Giáo án Tin học 7 - Tuần 7 - Dương Phước Giàu

- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.

- HS hiểu khái niệm ô, Khối ô, địa chỉ ô.

- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng tính Excel đơn giản.

- HS biết cách nhập công thức trong ô tính.

- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tuần 7 - Dương Phước Giàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07	Tiết : 13	Ngày soạn 26/09/2013
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
I/ Mục tiêu
- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
- HS hiểu khái niệm ô, Khối ô, địa chỉ ô.
- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng tính Excel đơn giản.
- HS biết cách nhập công thức trong ô tính.
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II/ Chuẩn bị	
1. Giáo viên: Giáo trình , kiến thức.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Phương pháp
- Vấn Đáp; Thực hành.
IV/ Tiến trình bài giảng
1/ Ổn định lớp: kt sĩ số (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (không)
3/ Bài mới: (40’)
- Giới thiệu bài.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán. (15’)
GV: Chương trình bảng tính có khả năng rất ưu việt đó là tính toán.
- Trong bảng tính ta có thể dùng các công thức để thực hiện các phép tính.
GV: Lấy VD: 3 + 5
GV: Giới thiệu các phép toán. Mỗi phép toán GV lấy 1 VD và lưu ý cho HS các ký hiệu phép toán.
+ Vị trí của các phép toán trên bàn phím.
? Trong toán học, ta có thứ tự thực hiện các phép tính như thế nào?
GV: Lấy VD: ((12 + 5)-8)*2
HS: Nghe, quan sát GV làm mẫu và ghi chép vào vở.
HS: Trả lời.
à HS có thể trả lời theo kinh nghiệm: Nhân chia trước, cộng trừ sau.
1. Sử dụng công thức để tính toán.
- Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính +, - , *, /, ^, % để tính toán.
- Trong bảng tính cũng cần phải thực hiện thứ tự phép tính:
+ Với biểu thức có dấu ngoặc: Ngoặc ( ) à { }à ngoặc nhọn.
+ Các phép toán luỹ thừa -> phép nhân, phép chia à phép cộng, phép trừ.
Hoạt động 2: Cách nhập công thức (25’)
GV: Yêu cầu HS quan sát H22 trong SGK 
? Khi nhập công thức cần nhập gì trước ?
? Hãy cho biết biểu thức sau nhập vào Excel như thế nào : 
? Ta có thể nhập dữ liệu ở đâu ?
? Làm sao phân biệt giữa ô có hay không có công thức ?
GV: Đưa ra chú ý cho HS:
Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan sát Thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. Tuy nhiên, nếu trong ô đó có công thức, các nội dung này sẽ khác nhau. VD các em quan sát H23 SGK
? Vậy thanh công thức ngoài việc kiểm tra còn tác dụng gì?
? Tại sao cần nhập dấu “=” trước khi tính toán
HS quan sát H22
- Nhập dấu “=”
- Trả lời theo hiểu biết
- Ở thanh công thức hay tại ô đó
- TL: nhìn vào thanh công thức
- Để nhập công thức
- Vì không có dấu “=” thì chỉ là nhập dữ liệu vào ô không phải biểu thức tính toán
2. Nhập công thức
- Để nhập công thức vào 1 ô cần làm như sau:
+ Chọn ô cần nhập công thức
+ Gõ dấu =
+ Nhập công thức
+ Nhấn Enter chấp nhận
4. Củng cố (3’)
- §Ó nhËp mét c«ng thøc vµo 1 « ta ph¶i chó ý ®Õn ®iÒu g× ®Çu tiªn? à HS: dấu “=”
- Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa giá trị cụ thể? àHS: nháy vào ô đó và quan sát nội dung hiển thị trên thanh công thức.
5. Dặn dò (1’)
- Về học bài, làm các bài tập 1,3,4 trang 24 SGK.
- Xem trước phần tiếp theo cách sử dụng địa chỉ trong công thức : địa chỉ ô là gì? Lợi ích của việc dùng địa chỉ trong công thức? Cách đưa địa chỉ vào trong công thức tính toán?
Tuần 07	Tiết : 14	Ngày soạn 26/09/2013
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tt)
I/ Mục tiêu
- HS hiểu được thế nào là địa chỉ công thức, địa chỉ ô.
- HS biết sử dụng địa chỉ công thức để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXCEL đơn giản.
- HS biết cách nhập thành thạo công thức trong ô tính.
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II/ Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Phương pháp
- Vấn Đáp; Thực hành.
IV/ Tiến trình bài giảng
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Trong Excel thứ tự ưu tiên các phép tính như thế nào?
(?) Nêu cách nhập công thức trong Excel
- HS trả lời, GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới: ( 35’ )
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động : sử dụng địa chỉ trong công thức (35’)
GV: Trên thanh công thức hiển thị A1, em hiểu công thức đó có nghĩa gì?
GV: Yêu cầu thực hành:
Nhập các dữ liệu: A2=20; B3=18; Tính trung bình cộng tại ô C3 = (20+18)/2.
? Nếu thay đổi dữ liệu ô A2, thì kết quả tại ô C3 như thế nào?
à Như vậy, nếu dữ liệu trong ô A2 thay đổi thì ta phải nhập lại công thức tính ở ô C3.
- Có 1 cách thay cho công thức = ( 20+18)/2 em chỉ cần nhập công thức = ( A2+B3)/2 vào ô C3, nội dung của ô C3 sẽ được cập nhật mỗi khi nội dung các ô A2 và B3 thay đổi.
- Yêu cầu HS thực hành theo nội dung trên.
(Cho HS thực hành nhiều lần theo cách thay đổi dữ liệu ở các ô).
- GV đưa bài tập chuẩn bị sẵn cho HS thực hiện.
HS: Trả lời - Đó là Cột A, hàng 1.
HS: Thực hành theo cặp trên máy tính.
HS: Trả lời - Kết quả không thay đổi.
- Nghe và ghi chép.
HS: Thực hành tại chỗ trên máy tính của mình.
- HS thực hiện giải bài tập.
3. Sử dụng địa chỉ công thức
Ví dụ:
 A2 = 20
 B3 = 18
Trung bình cộng tại C3:
Công thức: = ( A2+ C3)/2
* Chú ý
- Nếu giá trị ở các ô A2 hoặc B3 thay đổi thì kết quả ở ô C3 cũng thay đổi theo.
4. Củng cố: (3’)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK từ bài 1-4 trang 24.
- Lợi ích của việc dùng địa chỉ trong công thức ?
5. Dặn dò: (1’)
- Về học bài.
- Xem trước nội dung yêu cầu thực hành của bài thực hành 3 : nếu độ rộng cột bé hơn chiều dài dữ liệu thi chuyện gì xãy ra? Cách nhập công thức với những phép toán ưu tiên? Cách nhập số mũ trong trong công thức.

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc