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận Bài 1 SGK/35
- Yêu cầu học sinh nêu lên những thắc mắc của mình
- Giải đáp thắc mắc
- GV nhắc nhở: Khi thực hành phải ghi lại kết.
- Chia nhóm thảo luận
- Nêu lên thắc mắc
- Ghi nhận các giải đáp
- Ghi nhớ lời dặn
SGK
Hoạt động 2: Thực hành (20')
- Cho học sinh vào máy thực hành
- Quan sát theo dõi quá trình thực hành của học sinh, hướng dẫn cho học sinh khi cần thiết.
- Vào máy thực hành theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thực hành (3')
- Yêu cầu học sinh tập trung
- Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thực hành.
- Giáo viên nhận xét→
- Tập trung theo yêu cầu
- Đại diện nhóm lần lượt bày kết quả thực hành của mình
- Cả lớp nhận xét
- Hiểu được bài thực hành
V. Dặn dò: (1')
	Về nhà xem lại bài thực hành, nếu học sinh nào có điều kiện thì thực hành lại cho thành thạo.
	Xem lại Bài 4 và phần nội dung SGK/34.
VI. Thống kê điểm kiểm tra 15'
Lớp
>=5
<5
83
84
85
86
Tuần: 7	 Ngày soạn: 28/09/2014
Tiết: 14	 Ngày soạn: 29 / 09/2014
Bài thực hành 3: 
KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read(). readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực.
Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến.
2. Kỹ năng:
	Khai báo, sử dụng được biến trong bài tập cụ thể.
3. Thái độ:
	 Nghiêm túc trong học tập, ham thích lập trình trên máy tính để giải các bài tập.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo Viên: giáo án + tài liệu tham khảo
	2. Học Sinh: Học bài cũ + xem bài mới trước ở nhà
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp: (1')
	2. Kiểm tra bài cũ (thông qua)
	3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành (7')
-Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận Bài 2 SGK/36
- Yêu cầu học sinh nêu lên những thắc mắc của mình
- Giải đáp thắc mắc
- GV nhắc nhở: Khi thực hành phải ghi lại kết.
- Chia nhóm thảo luận
- Nêu lên thắc mắc
- Ghi nhận các giải đáp
- Ghi nhớ lời dặn
SGK
Hoạt động 2: Thực hành (30')
- Cho học sinh vào máy thực hành
- Quan sát theo dõi quá trình thực hành của học sinh, hướng dẫn cho học sinh khi cần thiết.
- Vào máy thực hành theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thực hành (5')
- Yêu cầu học sinh tập trung
Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thực hành.
- Giáo viên nhận xét, đưa ra bảng phụ như sau:
Lúc đầu:
 X Y Z
Z:=X;
 X Y Z
X:=Y;
 X Y Z
Y:=Z;
 X Y Z
- Tập trung theo yêu cầu
- Đại diện nhóm lần lượt bày kết quả thực hành của mình
- Cả lớp nhận xét
- Quan sát, Hiểu được bài thực hành.
IV. Nhận xét tiết thực hành: (5')
	Qua quá trình theo dõi và kết quả kiểm tra, GV đánh giá quá trình thực hành của các em qua các mặt: thái độ thực hành của hs, nề nếp, sự chuẩn bị của hsĐồng thời, vạch ra những khuyết điểm và cách khắc phục những khuyết điểm đó
V. Dặn dò: (2')
	Về nhà xem lại bài thực hành, nếu học sinh nào có điều kiện thì thực hành lại cho thành thạo.
Tuần: 8 	 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết: 15	 Ngày dạy: 06/10/2014
BÀI TẬP
Mục tiêu :
Ôn lại phần lí thuyết đã học từ bài 1→4.
Giải các bài tập SGK còn lại.
Cho học sinh làm thêm các bài tập để củng cố kiến thức.
Nắm chắc trọng tâm của bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập.
Chuẩn bị
GV : Giáo án + Tài liệu tham khảo + Bài tập
HS : Xem lại lý thuyết từ bài 1→4, các bài thực hành, giải tất cả các bài tập SGK từ bài 1 đến bài 4.
Tiến trình lên lớp :
Ổn định lớp (1')
Kiểm tra bài cũ: (Thông qua)
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (15')
- Chương trình máy tính là gi?
- Thế nào là ngôn ngữ máy, ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch?
- Nêu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?
- Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình?
- Biến là gì, Hằng là gì? Biến và hằng có gì khác nhau?
Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra
Bài tập
Hoạt động 2: Bài tập (25')
- Yêu cầu học sinh nêu lên những bài tập mà mình chưa giải được.
→Giải đáp thắc mắc của học sinh
- Yêu cầu học sinh làm thêm các bài tập sau:
- Lần lượt nêu lên những bài tập khó, và những thắc mắc của mình.
- Hiểu được các bài tập
- Thảo luận và làm bài tập
Câu 1: Điền cụm từ sau vào chỗ trống () để được câu hoàn chỉnh: ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy, chương trình, dãy bít, chương trình dịch.
a) Các lệnh trong ngôn ngữ máy được viết dưới dạng 
b) được sử dụng để viết chương trình
c) Chương trình thường được viết bằng ngôn ngữ lậ

File đính kèm:

  • docGIAO AN TIN HOC 8 THEO MAU CHUAN 2 COT.doc