Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 3: Một số khái niệm cơ bản - Năm học 2008-2009

A- MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

+ HS hiểu được bài toán quản lý minh họa

+ Hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức.

2- Kĩ năng:

+ Nêu được các ví dụ liên quan đến các yêu cầu của CSDL.

3- Thái đô

+ Nghiêm túc và nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các mặt của đời sống hiện nay.

B- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

+ Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh

C- CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án điện tử và một và chương trình minh họa cần thiết cho CSDL.

2- Học sinh: SGK và vở ghi bài.

D- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1- Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số: (1 phút)

Lớp 12A 12B1 12B2 12B3

Sĩ số

2- Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

Câu 1: Vẽ sơ đồ tương tác giữa CSDL và hệ QTCSDL nêu vai trò Con người và phần mềm ứng dụng trong mối quan hệ đó.

Câu 2: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 3: Một số khái niệm cơ bản - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 03	 Ngày soạn:27-8-2008
§ 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (T3)
MỤC TIÊU
Kiến thức: 
+ HS hiểu được bài toán quản lý minh họa
+ Hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức.
Kĩ năng:
+ Nêu được các ví dụ liên quan đến các yêu cầu của CSDL.
Thái đô
+ Nghiêm túc và nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các mặt của đời sống hiện nay.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
+ Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án điện tử và một và chương trình minh họa cần thiết cho CSDL.
Học sinh: SGK và vở ghi bài.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số: (1 phút)
Lớp
12A
12B1
12B2
12B3
Sĩ số
Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Câu 1: Vẽ sơ đồ tương tác giữa CSDL và hệ QTCSDL nêu vai trò Con người và phần mềm ứng dụng trong mối quan hệ đó.
Câu 2: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: (1 phút) 
Từ những vấn đề đã nêu ở câu hỏi bài cũ cho ta thấy được những vấn đề mắc phải khi thiết kế một cơ sở dữ liệu chuẩn để đáp ứng những yêu cầu của CSDL ta nghiên cứu bài mới. Một số yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 3c: (25 phút)
Tìm hiểu các yêu cầu của CSDl
Gv: Thế nào là cấu trúc của một CSDL?
Hs: Trả lời dựa vào các bảng trong SGK
Gv: Tính toàn vẹn là gì?
Ví dụ: Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào theo thang điểm 10 , các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và <=10. ( Gọi là ràng buộc vùng)
Gv: Tính không dư thừa?
Ví dụ : Một CSDL đã có cột ngày sinh, thì không cần có cột tuổi. 
Vì năm sau thì tuổi sẽ khác đi, trong khi giá trị của tuổi lại không được cập nhật tự động vì thế nếu không sửa chữa số tuổi cho phù hợp thì dẫn đến tuổi và năm sinh thiếu tính nhất quán.
Ví dụ khác: Đã có cột soluong và dongia, thì không cần phải có cột thành tiền. (=soluong*dongia). 
Chính vì sự dư thừa nên khi sửa đổi dữ liệu thường hay sai sót, và dẫn đến sự thiếu tính nhất quán trong csdl. 
Gv: Tính an toàn và bảo mật thông tin?
Ví dụ về tính an toàn thông tin: Học sinh có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường, nhưng hệ thống sẽ ngăn chận nếu HS cố tình muốn sửa điểm. Hoặc khi điện bị cắt đột ngột, máy tính hoặc phần mềm bị hỏng thì hệ thống phải khôi phục được CSDL.
Ví dụ về tính bảo mật: Hệ thống phải ngăn chặn được mọi truy cập bất hợp pháp đến CSDL
Ví dụ: Một công ty nếu thay đổi giám đốc thì chỉ cần cập nhật lại thông tin của giám đốc còn toàn bộ cấu trúc lưu trữ nhân viên phòng ban là không đổi.
Hoạt động 3c: (7 phút)
Tìm hiểu ứng dụng của CSDL vào các mặt đời sống.
Gv: Em hãy nêu một vài ứng dụng của hệ CSDL mà em biết?
3c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
* Tính cấu trúc: Thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định.
Tính cấu trúc được thể hiện ở các điểm sau:
Dữ liệu ghi vào CSDL được lưu giữ dưới dạng các bản ghi .
Hệ QTCSDL cần có các công cụ khai báo cấu trúc của CSDL (là các yếu tố để tổ chức dữ liệu: cột, hàng, kiểu của dữ liệu nhập vào cột, hàng...) xem, cập nhật, thay đổi cấu trúc .
.
* Tính toàn vẹn: Các giá trị được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy theo nhu cầu lưu trữ thông tin. 
* Tính không dư thừa:
- Một CSDL tốt thường không lưu trữ những dữ liệu trùng nhau, hoặc những thông tin có thể dễ dàng tính toán từ các dữ liệu có sẵn.
 Chính vì sự dư thừa nên khi sửa đổi dữ liệu thường hay sai sót, và dẫn đến sự thiếu tính nhất quán trong CSDL.
* Tính chia sẻ thông tin: vì CSDL đuợc lưu trên máy tính, nên việc chia sẻ CSDL trên mạng máy tính được dể dàng thuận lợi, đây là một ưu điểm nổi bật của việc tạo CSDL trên máy tính.
* Tính an toàn và bảo mật thông tin:
CSDL dùng chung phải được bảo vệ an toàn, thông tin phải được bảo mật nếu không dữ liệu trong CSDL sẽ bị thay đổi một cách tùy tiện và thông tin sẽ bị “xem trộm”.
* Tính độc lập: Một CSDL có thể sử dụng cho nhiều chương trình ứng dụng, đồng thời CSDL không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và hệ máy tính nào cũng sử dụng được nó.
3d. Một số hoạt động có sử dụng CSDL:
- Hoạt động quản lý trường học
- Hoạt động quản lý cơ sở kinh doanh
- Hoạt động ngân hàng
....
4-Cũng cố: (3 phút)
Câu 1 Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL, ví dụ minh họa đối với tính:
a) Không dư thừa, tính bảo mật. 	c) Toàn vẹn, an toàn và bảo mật thông tin
 b) Cấu trúc, chia sẻ thông tin 	d) Không dư thừa, độc lập 
Lưu ý các em phải lấy ví dụ khác ví dụ có trong bài học
Câu 2: Nếu vi phạm đến tính không dư thừa thì sẽ dẫn đến sự thiếu ............................. 
5- Nhiệm vụ về nhà: (3 phút)
+ Về nhà học bài cũ và làm các bài tập từ 1.1 đến 1.13 Sách bài tập.
+ Soạn trước bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

File đính kèm:

  • docGA12 t3.doc