Giáo án Tin học 7 - Tuần 8 - Dương Phước Giàu

- Yêu cầu HS khởi máy tính

- Khởi động excel. Sử dụng công thức để tính các giá trị sau:

a. 20+15; 20-15;20*5; 205

b. 20+15*4; 20-(15*4)

c. 152/4; (2+7)2/ 7

- Chú ý nhắc học sinh phải nhập dấu “=” vào trước công thức.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tuần 8 - Dương Phước Giàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08	Tiết : 15	Ngày soạn 05/10/2013	
Bài thực hành 3 : BẢNG ĐIỂM CỦA EM
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thao tác về nhập công thức trên chương trình Excel.
3. Thái độ: 
	- Nghiêm túc trong thực hành.
- Có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Bài thực hành và phòng máy để học sinh thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút thước.
- Học thuộc lý thuyết và xem trước nội dung thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định lớp : kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi 
1. Dấu gì là dấu đầu tiên cần gõ khi nhập công thức vào một ô? Nhắc lại địa chỉ của một ô là gì? Cho ví dụ?
2. Nhập công thức tính tổng của hàng số A1 và B1 vào ô C1 bằng hai cách?
* Đáp án
1. Dấu = là dấu đầu tiên cần gõ khi nhập công thức vào một ô.
	- Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.Vd: A1, D3..
	2. Nhập công thức:
	Cách 1: Nhập công thức thường =8+12	
Cách 2: Nhập công thức sử dụng địa chỉ =A1+B1
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Ở tiết học trước các em đã dược tìm hiểu cách sử dụng công thức để tính toán của chương trình bảng tính, để rõ hơn về thực hiện tính toán trên trang tính. Các em thực hành về cách tạo tạo trang tính và nhập công thức vào ô tính.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài thực hành. (14’)
Hiển thị dữ liệu số trong ô tính
- Kí hiệu ## xuất hiện khi ô không hiển thị hết dãy số.
- Khi độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài, thì em sẽ thấy các ký hiệu 
### trong ô. Khi đó cần tăng tăng độ rộng của ô để hiển thị hết các số.
- Chú ý quan sát
Hoạt động 2: Tìm hiểu Việc nhập công thức. (20’)
Bài tập 1: 
- Nhập công thức:
+ Chọn ô cần nhập
+ Nhập dấu “=”
+ Nhập công thức
+ Nhấn Enter kết thúc.
Bài tập 2:
Tạo trang tính và nhập công thức
- Sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Yêu cầu HS khởi máy tính
- Khởi động excel. Sử dụng công thức để tính các giá trị sau:
a. 20+15; 20-15;20*5; 205 
b. 20+15*4; 20-(15*4)
c. 152/4; (2+7)2/ 7
- Chú ý nhắc học sinh phải nhập dấu “=” vào trước công thức.
- Bài tập 2:
- Mở trang tính và nhập các dữ liệu như trên hình 25. Nhập công thức vào các ô tính tương ứng như trong bảng dưới đây:
- Cho biết kết quả sau khi đã nhập công thức.
- Hướng dẫn HS trong quá trình thực hành.
- Nhập các công thức vào màn hình Excel để hiện lên kết quả cần tính.
- Dữ liệu trên hình 25 kết quả như sau:
- Khi nhập công thức vào thì được kết quả như sau:
- Thực hiện theo hướng dẫn.
4. Củng cố (3’)
- Nhắc lại cách nhập cơng thức?
- Phải nhập gì đầu tiên?
- Lưu ý cho học sinh những lỗi thường mắc phải.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem trước nội dung tiết thực hành tiếp theo
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiếp theo : bài tập 3,4 (cách dùng địa chỉ trong cơng thức, sự khác nhau giữa dùng và khơng dùng địa chỉ)
Tuần 08	Tiết : 16	Ngày soạn 05/10/2013	
Bài thực hành 3 : BẢNG ĐIỂM CỦA EM
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
- Biết cách lập công thức tính trên trang tính.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thao tác về nhập công thức trên chương trình Excel.
Lập được công thức tính trên trang tính theo mục đích cụ thể.
3. Thái độ: 
	- Nghiêm túc trong thực hành.
- Có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Bài thực hành và phòng máy để học sinh thực hành.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút thước.
- Học thuộc lý thuyết và xem trước nội dung thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi:
1. Hãy nêu ích lợi của việc sử dụng địa chỉ trong công thức?
2. Từ đâu ta biết được ô chức dữ liệu cố định hay là công thức?
* Đáp án:
1. Khi nội dung các ô có địa chỉ trong công thức thay đổi thì kết quả của công thức được thay đổi một cách tự động.
2. Khi ta chọn một ô tính, nội dung hiển thị trên thanh công thức giống nội dung hiển thị trong ô được chọn thì đó là dữ liệu cố định, ngược lại là công thức.
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Ở tiết học trước các em đã dược tìm hiểu cách sử dụng công thức để tính toán của chương trình bảng tính, để rõ hơn về thực hiện tính toán trên trang tính. Các em thực hành về cách tạo tạo trang tính và nhập công thức vào ô tính tiếp theo.
* Tiến trình bài dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập và sử dụng công thức. (13’)
Bài tập 3: 
Lập công thức tính
Số tiền trong sổ =Tiền gửi * lãi xuất * tháng + Tiền gửi
- Yêu cầu HS khởi động Excel
- Đọc kỹ nội dung BT3. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và lập công thức tính lãi xuất tiết kiệm trong từng tháng dựa vào số tiền đã gửi và lãi xuất đã cho.
- Hướng dẫn HS thực hành.
- Yêu cầu lập công thức nhập công thức vào trang tính.
- Chú ý nhắc nhở học sinh những lỗi thường gặp.
- Nhận xét
- Làm theo yêu cầu.
- Đọc kỹ nội dung và thực hiện theo nội dung đó.
- Lập công thức.
Số tiền trong sổ =Tiền gửi * lãi xuất*tháng+Tiền gửi
- Thực hành theo hướng dẫn.
- Kết quả thực hành:
- Sửa chữa sai sót.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tạo bảng tính và lập công thức (20’)
Bài tập 4: 
Lập công thức tính:
Điểm tổng kết=(KT 15phút+KT 1tiết lần1*2+KT 1tiết lần2*2+KT học kì*3)/8
 – Yêu cầu HS mở trang tính mới và lập bảng điểm như hình mẫu.
- Thảo luận nhóm Lập công thức tính điểm tổng kết.
- Tạo bảng tính theo mẫu:
- Hướng dẫn HS trong quá trình thực hành.
- So sánh kết quả thực hiện trong quá trình thực hành.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lập công thức dưới dạng tổng quát.
Điểm tổng kết=(KT 15phút+KT 1tiết lần1*2+KT 1tiết lần2*2+KT học kì*3)/8
- Thực hiện theo hướng dẫn. 
- So sánh kết quả.
4. Củng cố (4’)
- sự ưu tiên trong sử dụng các phép tốn trong cơng thức ?
Hãy nêu ích lợi của việc sử dụng địa chỉ trong công thức?	
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài và làm bài tập trong SGK.
- Xem trước bài mới “sử dụng hàm tính tốn”(tác dụng việc dùng hàm thay cho công thức thường, cách dùng hàm, cách nhập hàm,một số hàm thông dụng)

File đính kèm:

  • doctuần 8.doc