Giáo án Tin học 6 - Tuần 4 - Dương Phước Giàu

I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được khái niệm phần cứng, phần mềm và phân loại phần mềm.

- HS phân biệt được các loại phần mềm.

II/ CHUẨN BỊ:

1. HS: Sách giáo khoa, tập vở.

2. GV: chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 Câu hỏi:

 1/ Nêu mô hình quá trình ba bước? Cho ví dụ.

 2/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ? Tại sao CPU được coi như bộ não của máy tính?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 4 - Dương Phước Giàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tuần 04.	 Tiết :07	- Ngày soạn: 8/09/2013
Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (TT)
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được khái niệm phần cứng, phần mềm và phân loại phần mềm.
- HS phân biệt được các loại phần mềm.
II/ CHUẨN BỊ:
HS: Sách giáo khoa, tập vở.
GV: chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi: 
 1/ Nêu mô hình quá trình ba bước? Cho ví dụ.
 2/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ? Tại sao CPU được coi như bộ não của máy tính?
 3. Bài mới: (36’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức ghi bảng
Hoạt động 1: Máy tính là công cụ xử lý thông tin (16’)
- Nêu cấu trúc chung của máy tính?
 Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của gì ? 
Nhờ có các thiết bị, các khối chức năng đó máy tính đã trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu.
- Vẽ mô hình xử lí thông tin ba bước với các thiết bị trên?
- Đó là thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm và thiết bị ra.
- các chương trình máy tính do con người lập ra.
- Học sinh lên bảng vẽ mô hình
3. Máy tính là công cụ xử lý thông tin
 Máy tính là công cụ xử lí thông tin hữu hiệu.
- Nhận thông tin từ thiết bị vào.
- Xử lí và lưu trữ thông tin
- Đưa thông tin ra
Hoạt động 2: Phần mềm và phân loại phần mềm (20’)
- Cho học sinh nghiên cứu phần 4
? thế nào là phần mềm ? 
? vậy hãy nhắc lại chương trình máy tính là gì?
? có bao nhiêu loại phần mềm? kể ra ?
 ? Không có phần mềm máy tính có hoạt động không?
- Giúp HS phân loại phần mềm.
- Nêu một vài ví dụ về phần mềm:
+ Phần mềm hệ thống: Windows, Linux, Macintosh,
+ Phần mềm ứng dụng: Office (phần mếm soạn thảo), các phần mềm Game
- Nghiên cứu SGK
- Là chương trình máy tinh
- là tập hợp các lệnh, mỗi lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể
- có 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- Không hoạt động được.
- HS hiểu phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
- Nghe giảng. 
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
- Phần mềm là các chương trình của máy tính. Có hai loại: 
+ Phần mềm hệ thống: Là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các thiết bị phần cứng cảu máy tính sao cho chúng hoạt động nhịp nhàng và chính xác.
+ Phần mềm ứng dụng: Là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thê.
4. Củng cố: (2’)
- Phần mềm là gì?
- kể tên những thiết bị ứng với mô hình quá trình 3 bước ?
- Có mấy loại phần mềm? Hãy kể tên vài phần mềm ứng dụng mà em biết?. 
5. Dặn dò : (1’)
 	- Học bài và làm bài tập 5 SGK/Tr19, 
- Tìm thêm vài ví dụ về các loại phần mềm.
	- Đọc nội dung bài thực hành 1. Yêu cầu:
	+ Dựa vào hình ảnh trong SGK, nhận biết các bộ phận bên trong máy tính.
	+ Xem cách mở máy, tắt máy. 
	+ Làm quen với bàn phím, chuột.
- Tuần 04.	 Tiết :08	- Ngày soạn: 8/09/2013
Bài tập thực hành 1
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá .
- Biết cách bật tắt máy, biết các thao tác cơ bản với bàn phím và chuột
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Một số thiết bị, linh kiện máy tính.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	? Chương trình là gì?
	? Phần mềm là gì? Phần mềm được chia thành mấy loại? Kể ra.
	3. Bài mới: (36’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức ghi bảng
Hoạt động 1: Phổ biến nội quy phòng máy (5’)
- Phổ biến nội quy phòng máy cho học sinh và yêu cầu học sinh có trách nhiệm bảo quản trang thiế bị của phòng máy 
- Lắng nghe, thực hiện đúng nội quy.
Hoạt động 2: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân (15’)
- Nêu các thiết bị nhập dữ liêu chính của máy tính?
- GV : giới thiệu các bộ phận máy tính
a) Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản:
* Bàn phím: Để tiện trong việc sử dụng người ta chia bàn phím thành 5 vùng
 + Vùng phím chức năng: từ F1 à F12 (hàng trên cùng bàn phím)
+ Vùng phím số 0 à 9 (hàng thứ 2 hoặc vùng bên phải bàn phím)
+ Vùng phím con trỏ: ®¬­¯; tab, Home, end, 
+ Phím đặc biệt: Esc (thoát), Print Sreen (in màn hình); Pause (tạm dừng).
+ Vùng phím soạn thảo a à z 
* Chuột (Mouse) là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện.
b).Thân máy: bao gồm các thiế bị như CPU, RAM, ROM, đĩa cứng, ổ CD-ROM, nguồn điện được gắn và nối trên bảng mạch chính (Main board).
c) Các thiết bị xuất dữ liệu: 
+ Màn hình hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và những giao tiếp giữa người và máy tính.
+ Máy in đưa dữ liệu ra giấy.
Loa đưa âm thanh ra ngoài.
d) Các thiết bị lưu trữ: Đĩa cứng, đĩa mềm, USB
GV : các thiết bị trên tạo thành mộtmáy tính hoàn chỉnh
- Thiết bị nhập dữ liêu cơ bản của máy tính là bàn phím, chuột. 
- Chú ý, ghi nhớ kiến thức
a. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
- Quan sát trên bàn phím (Keyboard), chuột (Mouse)
- Thân máy
- Các thiết bị xuất dữ liệu:
- Các thiết bị lưu trữ: Đĩa mềm, đĩa cứng 
Hoạt động 3: Khởi động máy (2’)
- Thực hiện trên máy bật công tắc màn hình và công tắc trên thân máy
- Quan sát và hướng dẫn hs khởi động máy
- HS quan sát và thực hiện
b. Bật máy tính
Hoạt động 4: Làm quen với bàn phím và chuột (10’)
- Giúp học sinh phân biệt các nhóm phím và phân biệt việc gõ một phím với tổ hợp phím chẳng hạn giữ phím Shift và gõ kí tự bất kỳ hoặc gõ phím F trong khi nhấn giữ phím Alt hoặc Ctrl
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và nêu nhạn xét.
c. Làm quen với bàn phím và chuột
Hoạt động 5: Tắt máy (4’)
? Tắt máy tính có giống như TV không ?
Hướng dẫn HS - Nháy vào nút Start chọn Turn off Computer rồi chọn Turn off. 
- Trả lời theo hiểu biết
- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên
d. Tắt máy
- Vào Start -> Turn off computer.
- Chọn Turn off -> Ok.
4. Củng cố (2’)
- Hãy nêu các thao tác khởi động- tắt máy tính?
- Hãy nêu một vài thiết bị nhập xuất dữ liệu chính của máy tính?
5. Dặn dò (1’)
- Học bài : ghi nhớ những thiết bị nhập / xuất, cách bật/ tắt máy
- Về nhà xem trước bài 5: Luyện tập chuột. Yêu cầu:
+ Hãy cho biết các thao tác nháy chuột, nháy chuột phải, nháy đúp chuột, kéo thả và chức năng của các thao tác đó.

File đính kèm:

  • docTuần 04.doc