Giáo án Tin học 7 - Tiết 7 - Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính - Nông Văn Vững

+ GV: Hướng dẫn HS mở một bảng tính mới hoặc một bảng tính đã được lưu trên máy.

+ GV: Cách thực hiện để mở một bảng tính mới?

+ GV: Cho HS thực hiện thao tác GV, quan sát giúp đỡ các HS yếu.

+ GV: Cách thực hiện để mở một tệp bảng tính đã lưu trên máy tính?

+ GV: Cho HS thực hiện thao tác GV, quan sát giúp đỡ các HS yếu.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách để lưu bảng tính?

+ GV: Để lưu bảng tính với một tên khác ta thực hiện như thế nào?

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.

+ GV: Cho HS thực hành theo cá nhân, quan sát các em thực hiện.

+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện lại các thao tác.

+ GV: Cho các bạn nhận xét thao tác thực hiện của bạn mình.

+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà các em thường gặp.

+ GV: Củng cố lại các nội dung các em đã được thực hiện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tiết 7 - Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính - Nông Văn Vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/09/2014
Ngày dạy: 10/09/2014
Tuần: 4
Tiết: 7
BÀI THỰC HÀNH 2: LÀM QUEN VỚI 
CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Phân biệt được bảng tính, trang tính và nhận biết được các thành phần chính của trang tính.
	- Thực hiện được mở và lưu bảng tính trên máy tính.
	- Thực hiện được việc chọn các đối tượng trên trang tính.
	- Phân biệt và nhập được một số dữ liệu khác nhau vào ô tính.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng mở bảng tính đã được lưu.
- Rèn luyện kĩ năng lưu bảng tính với một tên khác.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập, vượt qua những khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
7A2:/.;	7A3: /	7A4: /
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Các thành phần cơ bản của trang tính?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Mở và lưu bảng tính bảng tính.
+ GV: Hướng dẫn HS mở một bảng tính mới hoặc một bảng tính đã được lưu trên máy.
+ GV: Cách thực hiện để mở một bảng tính mới?
+ GV: Cho HS thực hiện thao tác GV, quan sát giúp đỡ các HS yếu.
+ GV: Cách thực hiện để mở một tệp bảng tính đã lưu trên máy tính?
+ GV: Cho HS thực hiện thao tác GV, quan sát giúp đỡ các HS yếu.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách để lưu bảng tính?
+ GV: Để lưu bảng tính với một tên khác ta thực hiện như thế nào? 
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Cho HS thực hành theo cá nhân, quan sát các em thực hiện.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện lại các thao tác.
+ GV: Cho các bạn nhận xét thao tác thực hiện của bạn mình.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà các em thường gặp.
+ GV: Củng cố lại các nội dung các em đã được thực hiện.
+ HS: Tập trung, chú ý quan sát các thao tác mà GV làm à ghi nhớ các bước thực hiện.
+ HS: Để mở một bảng tính mới ta nháy nút New trên thanh công cụ.
+ HS: Thực hiện thao tác theo sự hướng dẫn của GV, làm theo thao tác mẫu.
+ HS: Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
+ HS: Thực hiện thao tác theo sự hướng dẫn của GV, làm theo thao tác mẫu.
+ HS: Để lưu bảng tính ta chọn Menu File à Save.
+ HS: Để lưu bảng tính với một tên khác ta chọn File à Save as.
+ HS: Quan sát các thao tác mẫu của GV, ghi nhớ cách thực hiện.
+ HS: Thực hành theo cá nhân, sửa các sai sót theo yêu cầu của GV.
+ HS: Thao tác thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.
+ HS: Nhận xét các thao tác đã làm được và chưa làm được của bạn mình.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Thực hiện lại các thao tác còn yếu, chưa thành thạo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.
+ GV: Yêu cầu HS làm bài tập nhóm: khởi động Excel và nhận biết các thành phần chính trên trang tính?
+ GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ xung.
+ GV: Nháy chuột để kích hoạt các ô khác nhau và quan sát sự thay đổi nội dung trong hộp tên.
+ GV: Nhập dữ liệu tuỳ ý vào các ô và quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức.
+ GV: Yêu cầu HS so sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức.
+ GV: Yêu cầu HS gõ “=5 + 7” vào một ô tùy ý và nhấn Enter. Chọn lại ô đó và so sánh nội dung dữ liệu trong ô và trên thanh công thức.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn thực hiện.
+ GV: Cho HS tự thực hiện theo cá nhân.
+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.
+ GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà các em thường gặp.
+ GV: Củng cố lại các nội dung các em đã được thực hiện.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ HS: Các thành phần chính trên trang tính gồm :
- Ô tính.
- Cột.
- Hàng.
- Khối
- Hộp tên.
- Thanh công thức.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV à nhận biết được địa chỉ của ô tính.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, quan sát sự thay đổi đưa ra nhận xét.
+ GV: Dữ liệu trong ô và trên thanh công thức hoàn toàn giống nhau.
+ GV: Nội dung trên thanh công thức hiện thị “=5 + 7”, còn nội dung trong ô dữ liệu hiện thị kết quả là 12.
+ HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác trên.
+ HS: Một số em lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn trên.
+ HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
+ HS: Thực hiện các thao tác theo từng cá nhân.
+ HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Quan sát nhận xét và góp ý bổ sung sai sót của các bạn.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Thực hiện lại các thao tác còn yếu, chưa thành thạo.
+ HS: Tập trung lắng nghe.
4. Củng cố - dặn dò:
 	- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
 	- Xem lại các thao tác nhập dữ liệu. 
- Xem các bài tập tiếp theo trong bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_4_tiet_7_tin_7_2014_2015.doc