Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 8: Bài thực hành 1: Làm quen với với một số thiết bị máy tính - Năm học 2014-2015

1.MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức

- HS biết:

+ Hoạt động 1: Học sinh phân biệt các bộ phận cấu thành của máy tính cá nhân hoàn chỉnh.

 + Hoạt động 2: Học sinh biết được cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím và chuột.

- HS hiểu:

+ Hoạt động 1: Học sinh hiểu các bộ phận cấu thành của máy tính cá nhân hoàn chỉnh

 + Hoạt động 2: Học sinh hiểu được cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím và chuột.

1.2 Kỷ năng

- Học sinh thực hiện được: Cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím, chuột và nhận biết được các thành phần cấu thành 1 máy tính.

- Học sinh thực hiện thành thạo được: Cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím, chuột và nhận biết được các thành phần cấu thành 1 máy tính. .

1.3 Thái độ

- Thói quen: Học tập tích cực, hăng say.

- Tính cách: Chăm ngoan.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân

3. CHUẨN BỊ

3.1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.

3.2 Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 8: Bài thực hành 1: Làm quen với với một số thiết bị máy tính - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04– Tiết : 08
Ngày dạy:10 /9/2014
BÀI T.H 1: LÀM QUEN VỚI VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
- HS biết:
+ Hoạt động 1: Học sinh phân biệt các bộ phận cấu thành của máy tính cá nhân hoàn chỉnh.
	+ Hoạt động 2: Học sinh biết được cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím và chuột.
- HS hiểu:	
+ Hoạt động 1: Học sinh hiểu các bộ phận cấu thành của máy tính cá nhân hoàn chỉnh
	+ Hoạt động 2: Học sinh hiểu được cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím và chuột.
1.2 Kỷ năng
- Học sinh thực hiện được: Cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím, chuột và nhận biết được các thành phần cấu thành 1 máy tính.
 .
- Học sinh thực hiện thành thạo được: Cách bật/tắt máy tính và làm quen với bàn phím, chuột và nhận biết được các thành phần cấu thành 1 máy tính. . 
1.3 Thái độ
- Thói quen: Học tập tích cực, hăng say.
- Tính cách: Chăm ngoan.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
3.2 Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện(1 phút)
Lớp 6A6:	
4.2 Kiểm tra miệng
- Không kiểm tra.
4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân (23p)
GV: Giới thiệu các bộ phận của máy tính.
HS: Lắng nghe và quan sát.
GV: Giới thiệu: Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản.
HS: Quan sát và lắng nghe
GV: Giới thiệu về thân máy
HS: Lắng nghe quan sát và ghi chép.
GV: Giới thiệu thiết bị xuất
HS: Quan sát, lắng nghe và ghi chép.
GV: Giới thiệu các thiết bị lưu trữ dữ liệu
HS: Lắng nghe và ghi chép
GV: Giới thiệu các bộ phận cấu thành một máy tính.
HS: Lắng nghe
Hoạt động 2: Bật máy tính(18p)
GV: Giới thiệu các nút bật tắt trên màn hình và trên thân máy.
HS: Quan sát.
GV: Giới thiệu bàn phím cho
HS: Quan sát
GV: Mỏ cửa sổ Notepad sau đó gõ một và phím.
HS: Quan sát kết quả trên màn hình
GV: Giới thiệu các phím chức năng như: Shift, Ctrl, Alt.
GV: Hướng dẫn học sinh thao tác tắt máy tính
HS: Quan sát
a.Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản.
- Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính
- Chuột (Mouse): Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính.
Thân máy tính
- Thân máy tính chứa nhiều thiết bị phức tạp, bao gồm bộ vi xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điện...được gắn trên một bảng mạch có tên là bảng mạch chủ
Các thiết bị xuất dữ liệu
- Màn hình: Màn hình hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết các giao tiếp giữa người và máy tính.
VD: Khi gõ một phím từ bàn phím, kí tự tương ứng của phím này sẽ được gửi đến CPU và được thể hiện trên màn hình.
- Máy in: Thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy. Các máy in thông dụng là máy in kim, máy in laser, máy in phun mực.
Ngoài ra máy tính còn có thể được nối với loa: Thiết bị dùng để đưa âm thanh ra.
ổ ghi CD/DVD: Thiết bị dùng để ghi dữ liệu ra các đĩa dạng CDROM/DVD.
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lưu trữ lớn.
- Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ, chủ yếu dùng để sao chép dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác
- Các thiết bị nhớ hiện đại: Đĩa quang, flash (USB)...
Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh
- CPU, màn hình, bàn phím, chuột cho ta hình dung về một máy tính hoàn chỉnh đủ để đáp ứng yêu cầu học tập của em, ngoài ra cần máy in và thiết bị ổn định điện áp đầu vào.
b.Bật máy tính
- Nhấn nút bật trên thân máy
- Nhấn nút trên màn hình
Làm quen với bàn phím và chuột
Bàn phím gồm: Nhóm phím số, phím chữ và nhóm phím chức năng.
Tắt máy
Vào : Star-> Turn off Computer
4.4 Tổng kết
Các bộ phận chính của máy tính là:
- Thiết bị nhập: Bàn phím, chuột.
- Các thiết bị xuất: Màn hình, máy in 
- Thân máy
- Các thiết bị lưu trữ.
4.5 Hướng dẫn học bài
+ Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc các thành phần của máy tính (máy tính có những bộ phần nào?)
- Thực hành quan sát các bộ phận: Chuột, màn hình, bàn phím ...
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc trước bài luyên tập chuột SGK trang 23.
5.PHỤ LỤC	
- Sgk tin học quyển 1.

File đính kèm:

  • docBai thuc hanh 1 Lam quen voi mot so thiet bi may tinh(2).doc