Giáo án Tin học 7 - Tiết 2, Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? - Nguyễn Hữu Khoa
* Hoạt động 1: - Học sinh biết được một số thành phần cơ bản trên màn hình chương trình bảng tính.
- Học sinh hiểu được khái niệm về hàng, cột, ô tính, địa chỉ ô tính.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết cách nhập và sửa dữ liệu; biết di chuyển trên trang tính của chương trình bảng tính.
- Học sinh hiểu được để gõ Tiếng Việt trong bảng tính cần phải có chương trình gõ chữ Việt; có phong chữ Việt và gõ theo kiểu gõ và quy tắc gõ chữ Việt.
Tuần 01 - Tiết 02 Ngày dạy: 18/08/2014 BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết được một số thành phần cơ bản trên màn hình chương trình bảng tính. - Học sinh hiểu được khái niệm về hàng, cột, ô tính, địa chỉ ô tính. * Hoạt động 2: - Học sinh biết cách nhập và sửa dữ liệu; biết di chuyển trên trang tính của chương trình bảng tính. - Học sinh hiểu được để gõ Tiếng Việt trong bảng tính cần phải có chương trình gõ chữ Việt; có phong chữ Việt và gõ theo kiểu gõ và quy tắc gõ chữ Việt. Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Xác định được địa chỉ của một ô tính bất kì hay của một khối bất kì trên trang tính. - Nhập và sửa dữ liệu; di chuyển trên trang tính và gõ chữ Việt trên trang tính. Hs thực hiện thành thạo: - Xác định được địa chỉ của một ô tính bất kì hay của một khối bất kì trên trang tính. - Nhập và sửa dữ liệu; di chuyển trên trang tính và gõ chữ Việt trên trang tính. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Màn hình làm việc của chương trình bảng tính: - Nhập dữ liệu vào trang tính: 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Sách vở theo yêu cầu bộ môn, đọc trước bài mới ở nhà. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng. (3p) Em hãy nêu những khả năng của chương trình bảng tính mà em biết? Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính: (12p) Gv: Em hãy quan sát Hình 6 Sgk và cho thầy biết màn hình làm việc của Excel gồm những thành phần chính nào? Hs: Quan sát, chỉ ra các thành phần chính của chương trình. Gv: Em hãy quan sát màn hình làm việc của chương trình bảng tính có gì khác với màn hình Word? Hs: Khác: Thanh công thức, bảng chọn Data, tên cột, tên hàng, tên các trang tính, ô tính. Gv: Nhận xét và tổng kết lại và đưa ra các khái niệm. Gv: Các em hãy xác định cho thầy hàng 4, cột D, ô D4? Hs: Quan sát và lên chỉ vị trí của ô. Gv: Nhận xét và đưa ra đáp án Hs: Quan sát, ghi chép. Gv: Em hãy xác định cho thầy vùng hình chữ nhật được đánh dấu có địa chỉ như thế nào? Hs: Quan sát lên chỉ vị trí của khối. Gv: Nhận xét và đưa ra đáp án đúng Hs: Lắng nghe, ghi chép 3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính: + Thanh tiêu đề + Thanh bảng chọn + Thanh công cụ + Các nút lệnh + Thanh trạng thái + Thanh cuốn dọc, ngang + Thanh công thức + Bảng chọn Data + Trang tính a. Thanh công thức: Được sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính. b. Bảng chọn Data: Nằm trên thanh bảng chọn(menu). Nơi để chứa các lệnh dùng để xử lý dữ liệu. c. Trang tính: Gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng gọi là ô tính (còn gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu. + Các cột của trang tính được đánh thứ tự liên tiếp từ trái sang phải bằng các chữ cái bắt đầu từ A, B, CCác kí tự này được gọi là tên cột, + Các hàng của trang tính được đánh thứ tự liên tiếp từ trên xuống dưới bằng các số, gọi là tên hàng, bắt đầu từ 1, 2, 3 + Địa chỉ của 1 ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. + Khối: Là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình chữ nhật. Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách bằng dấu 2 chấm (:). Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào trang tính: Gv: Để nhập dữ liệu vào trang tính chúng ta phải thực hiện 3 bước sau: + B1: Nháy chuột trái vào ô cần nhập. + B2: Đưa dữ liệu vào từ bàn phím. + B3: Nhấn phím Enter hoặc có thể chọn 1 ô tính khác. Hs: Nghe giảng, ghi chép Gv: Vậy theo em để sửa dữ liệu trong ô tính ta làm như thế nào? Hs: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa dữ liệu, thực hiện các thao tác sửa dữ liệu, nhấn phím Enter. Gv: Ở phần mềm soạn thảo Word, để di chuyển trên trang văn bản thì các em làm thế nào? Hs: Sử dụng chuột và các thanh cuốn dọc, ngang Sử dụng các mũi tên trên bàn phím. Gv: Trong chương trình bảng tính, chúng ta cũng làm tương tự như thế nếu muốn di chuyển trên trang tính. Hs: Chú ý, ghi chép Gv: Trong soạn thảo văn bản Word, muốn gõ chữ Việt chúng ta làm thế nào? Hs: Cần có chương trình gõ tiếng Việt và phông chữ Việt. Gv: Trong chương trình bảng tính, chúng ta muốn gõ chữ Việt thì làm tương tự như trong chương trình Word. 4. Nhập dữ liệu vào trang tính: a. Nhập và sửa dữ liệu: * Nhập dữ liệu: + B1: Nháy chuột trái vào ô cần nhập. + B2: Đưa dữ liệu vào từ bàn phím. + B3: Nhấn phím Enter hoặc có thể chọn 1 ô tính khác. * Sửa dữ liệu: + B1: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa. + B2:Thực hiện các thao tác sửa dữ liệu bằng bàn phím. + B3: Nhấn phím Enter. b. Di chuyển trên trang tính: + Sử dụng chuột và các thanh cuốn dọc, ngang + Sử dụng các mũi tên trên bàn phím. c. Gõ chữ Việt trên trang tính: + Cần có chương trình gõ Tiếng Việt, vd như: Unikey, Vietkey + Có phông chữ Việt + Kiểu gõ và quy tắc gõ chữ Việt có dấu tương tự như chương trình soạn thảo. Tổng kết. (10p) Cho học sinh thực hiện lại các thao tác nhập và sửa dữ liệu; di chuyển trên trang tính và gõ chữ Việt trên trang tính. Hướng dẫn học tập. (3p) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay. - Làm các bài tập trong SGK, thực hành các thao tác nếu có điều kiện. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước và chuẩn bị bài cho bài thực hành số 1. - Tìm hiểu trước cách khởi động Excel, lưu kết quả và thoát khỏi Excel. 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
File đính kèm:
- Tin 7Tiet 2.doc