Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 40: Các thao tác với CSDL quan hệ (Tiết 1) - Năm học 2010-2011
1 . MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
- Nắm được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của chức năng đó trong quá trình tạo lập, cập nhật và khai thác hệ QTCSDL quan hệ.
b. Về kỹ năng:
- Tạo lập được CSDL
- Biết cách cập nhật dữ liệu.
c. Thái độ:
- Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học. Thấy được ý nghĩa của việc sử dụng CSDL quan hệ.
2. PHẦN CHUẨN BỊ
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách Giáo khoa tin 12, Sách Giáo Viên tin 12, Sách bài tập, máy tính, máy chiếu, CSDL Học_Sinh.
b. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút)
Câu hỏi : Hãy cho biết thế nào là khoá chính? Những tiêu chí nào giúp ta chọn khoá chính cho bảng? Cho ví dụ?
Trả lời:
* Khoá chính:
- Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính (primary key). Khi nhập dữ liệu trong bảng, giá trị thuộc tính tại mọi khóa chính không được để trống.
* Tiêu chí chọn khoá chính:
Ngày soạn 30/01/2010 Ngày giảng 02/02/2010: Lớp 12 A Tiết 40: Các thao tác với Csdl quan hệ (T1) 1 . Mục tiêu a. Về kiến thức: - Nắm được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của chức năng đó trong quá trình tạo lập, cập nhật và khai thác hệ QTCSDL quan hệ. b. Về kỹ năng: - Tạo lập được CSDL - Biết cách cập nhật dữ liệu. c. Thái độ: - Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học. Thấy được ý nghĩa của việc sử dụng CSDL quan hệ. 2. Phần chuẩn bị a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách Giáo khoa tin 12, Sách Giáo Viên tin 12, Sách bài tập, máy tính, máy chiếu, CSDL Học_Sinh. b. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút) Câu hỏi : Hãy cho biết thế nào là khoá chính? Những tiêu chí nào giúp ta chọn khoá chính cho bảng? Cho ví dụ? Trả lời: * Khoá chính: - Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính (primary key). Khi nhập dữ liệu trong bảng, giá trị thuộc tính tại mọi khóa chính không được để trống. * Tiêu chí chọn khoá chính: - Nó là khoá. - Số thuộc tính là ít nhất. * Ví dụ: - Trong bảng thí sinh (bao gồm: STT, SBD, Họ tên, ngày sinh, trường) thì ta chọn khoá chính là SBD vì nó là khoá và mỗi thí sinh thì có duy nhất một SBD. b. Nội dung bài mới: Hoạt động 1 (15 phút) Tìm hiểu tạo lập CSDL Nội dung Hđ của GV Hđ của HS Tạo lập CSDL * Tạo bảng: Để tạo một bảng ta cần phải khai báo cấu trúc bảng bao gồm các bước: - Đặt tên trường. - Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường. - Khai báo kích thước của trường. Một ví dụ về giao diện để tạo bảng như trong hình 75. * Chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa làm khóa chính. * Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng. * Tạo liên kết bảng. GV: Em hãy nêu các bước chính để tạo CSDL? GV: Bước đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là tạo ra 1 hay nhiều bảng. Để thực hiện điều đó, cần phải xác định và khai báo cấu trúc bảng. GV: Trong chương 2 chúng ta đã sử dụng Access một công cụ quản trị CSDL để thực hiện các thao tác: Tạo bảng, Cập nhật, Sắp xếp các bản ghi, Truy vấn CSDL, Lập báo cáo. GV: thực hiện các thao tác trên máy tính cho HS quan sát. HS: Trả lời câu hỏi. - Tạo bảng. - Chọn khóa chính cho bảng. - Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng. - Tạo liên kết bảng. Chú ý nghe giảng Quan sát giáo viên thực hiện trên máy tính. Ghi chép bài. Hoạt động 2 (12 phút) Các thao tác cập nhật dữ liệu Nội dung Hđ của GV Hđ của HS 2. Cập nhật dữ liệu - Sau khi tạo cấu trúc ta có thể nhập dữ liệu cho bảng. Thông thường việc nhập dữ liệu được thực hiện từ bàn phím. Quá trình cập nhật đảm bảo một số ràng buộc toàn vẹn đã được khai báo. - Phần lớn các hệ QTCSDL cho phép tạo ra biểu mẫu nhập dữ liệu để việc nhập dễ dàng hơn, nhanh hơn và hạn chế khả năng nhầm lẫn. Dữ liệu nhập vào có thể được chỉnh sửa, thêm, xoá: - Thêm bản ghi bằng cách bổ sung 1 hoặc 1 vài bộ dữ liệu. - Chỉnh sửa là việc thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ mà không phải thay đổi toàn bộ giá trị các thuộc tính còn lại của bộ đó. - Xoá bản ghi là việc xoá một hoặc một số bộ của bảng. Ví dụ: * Biểu mẫu cập nhập dữ liệu của Access: GV: Trong Access biểu mẫu được dùng để làm gì? GV: Ta có thể khống chế khi nhập để tránh sai sót được hay không? GV: Sau khi thực hiện xong thao tác tạo bảng dữ liệu, ta có thể khai thác được CSDL chưa? GV: Như vậy ta phải nhập dữ liệu cho bảng, chỉnh sửa, xoá các công việc đó ta thường gọi là cập nhật dữ liệu. Giáo viên thực hịên các thao tác trên máy tính. HS: trả lời, học sinh khác bổ sung. Dùng để nhập dữ liệu, sửa dữ liệu, thêm mới HS: trả lời, hs khác bổ sung. - Không thể HS: trả lời, hs khác bổ sung. - Chưa khai thác được CSDL vì CSDL chưa có dữ liệu. c. Củng cố, luyện tập (2 phút) Các thao tác về tạo lập CSDL và cập nhật CSDL. d. HD học sinh học và làm bài tập ở nhà (1 phút) Học bài cũ. Làm bài tập trong SBT. Đọc trước phần 3 bài 11.
File đính kèm:
- tiet 40.doc