Giáo án Tin học 6 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014
I - MỤC TIÊU
1) Kiến thức: HS biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử
2) Kĩ năng: HS nắm được mô hình quá trình ba bước, cấu trúc chung của máy tính điện tử
3) Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận .
II - CHUẨN BỊ
1) Giáo Viên:
a) Phương pháp: Giảng giải, thuyết trình
b) ĐDDH:
- Giáo án, SGK, phấn.
- Phòng máy vi tính.
2) Học Sinh: SGK, bút, vở
Tuần : 3 Ngày soạn: 18/08/2013 Tiết: 5 Ngày giảng: 26/08/2013 Bài số: 4 MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH I - MỤC TIÊU Kiến thức: HS biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử Kĩ năng: HS nắm được mô hình quá trình ba bước, cấu trúc chung của máy tính điện tử Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận . II - CHUẨN BỊ 1) Giáo Viên: a) Phương pháp: Giảng giải, thuyết trình b) ĐDDH: Giáo án, SGK, phấn. Phòng máy vi tính. 2) Học Sinh: SGK, bút, vở III. CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu một số khả năng của máy tính ? 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: Mô hình quá trình ba bước GV: Yêu cầu HS đọc bài GV: Nêu mô hình quá trình 3 bước GV: Lấy ví dụ GV: yêu cầu HS lấy một số ví dụ khác GV: Nêu kết luận: bất kể quá trình xử lí thông tin nào cũng là quá trình ba bước - HS1 - HS2 - HS: đọc bài. - HS: lắng nghe và lên bảng trả lời 1. Mô hình quá trình ba bước Nhập Xử lý Xuất * Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử GV : Yêu cầu HS đọc phần 2. GV: Nêu cấu trúc của một máy tính? GV: Chương trình là gì? GV: Giới thiệu bộ xử lí trung tâm CPU và cho HS quan sát CPU trong hình GV: Bộ nhớ là gì? Nêu các loại bộ nhớ trong máy tính? GV: Phần chính của bộ nhớ trong là gì? GV: Bộ nhớ ngoài dùng để làm gì? GV: Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ là ? GV: Giới thiệu vài đơn vị đo khác GV: Nêu tên các thiết bị vào, các thiết bị ra trên máy tính? - HS: đọc bài - HS: Bộ xử lí trung tâm CPU Thiết bị vào và thiết bị ra Bộ nhớ - HS: Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện - HS: quan sát - HS: Bộ nhớ là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu - HS: bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong - Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu - HS: Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ byte - HS: lắng nghe - HS: Thiết bị vào: Bàn phím, con chuột, máy quét Thiết bị ra: màn hình, loa, máy in, 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử - Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann: gồm các khối chức năng - Bộ xử lí trung tâm CPU - Thiết bị vào và thiết bị ra - Bộ nhớ: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài - Các đơn vị đo lượng thông tin dùng trong tin học. Ký hiệu Đọc Độ lớn Byte Bai 8 bit KB Ki-lô-bai ....24 byte MB Mê-ga-bai ....24 KB GB Gi-ga-bai ....24 MB 4/ Củng cố: - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi và bài tập. - GV: gọi đại diện từng nhóm trả lời - GV: nhận xét 5/ Hướng dẫn về nhà: - Xem các câu hỏi trong SGK và xem trước bài thực hành - HS: thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - HS: lắng nghe Câu hỏi và bài tập: SGK trang 19 IV- RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 3 Ngày soạn: 18/08/2013 Tiết: 6 Ngày giảng: 26/08/2013 Bài số: 4 MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (TT) I - MỤC TIÊU Kiến thức: HS biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử. Kĩ năng: HS nắm được mô hình quá trình ba bước, cấu trúc chung của máy tính điện tử Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận . II - CHUẨN BỊ 1) Giáo Viên: Phương pháp: Giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, phương tiện trực quan. b. ĐDDH: Giáo án, SGK, phấn. Phòng máy vi tính. 2) Học Sinh: SGK, bút, vở III. CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Mô hình quá trình ba bước ? 3/ Bài mới: * Hoạt động 3: Máy tính là một công cụ xử lí thông tin GV: Nhờ có các chức năng chính nên máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. GV: yêu cầu HS quan sát mô hình hoạt động ba bước của máy tính GV: Yêu cầu học sinh mô tả lại mô hình. GV: quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình - HS1 HS: lắng nghe - HS: quan sát - HS: mô tả - HS: lắng nghe Nhập Xử lý Xuất 3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin (sgk) * Hoạt động 4: Phần mềm và phân loại phần mềm - GV : yêu cầu HS đọc phần 4 SGK GV: phần mềm là gì? GV: không có phần mềm thì màn hình của em không hiển thì bất cứ thứ gì nói cách khác là phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng GV: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại chính? GV: Phần mềm hệ thống là gì? GV: Phầm mềm ứng dụng là gì? GV: lấy từng ví dụ đối với từng loại? - HS: đọc bài - HS: phần mềm là các chương trình máy tính - HS: lắng nghe - HS: Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng - HS: phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. - HS: phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể. - HS: lắng nghe 4. Phần mềm và phân loại phần mềm - Khái niệm: Để phân biệt với phần cứng chính là MT cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi chương trình MT là phần mềm MT. - Phân loại: Chia làm 2 loại chính: - Phần mềm hệ thống: chứa các CT hệ thống - Phần mềm ứng dụng: chứa các CT đáp ứng yêu cầu ứng dụng cụ thể 4/ Củng cố: GV : Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trang 18 SGK. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi và bài tập. GV: gọi đại diện từng nhóm trả lời GV: nhận xét GV: yêu cầu HS đọc bài đọc thêm 3 5/ Hướng dẫn về nhà: Học phần ghi nhớ Xem lại các câu hỏi trong SGK và xem trước bài thực hành Tiết sau thực hành 1 - HS: đọc phần ghi nhớ - HS: thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - HS: lắng nghe * Ghi nhớ: SGK trang 19 Câu hỏi và bài tập: SGK trang 19 IV - RÚT KINH NGHIỆM: Ư
File đính kèm:
- Tuan 3.doc