Giáo án Tin học 6 - Tuần 3 - Mai Duy Khánh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học sinh sẽ Trình bày được các khả năng mà máy tính có thể làm được.

2. Kĩ năng: Phát hiện những việc có thể làm được nhờ máy tính; Liên hệ với thực tiễn

3.Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá các khả năng của máy tính và những việc có thể làm được nhờ máy tính

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).

2. Học sinh: Xem bài mới: “EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH”

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy trình bày các dạng thông tin cơ bản, cho ví dụ?

- Biểu diễn thông tin là gì ? cho ví dụ

- Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 3 - Mai Duy Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5	BÀI 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh sẽ Trình bày được các khả năng mà máy tính có thể làm được.
2. Kĩ năng: Phát hiện những việc có thể làm được nhờ máy tính; Liên hệ với thực tiễn
3.Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá các khả năng của máy tính và những việc có thể làm được nhờ máy tính
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
2. Học sinh: Xem bài mới: “EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy trình bày các dạng thông tin cơ bản, cho ví dụ?
- Biểu diễn thông tin là gì ? cho ví dụ
- Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào?
3. Giới thiệu bài: Hằng ngày với chiếc máy tính trong tay ta có thể làm được rất nhiều việc. Vậy máy tính có những khả năng đặc biệt gì? Ta có thể dùng máy tính vào những việc gì? Máy tính có thể thay thế con người được không? 
Giới thiệu bài mới: “EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH”.
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 2: CÓ THỂ DÙNG MÁY TÍNH VÀO NHỮNG VIỆC GÌ?
– Thảo luận: với các khả năng nêu trên thì ta có thể dùng máy tính vào những việc gì?
– Trình bày công dụng của máy tính:
+ Máy tính chính là công cụ giúp giảm bớt gánh nặng tính toán đáng kể cho con người.
+ Có thể dùng máy tính để soạn thảo văn bản, tạo thư mời, làm thiệp, thuyết trình trong các hội nghị, quảng cáo 
+ Quản lí điểm học sinh, quản lí hồ sơ cá nhân của nhân viên, quản lí kết quả học tập,.
à Khi cần ta có thể dễ dàng tìm kiếm và xử lí thông tin một cách nhanh chóng và chính xác
– Ta có thể dùng máy tính để học gì và giải trí những gì?
+ Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất (sản xuất ô tô, xe máy, nước giải khát,..), dùng để điều khiển các vệ tinh và tàu vũ trụ. Một ứng dụng quan trọng của máy tính là chế tạo robot. Ngày nay các robot đã có thể làm thay con người nhiều công việc nặng nhọc và nguy hiểm.
– Hãy cho biết một mẫu Robot tiên tiến nhất hiện nay?
– Làm thế nào để có thể liên lạc được với người ở cách xa ta?
– Để mua một món hàng ngoài việc đi siêu thị và đi chợ thì còn cách nào khác để mua được hay không?
– Máy tính có phụ thuộc vào con người hay không?
– Máy tính chưa thể làm được gì?
– Máy tính có thể thay thế con người được không?
– Thảo luận và trả lời: tính toán, học tập, giải trí,
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: 
+ Học tập: học các môn học như ngoại ngữ, toán, lí,
+ Giải trí: chơi game, nghe nhạc,
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: Robot Asimo
– Trả lời: dùng điện thoại, dùng mạng internet để chat, gửi mail,
– Trả lời: dùng mạng internet để đặt và mua hàng trên mạng.
– Trả lời: máy tính dù hiện đại vẫn phải phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người
– Trả lời: máy tính chứa có khả năng phân biệt được mùi vị, cảm giác như con người.
– Trả lời: máy tính không thể thay thế con người được vì không có khả năng tư duy.
II. CÓ THỂ DÙNG MÁY TÍNH VÀO NHỮNG VIỆC GÌ?
1) Thực hiện các tính toán
2) Tự động hóa các công việc văn phòng
3) Hỗ trợ công tác quản lí
4) Công cụ học tập và giải trí
5) Điều khiển tự động và Robot
6) Liên lạc, tra cứu, mua bán trực tuyến.
– Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và sự hiểu biết của con người.
IV. CỦNG CỐ:
Thảo luận và trả lời:
– Thảo luận các câu hỏi và bài tập SGK/trang 13. Viết câu trả lời ra giấy đôi.
V. DẶN DÒ:
– Học bài, xem trước bài mới : “MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 6	BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức: HS phát biểu được khái niệm phần cứng; Trình bày được mô hình quá trình 3 bước.
2 Kĩ năng: Nhận biết được các thành phần của máy vi tính.
3. Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá các thiết bị trên máy tính. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
2. Học sinh: Xem bài mới: “MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày các khả năng của máy tính?
Trình bày các công việc có thể sử dụng máy tính để xử lý?
3. Giới thiệu bài:
Chúng ta nắm được chức năng cơ bản của máy tính. Vậy máy tính có những bộ phận và chương trình nào để có thể thực hiện được các chức năng ấy? Máy tính có thể tiếp nhận và xử lí thông tin như thế nào? 	Giới thiệu bài mới: “MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH”
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH 3 BƯỚC
– Hằng ngày chúng ta giải quyết các công việc thường theo một qui trình nhất định. Qui trình đó được gọi là qui trình 3 bước
– Nêu một vài ví dụ thực tế quá trình được mô hình hoá thành quá trình 3 bước?
– Bất kì một quá trình xử lí thông tin nào cũng là một quá trình 3 bước.
– Máy tính là một công cụ xử lí thông tin. Do đó máy tính cần phải có các bộ phận xử lí tương ứng, phù hợp với mô hình ba bước.
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: pha trà mời khách, giặt đồ, 
I.MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH BA BƯỚC:
– Mô hình quá trình 3 bước
– Ví dụ: quá trình giặt đồ
HOẠT ĐỘNG 2: CẤU TRÚC CHUNG CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
– Hãy cho biết các loại máy tính mà em biết?
– Hiện nay có rất nhiều loại máy tính có các kích cỡ và hình thức đa dạng
– Tuy nhiên tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung phù hợp với quá trình xử lí thông tin theo 3 bước
– Hãy kể tên một số thiết bị của máy tính mà em biết?
- Nếu máy tính chỉ có các thiềt bị trên máy tính có hoạt động được không?
- Máy tính cần gì mới hoạt động được?
– Giới thiệu một số thiết bị của máy tính:
1) CPU: bộ xử lí trung tâm
 Bộ xử lí trung tâm thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi họat động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình
– Làm thế nào để biết tốc độ của một máy tính là nhanh hay chậm?
– Tốc độ của máy tính phụ thuộc nhiều vào CPU
– Tốc độ của CPU được tính bằng Hz (2.4GHz, 3.6GHz,..)
3) Bộ nhớ: 
- Để sau này có thể sử dụng dữ liệu đã xử lý, người sử dụng phải làm gì?
- Giới thiệu về bộ nhớ
– Hãy kể tên một số thiết bị lưu trữ dữ liệu mà em biết?
– Hãy cho biết đơn vị đo độ dài nước ta là gì?
– Để đo khối lượng, độ dài mỗi nước có thể sẽ có đơn vị đo khác nhau nhưng để đo khối lượng thông tin thì tất cả các nước trên thế giới đều dùng chung một đơn vị đo. Đó là Byte
– Thông số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ thông tin)
– Hãy cho biết đĩa mềm, đĩa CD có dung lượng là bao nhiêu?
– Đĩa cứng có dung lượng nhớ: 40GB, 80GB, 
– Đĩa flash có dung lượng nhớ là: 256MB, 512MB, 1G, 2G,  
– Làm thế nào ta có thể trao đổi thông tin với máy tính?
– Trả lời: máy tính để bàn, máy tính xách tay,...
 – Lắng nghe 
– Trả lời: màn hình, bàn phím, chuột, loa, ổ đĩa, 
- Trả lời: không hoạt động.
- Trả lời: các chương trình
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: dựa vào tốc độ xử lí của CPU
– Trả lời: phải lưu lại dữ liệu vào bộ nhớ.
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD ROM, đĩa USB,
– Trả lời: 
+ Nước ta: Kilomet (Km), Met (m),
+ Nước Anh, Mĩ: Inches
– Trả lời: 
+ Đĩa mềm: 1.44 MB
+ Đĩa CD: 700 MB
II.CẤU TRÚC CHUNG CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ:
Cấu trúc chung máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra (thường gọi là thiết bị vào/ ra). Ngoài ra còn có bộ nhớ.
 Các khối chức năng hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính.
Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện .
1) CPU: bộ xử lí trung tâm
 Bộ xử lí trung tâm thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi họat động của máy tính 
CPU INTEL
CPU AMD
3) Bộ nhớ: dùng lưu dữ liệu và các chương trình. 
Gồm có 2 loại:
a) Bộ nhớ trong:
– Dùng để lưu trữ thông tin khi máy tính đang làm việc.
– Khi tắt máy toàn bộ thông tin trong RAM sẽ mất.
Vd: Ram, Rom
ROM
RAM
b) Bộ nhớ ngoài:
– Dùng để lưu trữ lâu dài các chương trình và dữ liệu.
– Gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa flash (USB).
– Đơn vị đo lường thông tin là Byte ngoài ra còn có Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte(GB)
1KB = 210 byte 
1MB = 210 KB 
1GB = 210 MB
IV. CỦNG CỐ:
- Trình bày mô hình quá tình 3 bước
- Cấu trúc chung của máy tính.
V. DẶN DÒ: Học bài, xem trước bài mới 
VI. ĐÁNH GIÁ – RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTH6 Tuan 3.doc