Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 3 đến 6 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được các dạng thông tin cơ bản.

- Nắm được cách biễu diễn thông tin.

2. Về kỹ năng:

 - Có kỹ năng biễu diễn thông tin trong máy tính.

3. Thái độ:

 - Tạo tính hứng thú trong học tập

II. Phương pháp:

- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thực hành.

III. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Giáo án, tài liệu, sách GV:.

 - Các phương pháp hỗ trợ dạy học như phòng máy, máy tinh,máy chiếu.

2. Chuẩn bị của trò:

- Vở ghi chép, SGK, đồ dùng học tập, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.

IV. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số/ Ổn định trật tự.

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Mô hình xử lý thông tin? Cho ví dụ.

 ? Em hiểu thế nào về hoạt động thông tin của con người.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 3 đến 6 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin cơ bản:
- Dạng văn bản: Là những thông tin thu được từ sách vở, báo, tạp chí.
Thông tin dạng hình ảnh bao gồm các loại hình ảnh, tranh vẽ  dùng để minh hoạ. Ví dụ: Ảnh Bác, chuột Mickey  
Dạng âm thanh.
- Là các dạng thông tin được lưu trử dưới dạng các giao động âm. Ví dụ: Một bản nhạc, một bài hát 
Hoạt động 2. Biễu diễn thông tin
GV: Nêu một số ví dụ gần gũi với HS:
+ Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
+ Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
+ Để mô tả một hiện tượng vật lí, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học.
+ Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể.
GV: ? Lấy ví dụ, yêu cầu HS: lấy một số ví dụ.
HS: Lấy VD
GV:Nhận xét, kết luận.
? Biểu diễn thông tin là gì ?
HS: Trả lời.
GV: Biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào trong việc truyền và tiếp nhận thông tin?
HS: Trả lời.
- Lưu ý HS: : Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Ví dụ: Để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời, họa sỹ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ, .
- Biểu diễn thông tin nhằm mục đích gì ?
HS: trả lời:
GV: Nhận xét và kết luận.
2/ Biễu diễn thông tin:
- Biểu diễn thông tin là thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó như : văn bản, hình ảnh, âm thanh ...
* Vai trò của biểu diễn thông tin.
 - Biễu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin.
 - Biễu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với hoạt động thông tin nói chung và quá trình xủ lý thông tin nói riêng.
Hoạt động 3. Biễu diễn thông tin trong máy tính
GV: để máy tính có thể trợ giúp con người trong việc xử lý thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. 
 ? Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào.
HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi 
GV: nhận xét, chốt kiến thức. 
HS: ghi chép 
GV: ?Sau khi xử lý xong máy tính đưa ra thông tin NTN?
HS: trả lời 
HS: Nhận xét, bổ sung 
GV: Ví dụ: 
Số 15 được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là 00001111
Chữ A được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là 01000001
Số 514 được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là 0000001000000010
Từ HOA được biểu diễn trong máy tính dưới dạng dãy bit là : 
01001000 01001111 01000001
GV: nhận xét, chốt kiến thức.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Thông tin thường được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ bao gồm 2 ký hiệu 0 và 1 (còn gọi là dãy nhị phân)
- Do vậy thông tin cần được biến đổi thành dãy bit thì máy mới có thể xử lí được
- Khi thông tin được biểu diễn trong máy tính, người ta gọi là Dữ liệu.
- Để trợ giúp con người trong các hoạt động thông tin, máy tính cần: 
- Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit 
- Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các dạng thông tin cơ bản 
4.Củng cố bài, hướng dẫn về nhà.
 Nêu một vài ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau?
Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
- Học bài, tìm hiểu các phần còn lại của bài.
- Chuẩn bị bài 3 “Em có thể làm được những gì từ máy tính?”.
Tuần 02: 26/08 - 31/08/2013 Ngày soạn: 24/08/2013
Tiết : 04 Ngày dạy: 27/08/2013 
Bài 5: LUYỆN TẬP CHUỘT
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
Biết được các thao tác về chuột.
Biết được cách sử dụng chuột.
2. Về kỹ năng:
 - Học sinh nhận biết được cách sử dụng chuột
	- Học sinh biết phần mềm rèn luyện chuột.
3. Thái độ:
Tạo tính hứng thú trong học tập. 
II. Phương pháp:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thực hành. 
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Giáo án, tài liệu, sách GV:.
	- Các phương pháp hỗ trợ dạy học như phòng máy, máy tinh,máy chiếu.
2. Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi chép, SGK, đồ dùng học tập, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số/ Ổn định trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Trình bày các dạng thông tin cơ bản. Lấy ví dụ minh họa. 
	? Biễu diễn thông tin là gì? Thông tin có vai trò gì? 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1.Giới thiệu về chuột máy tính : 
Chuoät giöõa
GV: cho học sinh quan sát về chuột máy tính.
Chuoät traùi
Chuoät phaûi
Giới thiệu các phím chuột có trên chuột máy tính 
Hãy nhắc lại các cầm chuột máy tính mà ta đã học trong tiết trước?
1/ Giới thiệu về chuột máy tính.
 Chuột là công cụ quan trọng thường đi liền với máy tính, thông qua chuột chúng ta có thể thực hiện các lệnh điều khiển máy tính.
Gồm có ba phím chuột:
	+ Chuột trái.
	+ Chuột giữa
	+ Chuột phải.
Hoạt động 2. Các thao tác chính với chuột 
GV: giới thiệu cách cầm chuột 
GV: làm mẫu cho học sinh về cách cầm chuột, đặt tay và bố trí các ngón tay lên chuột.
HS: quan sát 
GV: ? y/ cầu học sinh thực hiện cách cầm, đặt tay lên chuột
HS: Cầm chuột và đặt tay lên chuột theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV: giới thiệu các thao tác với chuột 
GV: Làm mẫu các thao tác 
 + Di chuyển chuột
 + Nháy chuột
 + Nháy đúp chuột
 + Kéo thả chuột
 + Kéo thả chuột
HS: Quan sát và ghi chép.
GV: ? y/ cầu học sinh thực hiện các thao tác với chuột
HS: Cầm chuột và thao tác với chuột theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2/ Các thao tác chính với chuột:
Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng
Nháy chuột phải: Nháy nhanh nút phải chuột và thả tay.
ð Cho học sinh quan sát thao tác
Nháy đúp chuột: nháy và thả nhanh hai lần chuột trái liên tiếp.
ð Cho học sinh quan sát thao tác.
Nháy chuột: ấn và thả nhanh một lần chuột trái.
ð Tiến hành làm mẫu cho học sinh quan sát.
Kéo thả chuột: ấn giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí mới và nhả chuột để kết thúc thao tác.
4.Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
? Hãy cho biết cách cầm chuột đúng nhất.
? Hãy Thực hiện các thao tác với chuột máy tính:
+ Di chuyển chuột.
+ Nháy chuột.
+ Nháy nút phải chuột.
+ Nháy đúp chuột.
+ Kéo thả chuột. 
Tuần 03: 02/09 - 07/09/2013 Ngày soạn: 31/08/2013
Tiết : 05 	 Ngày dạy: 03/09/2013
Bài 5: LUYỆN TẬP CHUỘT
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
Biết được cách sử dụng chuột.
Giúp học sinh biết các loại chuột máy tính.
2. Về kỹ năng:
 Sử dụng chuột máy tính một cách thành thạo.
3. Thái độ:	
	- Tạo tính hứng thú trong học tập
II. Phương pháp:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thực hành
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Giáo án, tài liệu, sách GV:.
	- Các phương pháp hỗ trợ dạy học như phòng máy, máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của trò:
Vở ghi chép, SGK, đồ dùng học tập, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số/ Ổn định trật tự.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy trình bày và thực hiện các thao tác với chuột máy tính:
+ Di chuyển chuột.
+ Nháy chuột.
+ Nháy nút phải chuột.
+ Nháy đúp chuột.
+ Kéo thả chuột.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Basic Mouse Skills
GV: Giới thiệu phần mềm. Basic Mouse Skills là một phần mềm dùng để luyện tập cách sử dụng chuột theo 5 mức từ đơn giản đến phức tạp.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV:Hãy cho biết phần mềm Basic Mouse Skills là phần mềm hệ thống hay phần mềm ứng dụng?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và chốt lại cho HS: ghi chép.
HS: Nghe và ghi bài.
Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Basic Mouse Skills: 
Basic Mouse Skills là một phần mềm ứng dụng, nó chỉ phục vụ một mục đích đó là luyện tập chuột.
Khởi động: Nháy đúp chuột vào biểu tượng ở trên màn hình windows. Phần mềm sẽ khởi động như cửa sổ sau:
Hoạt động 2. Các mức sử dụng trong phần mềm
 Luyện tập các thao tác sử dụng chuột qua từng bước.
GV: Thực hành mẫu.
HS: quan sát 
GV: Yêu cầu h/s quan sát trên màn hình và giải thích màn hình kết quả sau khi luyện tập song.
HS: Luyện thao tác theo thứ tự các mức 
H/s quan sát và trả lời câu hỏi và thực hành lại.
GV: theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở HS: luyện tập.
Lưu ý: Khi thực hiện xong một mức, phần mềm sẽ xuất hiện thông báo kết thúc mức luyện tập này. Nháy phím bất kì để chuyển sang mức luyện tập tiếp theo.
 Trong khi đang luyện tập có thể nhấn phím N để chuyển sang nhanh mức tiếp theo.
 Khi luyện xong 5 mức, phần mềm sẽ đưa ra tổng điểm và đánh giá trình độ sử dụng chuột của em.
Các mức sử dụng trong phần mềm:
ð Mức 1: (Level 1) Luyện thao tác với di chuyển chuột.
ð Mức 2: (Level 2) Luyện thao tác nháy chuột.
ð Mức 3: (Level 3) Luyện thao tác nháy đúp chuột.
ð Mức 4: (Level 4) Luyện thao tác nháy đúp phải chuột
ð Mức 5: (Level 5) Luyện thao tác kéo thả chuột.
4. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
? Hãy cho biết Cách cầm chuột đúng nhất.
Về luyện tập lại các thao tác với chuột trên máy tính. 
Tuần 03: 02/09 - 07/09/2013 Ngày soạn: 31/08/2013
Tiết : 06 	 Ngày dạy: 03/09/2013
Bài 3:
EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
- Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
2 Về kỹ năng:
	- Học sinh biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
3 Thái độ:
	- Tạo tính hứng thú trong học tập, chú ý lắng nghe. 
II. Phương pháp:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thực hành. 
III. Chuẩn bị:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
	-Giáo án, tài liệu, sách GV.
	- Các phương pháp hỗ trợ dạy học như phòng máy, máy tính, máy chiếu.
2 Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi chép, SGK, đồ dùng học tập, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
IV. Nội dung dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số/ Ổn định trật tự. 
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cách khởi động phần mềm Basic Mouse Skills
	 - Hãy cho biết Cách cầm chuột đúng nhất.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Một số khả năng của máy tính 
 GV: Y/c HS: đọc sách giáo khoa
 HS: Đọc (SGK).
 GV: ví dụ:
 Hãy thực hiện các phép tính sau bằng cách tính nhẩm:
 10+10 = ; 50 + 50 = ;
 12365448455 + 123652254524=
ð Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì?
 HS: Trả lời.
GV: lấy ví dụ:
Số Pi () được định 

File đính kèm:

  • docTuan 2-3.doc