Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013

1. Kiến thức

- Biết khái niệm về hàm

- Biết cách nhập hàm trong ô tính

2. Kỹ năng

- Biết được cách nhập hàm tương tự như nhập công thức

3. Thái độ.

- Học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học

- Học sinh ngày càng yêu thích môn học

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
10
Ngày soạn:
30/09/2012
Tiết:
19
Ngày giảng:
11/10/2012
Bài số: 4
 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khái niệm về hàm 
- Biết cách nhập hàm trong ô tính
2. Kỹ năng
- Biết được cách nhập hàm tương tự như nhập công thức
3. Thái độ.
- Học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học
II. Chuẩn bị. 
1/. Giáo viên:
	a) Phương pháp: Phương pháp thực hành.
	b) ĐDDH: 
- SGK, Giáo án, phần mềm. 
- Phòng máy vi tính.
2/. Học sinh:
	- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
III- CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm trong chương trình bảng tính
 Giới thiệu hàm trong chương trình bảng tính.
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính toán với các công thức trên trang tính.
Để tính trung bình cộng của ba số 5, 15, 25 ta thực hiện như thế nào? 
Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị 
dữ liệu cụ thể.
* Hoạt động 2: 
 Tìm hiểu cách sử dụng hàm.
Để nhập hàm vào một ô, ta chọn ô cần nhập, gõ dẫu =, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter.
IV. Củng cố: Em hãy nêu cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính
V. Hướng dẫn về nhà : - Học bài kết hợp SGK
+ Chọn một ô sau đó gõ công thức vào.
* Ví dụ
Tính tổng của 10,25,31
Cách thực hiện:
Ta gõ vào một ô bất kì 
= 10 + 25 + 31 rồi nhấn Enter. Kết quả: 66
+ Ta nhập vào ô tính như sau:
=(5 + 15 + 25)/3 và nhấn Enter.
Kết quả: 15
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
1. Hàm trong chương trình bảng tính:
Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
2. Cách sử dụng hàm:
Để nhập hàm vào một ô, ta chọn ô cần nhập, gõ dẫu =, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter 
IV. Rút kinh nghiệm:
----------˜˜&™™----------
Tuần:
10
Ngày soạn:
30/09/2012
Tiết:
20
Ngày giảng:
11/10/2012
Bài số: 4
 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khái niệm về hàm .
- Biết cách nhập hàm trong ô tính.
2. Kỹ năng
- Biết được cách nhập hàm tương tự như nhập công thức.
3. Thái độ.
- Học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học.
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị. 
1/. Giáo viên:
	a) Phương pháp: Phương pháp thực hành.
	b) ĐDDH: 
- SGK, Giáo án, phần mềm. 
- Phòng máy vi tính.
2/. Học sinh:
	- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
III- CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Ổn định lớp;
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1 trang 31/ SGK
Bài mới:	
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm tính tổng.
- Cú pháp:
SUM(a,b,c)
Trong đó: Các biến a,b,c  được đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của ô. Số lượng các biến là không giới hạn.
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
Ví dụ:
=SUM(15,24,45);
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hàm tính trung bình cộng.
- Cú pháp:
AVERAGE(a,b,c)
? a,b,c gọi là gì.
- Chức năng ?
Ví dụ:
AVERAGE(15,24,45);
Hãy cho một số ví dụ khác?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hàm xác định giá trị lớn nhất.
Giáo viên đưa ra ví dụ:
MAX( 45,56,65,24);
- Cú pháp?
- Chức năng?
* Hoạt động 4: Tìm hiểu hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
- Cú pháp:
MIN(a,b,c...);
- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến.
4. Củng cố: 
Hãy nêu cú pháp và chức năng của các hàm cơ bản: SUM, AVERAGE, MAX, MIN
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài kết hợp SGK
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên:
a,b,c gọi là các biến
+ Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến.
AVERAGE(A1,A5);
AVERAGE(A1,A5,5);
Học sinh quan sát
Max(a,b,c);
+ Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
1. Một số hàm trong chương trình bảng tính:
a) Hàm tính tổng:
- Cú pháp:
SUM(a,b,c)
- Chức năng: Cho kết quả là tổng các dữ liệu số trong các biến.
b) Hàm tính trung bình cộng:
- Cú pháp:
AVERAGE(a,b,c)
- Chức năng: Cho kết quả là giá trị trung bình của các dữ liệu số trong các biến
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất:
- Cú pháp:
 MAX(a,b,c);
- Chức năng: Cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các biến.
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Cú pháp:
MIN(a,b,c...);
- Chức năng: cho kết quả là giá trị nhỏ nhất trong các biến. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc