Giáo án Tin học 6 - Tuần 8 - Dương Phước Giàu
I/ MỤC TIÊU:
-HS giải thích được hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
-HS biết cách sử dụng phần mềm để tìm hiểu Hệ Mặt Trời
-HS biết cách khởi động/thoát khởi phần mềm.
II/ CHUẨN BỊ:
- HS: Xem bài trước ở nhà, vở ghi bài, SGK
- GV: Giáo án, SGK, Máy tính có cài đặt chương trình Solar System 3D Simulator
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Phần mềm Mario dùng làm gì? Ta có thể luyện tập ở những hàng phím nào?
? Hãy nêu các mức luyện tập?Trên màn hình có những bảng chon nào?
- Tuần 08 - Tiết :15 - Ngày soạn: 05/10/2013 BÀI 7: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI I/ MỤC TIÊU: -HS giải thích được hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực -HS biết cách sử dụng phần mềm để tìm hiểu Hệ Mặt Trời -HS biết cách khởi động/thoát khởi phần mềm. II/ CHUẨN BỊ: - HS: Xem bài trước ở nhà, vở ghi bài, SGK - GV: Giáo án, SGK, Máy tính có cài đặt chương trình Solar System 3D Simulator III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Phần mềm Mario dùng làm gì? Ta có thể luyện tập ở những hàng phím nào? ? Hãy nêu các mức luyện tập?Trên màn hình có những bảng chon nào? 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Kiến thức ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm (10’) - Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời của chúng ta có những hành tinh nào? Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời sẽ giải đáp cho chúng ta câu hỏi đó. - Yêu cầu HS đọc SGK - Trái Đất quay quanh Mặt Trời hay ngược lại? - Mặt Trời màu đỏ rực nằm ở trung tâm - Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt trời. - Mặt Trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh Trái Đất. - HS lắng nghe, có thể phát biểu ý kiến. - Đọc bài - Trái Đất quay quanh MặT Trời - HS chú ý, ghi lại nội dung. 1. Giới thiệu phần mềm - Trong khung chính của màn hình là Hệ Mặt Trời. Gồm có: + Mặt Trời màu đỏ rực nằm ở trung tâm + Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt trời. + Mặt Trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh Trái Đất. Hoạt động 2: Các lệnh điều khiển quan sát (25’) - Nhằm giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến Hệ Mặt Trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh ta sẽ làm quen với các nút lệnh sau trong cửa sổ phần mềm: - GV hướng dẫn sử dụng các nút lệnh và thực hiện thao tác cho HS quan sát.. ? Để di chuyển đối tượng ta phải sử dụng thao tác nào của chuột? Lưu ý với HS ở các thanh cuốn muốn di chuyển nút cuốn phải sử dụng thao tác kéo thả chuột - Hướng dẫn HS để xem thông tin chi tiết của các hành tinh thì nháy vào nút: Show planetary Information (biểu tượng hình Trái Đất bên phải phía dưới khung màn hình): + Diameter: đường kính. + Orbit: quỹ đạo + Orbital Period: chu kỳ quỹ đạo. + Mean Orbital Velocity: vận tốc quỹ đạo. + Inclination to Ecliptic: độ nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo + Equatorial Tilt to Orbit: xích đạo nghiêng so với quỹ đạo. + Mass: khối lượng + Temperature: nhiệt độ. + Density: mật độ. - HS quan sát và ghi nhớ các lệnh à Sử dụng thao tác kéo thả chuột - Lắng nghe, ghi lại. 2. Các lệnh điều khiển quan sát 1) Nháy nút ORBITS để hiện hay ẩn quỹ đạo chuyển động. 2) Nháy chuột vào nút VIEW làm cho vị trí quan sát của em tự động chuyển động trong không gian. 3) Di chuyển thanh cuốn ngang (ZOOM) để phóng to, thu nhỏ. 4) Di chuyển thanh cuốn ngang (SPEED) để thay đổi vận tốc chuyển dộng của các hành tinh. 5) 2 Nút mũi tên (màu cam): Move View Up và Move View Down dùng để nâng lên, hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng nằm ngang của toàn Hệ Mặt Trời. 6) Các nút mũi tên (màu xám) gồm: Up, Down, Left, Right dùng để di chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải. Nút Default (nút tròn màu cam có hình mũi tên chỉ 4 hướng) dùng để đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa Mặt trời về trung tâm cảu cửa sổ màn hình. 4. Củng cố (3’) - Nêu chức năng của nút lệnh ORBITS, VIEW? - Nêu chức năng của thanh cuốn ZOOM, SPEED? - Để dịch chuyển khung nhìn lên, xuống, sang trái, sang phải. Ta phải sử dụng những nút lệnh nào? 5. Dặn dò (1’) - Về xem lại cách sử dụng cũng như chức năng các nút lệnh của chương trình - Soạn trước nội dung thực hành: ? Cách khởi động chương trình như thế nào - Xem trước hình ở phần 4,5 tr37 để trả lời câu hỏi 2,3 tr38. - Tuần 08 - Tiết :16 - Ngày soạn: 05/10/2013 BÀI 7: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt) I/ MỤC TIÊU: - HS giải thích được hiện tượng ngày và đêm, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực - HS biết cách sử dụng phần mềm và có thể chỉ rõ cụ thể trên cửa sổ của chương trình. - HS nghiêm túc thực hiện nội quy phòng máy. II/ CHUẨN BỊ: - HS: Tìm hiểu thêm một số kiến thức vật lí, thiên văn. - GV: Chuẩn bị chương trình Solar System 3D Simulator III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: 1) Trong Solar System 3D Simulator để phóng to, thu nhỏ khung nhìn ta làm thế nào? 2) Muốn ẩn hoặc hiện quỹ đạo chuyển động của các hành tinh ta sử dụng nút lệnh gì? 3) Để di chuyển toàn bộ khung nhìn theo cá hướng ta phải sử dụng các nút lệnh nào? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng Hoạt động 1 : thực hành quan sát hệ mặt trời (32’) - GV yêu cầu HS khởi động chương trình Solar System 3D Simulator và hướng dẫn HS thực hành. ? Tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất (yêu cầu cá nhân dựa vào quan sát trả lời) - Em hãy quan sát hiện tượng nhật thực và cho biết hiện tượng này xảy ra khi nào? - Cho HS thảo luận nhóm (2 HS/nhóm)(2’). Đại diện nhóm trình bày. - Yêu cầu HS điều khiển khung nhìn để quan sát được hiện tượng nhật thực. ? Em hãy quan sát hiện tượng nguyệt thực và cho biết hiện tượng này xảy ra khi nào? (cho thảo luận nhóm 2’) - GV nhận xét câu trả lời của HS - Yêu cầu HS điều khiển khung nhìn để quan sát được hiện tượng nhật thực. - GV giải thích một số tên tiếng Anh của các hành tinh để học sinh nhận biết. Yêu cầu sử dụng chức năng nút lệnh Show planetary Information để trả lời các câu hỏi sau: 1) Sao Kim và Sao Hỏa, sao nào gần Mặt Trời hơn? 2) Trái Đất nặng bao nhiêu? 3) Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời? 4) Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh? 5) Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ? 6) Nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa là bao nhiêu độ? - HS thực hành. à Vì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời nơi nào hướng về Mặt Trời nhận được ánh sáng thì nơi đó là ban ngày và ngược lại. - HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời: Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. - Các nhóm thực hiện. - HS: Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng, Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Mặt Trăng. - Các nhóm thực hiện. - HS lắng nghe, chép vào tập. - Các nhóm thực hiện, quan sát và trả lời. 1) Sao Kim 2) 5.972.1024 Kg 3) 149.600.000 Km 4) Không có vệ tinh. 5) 200C 6) -250C. 3. Thực hành 1) Khởi động: nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền. 2) Điều khiển khung nhìn cho thích hợp. 3) Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng. 4) Quan sát hiện tượng nhật thực 5) Quan sát hiện tượng nguyệt thực 4. Củng cố (4’) - Tìm hành tinh có nhiệt độ cao nhất (thấp nhất)?(Sao Kim 4700C,Sao Hải Vương -2200C) - Hành tinh nào có đường kính lớn nhất?(Sao Mộc) - Hai hành tinh nào có ngày-đêm ngắn nhất? (Sao Mộc và Sao Thổ 10h/ngày) 5. Dặn dò (3’) - Về nhà học bài. - Xem lại kiến thức để chuẩn bị cho tiết bài tập. + Chương 1: các bài 1,2,3,4. Trả lời các câu hỏi nêu ở cuối bài. Chú ý các nội dung sau: ? Thông tin là gì ? Thế nào là hoạt động thông tin của con người ? Nhiệm vụ chính của ngành tin học là gì ? Có mấy dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ? ? Dữ liệu là gì? ? Máy tính điện tử có cấu trúc chung như thế nào ? Chương trình là gì ? Tìm hiểu về bộ nhớ máy tính. ? Phần mềm được phân loại như thế nào + Chương 2: ? Các thao tác chính với chuột gồm những thao tác nào. ? Cách khởi động và đăng ký tên người luyện tập trong chương trình Mario.
File đính kèm:
- Tuần 08.doc