Giáo án Tin học 7 - Tuần 31 - Dương Phước Giàu
I - MỤC TIÊU
- Biết các công cụ và điều khiển hình.
- Biết cách mở, ghi tệp, thoát khỏi phần mềm.
- Thực hiện thành thạo thao tác trên.
- Hình thành thái độ nghiêm túc, chú ý trong giờ học.
II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, phòng máy.
2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà.
Tuần: 31 Tiết : 61 Ngày soạn: 23/03/2014 HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (TT) I - MỤC TIÊU - Biết các công cụ và điều khiển hình. - Biết cách mở, ghi tệp, thoát khỏi phần mềm. - Thực hiện thành thạo thao tác trên. - Hình thành thái độ nghiêm túc, chú ý trong giờ học. II - CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, phòng máy. 2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà. III - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. ỔN ĐỊNH (1’) Kt sĩ số 2. KIỂM RA BÀI CŨ (5’) (?) Cho biết cách khởi động Geogebra? (?) Thành phần chính trên màn hình Geogebra gồm những gì? (?) Cách sử dụng các nút lệnh vẽ hình và nút lệnh điều khiển? - HS trả lời, GV nhận xét. 3. BÀI MỚI (35’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Mở và ghi tệp vẽ hình và thoát khỏi phần mềm (15’) GV: Chúng ta đã biết, với Word có phần mở rộng là .doc, Excel là .xls còn với Geogebra là .ggb. ? Cách mở và lưu với tệp Geogebra? GV: Để thoát khỏi phần mềm ta làm thế nào ? HS : Ghi chép. HS: Suy nghĩ trả lời. Nháy vào nút X trên màn hình 2. Làm quen với phần mềm d) Mở và ghi tệp vẽ hình - Mở tệp: File -> Open. Chọn tệp cần mở -> Open. - Ghi tệp: File -> Save. Gõ tên ở ô File name -> Save. e) Thoát khỏi phần mềm File -> Exit. Hoạt động 2: Thực hành vẽ tam giác (20’) GV: yêu cầu HS quan sát màn hình. GV hướng dẫn HS cách vẽ tam giác ABC. GV: Yêu cầu HS khởi động phần mềm Geo và từng HS thực hiện thao tác vẽ tam giác trên máy tính. ? Để thực hiện thao tác di chuyển ta sử dụng nút lệnh nào? GV: Yêu cầu HS thực hiện di chuyển các điểm A, B, C. GV: Yêu cầu HS lưu lại các tệp hình đã vẽ. GV: Yêu cầu HS mở lại các tệp đã lưu. ? Để thoát khởi phần mềm ta làm ntn? GV: Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm Geogebra. HS : Chú ý quan sát và nghe giảng. HS: Thực hành vẽ theu yêu cầu của GV. HS: nút tạo điểm tự do và nút tạo đoạn thẳng. HS: Thực hiện di chuyển điểm. HS: Thực hiện lưu tệp. HS: Thực hiện mở tệp đã có. HS: Trả lời và tiến hành thao tác thoát khỏi phần mềm. 3. Vẽ hình đầu tiên: Tam giác ABC a) Lưu tệp b) Mở tệp c) Thoát khỏi phần mềm 4- CỦNG CỐ (3’) - Hãy cho biết cách ghi tệp, mở tệp vẽ hình? - Cách vẽ tam giác bằng nút lệnh? - Cách thoát khỏi Geogebra? 5. Dặn dò: 1’ - Về học bài, soạn phần tiếp theo. Yêu cầu tìm hiểu: + Như thế nào gọi là quan hệ giữa các đối tượng hình học khác nhau?cho ví dụ? + Tìm hiểu các nút lệnh thiết lập mối quan hệ trong phần mềm. Tuần: 31 Tiết : 62 Ngày soạn: 23/03/2014 HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (TT) I - MỤC TIÊU - Học sinh bước đầu hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng. - Học sinh biết và hiểu các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh hoạ hình học trong chương trình môn Toán. - Củng cố lại các cách vẽ các hình cơ bản. Tạo được giao điểm 3 đường cao, 3 đường trung tuyến, 3 đường phân giác... - Thực hiện thành thạo tất cả các thao tác với Geogebra. - Hình thành thái độ học tập nghiêm túc, hăng say học hỏi. Thêm yêu thích môn học. II - CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, Phòng máy. 2. Học sinh: soạn bài ở nhà trước. III- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. ỔN ĐỊNH (1’) Kt bài cũ 2. KIỂM RA BÀI CŨ (lồng ghép vào bài học) 3. BÀI MỚI (40’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1:quan hệ giữa các đối tượng hình học (15’) GV: Em hãy kể tên các quan hệ giữa các đối tượng hình học đã học trong môn toán hình học. GV: giới thiệu một số quan hệ và cách thiết lập trong phần mềm. HS: điểm thuộc đường thẳng, song song... HS: Quan sát, chú ý lắng nghe và ghi chép. 4. Quan hệ giữa các đối tượng hình học - Điểm nằm trên đường thẳng, đoạn thẳng - Giao điểm 2 đường thẳng - Trung điểm của đoạn thẳng - Đường phân giác 1 góc - Đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với đường thẳng khác - Đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng khác Hoạt động 2: Một số lệnh hay dùng (25’) GV: Giới thiệu các lệnh thường dùng trong Geogebra. GV: Giới thiệu thao tác di chuyển nhãn của đối tượng. GV: Giới thiệu thao tác làm ẩn 1 đối tượng hình. GV: Giới thiệu thao tác làm ẩn/hiện nhãn 1 đối tượng hình. GV: Giới thiệu thao tác xoá 1 đối tượng hình. GV: Giới thiệu thao tác đổi tên, nhãn đối tượng hình. GV: Giới thiệu thao tác phóng to, thu nhỏ đối tượng hình. GV: Giới thiệu thao tác di chuyển đối tượng hình. - Gọi 1 số HS lên thực hiện các thao tác - GV : Nhận xét HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép. HS: Chú ý quan sát. HS: Chú ý quan sát. HS: Chú ý quan sát. HS: Quan sát và ghi chép. HS: Quan sát và ghi chép. HS: Quan sát và ghi chép. - thực hiện 5. Một số lệnh hay dùng a) Dịch chuyển nhãn của đối tượng - Dùng công cụ chọn và thực hiện thao tác kéo thả chuột xung quanh đối tượng đến vị trí mới. b) Làm ẩn một đối tượng hình học - Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Show Object. c) Làm ẩn/hiện nhãn của đối tượng - Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Show label. d) Xoá một đối tượng C1 : Nháy chọn đối tượng và nhấn phím Delete. C2: Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Delete. e) Thay đổi tên, nhãn của đối tượng - Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Rename. Gõ tên mới -> Apply. g) Phóng to, thu nhỏ các đối tượng trên màn hình - Nháy chuột phải lên đối tượng và chọn Room. h) Di chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình - Giữ Ctrl + Chuột trái và thao tác kéo thả chuột. 4- CỦNG CỐ- (3’) - Làm ẩn một đối tượng hình học ? - Làm ẩn/hiện nhãn của đối tượng? - Xoá một đối tượng ? 5. DẶN DÒ: (1’) - Về học bài, soạn tiếp phần còn lại của bài: + Xem lại kiến thức của toàn bài. + Định hướng cách vẽ các đối tượng hình học trong bài tập thực hành cuối bài.
File đính kèm:
- Tuần 31.doc