Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 7: Bài tập - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức.

 Củng cố kiến thức về:

- Chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin.

- Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.

- Biết các bước xây dựng CSDL.khi lµm viÖc víi CSDL.

 2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được CSDL và HQTCSDL.

II. Chuẩn bị của GV và HS

 1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu.

- Phương pháp : Tổ chức hoạt động nhóm và phương pháp dạy học tích cực.

 2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở soạn và bài mới trước khi đến lớp.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Không kiểm tra bài cũ mà lồng vào trong quá trình làm bài tập.

3. Bài mới:

 * Tiến trình bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 7: Bài tập - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	: 7	Ngày soạn	: 29/09/2012
Tiết 	: 7 	
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức.
	Củng cố kiến thức về: 
Chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin.
Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
Biết các bước xây dựng CSDL.khi lµm viÖc víi CSDL.
 2. Về kĩ năng.
Phân biệt được CSDL và HQTCSDL. 
II. Chuẩn bị của GV và HS	
 1. Chuẩn bị của GV
Giáo án, SGK, SGV, máy chiếu.
Phương pháp : Tổ chức hoạt động nhóm và phương pháp dạy học tích cực.
 2. Chuẩn bị của HS
Sách giáo khoa, vở soạn và bài mới trước khi đến lớp. 
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra bài cũ mà lồng vào trong quá trình làm bài tập.
Bài mới:
 * Tiến trình bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Chia lớp thành bốn nhóm nhỏ và ra bài tập
- Thực hiện chia lớp thành bốn nhóm:
Nhóm 1: Tổ 1; Nhóm 2: Tổ 2; Nhóm 3: Tổ 3; Nhóm 4: Tổ 4.
- Chiếu đề bài tập cho học sinh.
Yêu cầu: Nhóm 1+4 làm đề 1;
Nhóm 2+3 làm đề 2.
- Thực hiện phân chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Theo dõi bài tập, từng nhóm thảo luận nội dung đã được GV phân công.
- Đề bài tập 1 và bài tập 2 được trình chiếu bằng máy chiếu.
- Với mỗi đáp án được chọn, HS phải phân tích được lý do tại sao đáp án đó đúng, và trình bày trước lớp theo đơn vị nhóm. Trong đó lồng ghép những kiến thức đã được học ở các tiết trước. 
Nội dung đề 1:
Câu 1. Những khắng định nào dưới đây là sai:
HQTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng;
HQTCSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc và hệ điều hành;
Ngôn ngữ CSDL và HQTCSDL thực chất là một;
 D. HQTCSDL thực chất là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình dịch cho ngôn ngữ CSDL;
Câu 2. Với một HQTCSDL, điều khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Người lập trình ứng dụng buộc phải hiểu sâu mức thể hiện vật lí của CSDL;
B. Người lập trình ứng dụng có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện mở rộng khả năng dịch vụ của HQTCSDL;
C. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật;
D. Người lập trình ứng dụng cần phải nắm vững ngôn ngữ CSDL.
Câu 3. Có thể thay đổi người quản trị CSDL được không? Nếu được cần phải cung cấp những gì cho người thay thế?
Nội dung đề 2:
Câu 1. Một HQTCSDL không có chức năng nào dưới đây:
A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.	
B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.
 C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ.	
 D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển và truy cập vào CSDL.
Câu 2. Quy trình nào trong các qui trình dưới đây là hợp lí khi tạo lập hồ sơ cho bài toán quản lí?
A. Tìm hiểu bài toán à Tìm hiểu thực tế à xác định dữ liệu à tổ chức dữ liệu à nhập dữ liệu ban đầu;
B. Tìm hiểu thực tế à tìm hiểu bài toán à xác định dữ liệu à tổ chức dữ liệu à nhập dữ liệu ban đầu;
C. Tìm hiểu bài toán à tìm hiểu thực tế à xác định dữ liệu à nhập dữ liệu ban đầu à tổ chức dữ liệu;
D. Các thứ tự trên đều sai.
Câu 3. Vì sao các bước xây dựng CSDL phải lặp lại nhiều lần?
* Hoạt động 2: Thực hiện giải bài tập.
- GV yêu cầu các nhóm lên trả lời kết quả của nhóm mình.
- Gọi các nhóm khác cho ý kiến đóng góp.
- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm, chốt ý đúng.
- Từng nhóm cử đại diện trình bày các nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác đóng góp ý kiến về câu trả lời của nhóm kia.
- Quan sát, lắng nghe và ghi chép.
Đề 1:
Câu 1: B, D sai.
- B. Trừ một số chương trình đặc biệt thì tất cả các phần mềm đều phải chạy trên nền tảng của một HĐH nào đó.
- D. Ngôn ngữ CSDL là công cụ do hệ QTCSDL cung cấp để người dùng tạo lập và khai thác CSDL, hệ QTCSDL là sản phẩm phần mềm được xây dựng dự trên một hoặc một số ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Câu 2: A và C 
A. Người lập trình ứng dụng không cần hiểu biết sâu về mức thể hiện vật lí của CSDL.
C. Người lập trình ứng dụng cung cấp các phương tiện để tạo lập khai thác CSDL được dễ dàng, hiệu quả hơn. Đảm bảo an toàn và bảo mật là trách nhiệm của mọi người trong đó có cả người quản trị hệ thống.
Câu 3. Có thể. Khi thay đổi người quản trị CSDL, cần cung cấp cho người mới tiếp quản quyền truy cập và hệ CSDL với tư cách là người quản trị, các thông tin liên quan đến hệ thống bảo vệ, đảm bảo an toàn hệ thống, cấu trúc dữ liệu và hệ thống, các phàn mềm ứng dụng đã được gắn vào, ... Nói cách khác là toàn bộ thông tin về thực trạng hệ thống.
- GV yêu cầu các nhóm lên trả lời kết quả của nhóm mình.
- Gọi các nhóm khác cho ý kiến đóng góp.
- GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm, chốt ý đúng.
- Từng nhóm cử đại diện trình bày các nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác đóng góp ý kiến về câu trả lời của nhóm kia.
- Quan sát, lắng nghe và ghi chép.
Đề 2:
Câu 1: Đáp án đúng : C
Câu 2: Đáp án đúng : A
Ban đầu chúng ta phải tìm hiểu bài toán để xác định chủ thể, sau đó tìm hiểu thực tế để xác định cấu trúc hồ sơ. Từ đó xác định dữ liệu rồi tổ chức dữ liệu. Sau khi có dữ liệu sẽ tiến hành nhập dữ liệu ban đầu.
Câu 3: Quá trình xây dựng mô hình CSDL phản ánh một hoạt động quản lí thực tế là một quá trình tiệm cận. Ban đầu người thiết kế có thể chưa hiểu biết hết mọi yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lí. Chỉ sau khi có CSDL thực tế người ta mới đánh giá được sự phù hợp của mô hình toán học với yêu cầu thực tế và có những chỉnh sửa phù hợp. Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm các yêu cầu mới do có sự thay đổi về tiêu chí đánh giá, về nhu cầu thông tin, ...
IV. Củng cố dặn dò:
Qua bài học này học sinh củng cố được các kiến thức về chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin; Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL; Biết các bước xây dựng CSDL.
Yêu cầu các em về nhà đọc bài tập và thực hành 1 và nghiên cứu, tìm hiểu về quản lí thư viện.
— — —»@@&??«— — —

File đính kèm:

  • docTiet 7.doc