Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết các tên biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành Windows.

- Biết màn hình nền (Desktop), thanh công việc (Taskbar), nút Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ (windows) trong hệ điều hành.

 2. Kỹ năng:

- Biết và hiểu được chức năng của một số thành phần chính trong một cửa sổ hệ điều hành Windows.

 3. Thái độ:

 Chú ý, nghiêm túc, có ý thức học tập, phát biểu xây dựng bài.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Giáo án, sách giáo khoa, một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.

 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở viết.

III. Các Hoạt động dạy-học

 1. Ổn định: 6A5 / ;(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đường dẫn là gì? Viết đường dẫn đến tệp tin Lop6a3.doc cây thư mục sau?

 3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	 Ngày soạn: 7 – 11 – 2014
Tiết 25	 	Ngày dạy: 10 – 11 – 2014
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nhận biết các tên biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành Windows.
- Biết màn hình nền (Desktop), thanh công việc (Taskbar), nút Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ (windows) trong hệ điều hành.
	2. Kỹ năng:
- Biết và hiểu được chức năng của một số thành phần chính trong một cửa sổ hệ điều hành Windows.
 	3. Thái độ:
	Chú ý, nghiêm túc, có ý thức học tập, phát biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: 
	- Giáo án, sách giáo khoa, một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.
	2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở viết.
III. Các Hoạt động dạy-học
	1. Ổn định: 6A5/;(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đường dẫn là gì? Viết đường dẫn đến tệp tin Lop6a3.doc cây thư mục sau?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu Thanh công việc (20’)
3. Thanh công việc:
Thanh công việc nằm ở dưới đáy màn hình.
- Quan sát màn hình làm vệc chính của Windows. Cho biết thanh cơng việc nằm ở đâu?
- Phát biểu
- Giới thiệu thanh công việc
- Quan sát thanh công việc, cho biết nó chứa những gì ?
- Nhận xét:
- Khi chạy một chương trình, biểu tượng của nĩ xuất hiện trên thanh cơng việc. Em có thể chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đó bằng cách nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng.
- Yêu cầu HS lên thực hiện chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy bằng cách sử dụng thanh cơng việc.
- Chú ý, ghi nhớ nội dung chính.
- Phát biểu: Chứa nút start, các chương trình.
- Ghi nhớ nội dung chính.
- Thực hành trên máy
- Chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy.
- Để chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đang chạy ta nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng
Hoạt động 2: Giới thiệu cữa sổ làm việc (15’)
- Trong Windows, mỗi chương trình được thực hiện trong một cửa sổ riêng, người sử dụng giao tiếp (ra lệnh hay nhận thông tin) với chương trình thông qua cửa sổ đó. 
- Cửa sổ làm việc trong Windows gồm các điểm chung nào?
- Nhận xét:
Các cửa sổ làm việc trong hệ điều hành Windows đều có các điểm chung sau:
+ Thanh tiêu đề: chứa tên của chương trình.
+ Thanh bảng chọn: chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình.
+ Thanh công cụ: chứa biểu tượng của các lệnh chính.
+ Nhóm các nút: đóng, phóng to, thu nhỏ nằm ở góc phải cửa sổ.
- Yêu cầu HS lên thu nhỏ một chương trình thành biểu tượng trên thanh công việc
- Nhận xét.
- Ngồi ra trên cữa sổ làm việc còn có thanh cuốn dọc và thanh cuốn ngang giúp ta di chuyển toàn bộ vùng làm việc lên, xuống, sang phải sang trái
- Chú ý lắng nghe.
- Phát biểu: Cữa sổ làm việc gồm các điểm chung: thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh bảng chọn.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính.
- Thực hiện trên máy tính.
- Chuù yù
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ nội dung
4. Cữa sổ làm việc:
- Thanh bảng chọn: chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình.
- Thanh công cụ: chứa biểu tượng của các lệnh chính
 Dùng để thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc.
 Dùng để phóng to hay thu nhỏ trên màn hình nền.
 Dùng để đóng cửa sổ và kết thúc chương trình hiện thời.
- Thanh cuốn dọc và thanh cuốn ngang giúp ta di chuyển toàn bộ vùng làm việc lên, xuống, sang phải sang trái
4. Củng cố: (2’)
	- Hệ thống nội dung tiết học.
	5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
-Về nhà xem lại nội dung bài học. Làm bài tập SGK.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 13	 Ngày soạn: 7 – 11 – 2014
Tiết 26	 	Ngày dạy: 10 – 11 – 2014
Bài thực hành số 2: LÀM QUEN VỚI WINDOWS
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Nhận biết các biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành windows.
- Biết màn hình nền (desktop), nút start, các biểu tượng của chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ windows trong hệ điều hành.
	2. Kỹ năng:
	- Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống;
	- Làm quen với bảng chọn start;
	- Làm quen với biểu tượng và cửa sổ.
 	3. Thái độ:
	- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
	- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành, một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính.
	2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở viết.
III. Các Hoạt động dạy-học
	1. Ổn định: 6A5/;(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Xen vào lúc thực hành.
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn đăng nhập và tìm hiểu nút start và bảng chọn start (15’)
- Giới thiệu cách đăng nhập phiên làm việc của hệ điều hành Windows.
- Để đảm bảo tính riêng tư khi làm việc trên máy tính, nhất là máy tính dùng chung cho nhiều người, Windows XP cho phép mỗi người có thể đăng ký riêng một tài khoản.
- Các em hiểu thế nào là tài khoản?
- Nhận Xét.
(Tài khoản gồm tên và mật khẩu)
- Các em hiểu thế nào là mật khẩu?
- Nhận xét - phân tích - diễn giải
- Để biết được cách tạo mật khẩu như thế nào, chúng ta qua nội dung thứ nhất.
- Ghi bảng.
- Nếu muốn mở một chương trình không có biểu tượng trên màn hình ta vào Start chọn chương trình từ mục All Programs của bảng chọn Start
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện một số thao tác với biểu tượng chương trình trên màn hình nền (25’)
- Chúng ta khởi động một biểu tượng nào đó, thì trên màn hình cho ta kết quả gì?
- Nhận xét.
- Ghi bảng.
- Công dụng của các biểu tượng đó là gì?
- Nhận xét – phân tích – diễn giải.
- Theo các em, các biểu tượng này có thể di chuyển được không?
- Nhận xét.
- Ghi bảng
- Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Chép bài
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính.
- Chú ý lắng nghe.
- Trả lời.
- Chép bài.
1. Hướng dẫn ban đầu:
a) Đăng nhập phiên làm việc Long On.
B1:Khëi®éng Windows.
B2: Phụ thuộc vào từng loại HĐH, có thể bỏ qua) Nhập tên vào ô User name; nhập mật khẩu vào ô Password; ấn phím Enter.
Enter.
b) Làm quen với bảng chọn Start.
Để kích hoạt một mục nào ta nháy chuột vào mục đó trong bảng chọ
Start.
d) Cửa sổ:
e) Kết thúc phiên làm việc – Long Off
g) Ra khỏi hệ thống
2. Một số thao tác với biểu tượng:
- Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng.
- Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng.
- Di chuyển: Nháy chuột để chọn biểu tượng, thực hiện thao tác kéo thả để di chuyển biểu tượng tới vị trí mới.
4. Củng cố: (3’)
	- Hệ thống lại kiến thức 
	- Trình bày cách thoát khỏi hệ thống
	5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	- Về nhà học bài cũ. Xem trước bài chuẩn bị thực hành.
	- Làm bài tập SGK
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctin 6 tuan 13.doc
Giáo án liên quan