Giáo án Tin học 6 - Tuần 2 - Phan Hữu Hà

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh

Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

2. Kỹ năng : Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất.

3. Thái độ : Học sinh hiểu bài, yêu thích máy tính, yêu thích môn học hơn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước bài SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 2 - Phan Hữu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 	 Ngày soạn: 26/08/2014
Tiết: 3	 Ngày dạy: 29/08/2014
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh
Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
2. Kỹ năng : Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất.
3. Thái độ :  Học sinh hiểu bài, yêu thích máy tính, yêu thích môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước bài SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản
Thông tin xung quanh chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, có ba dạng thông tin cơ bản và cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học: Văn bản, âm thanh và hình ảnh.
? Hãy lấy VD về thông tin Dạng văn bản.
? Hãy lấy VD về thông tin Dạng Hình ảnh
? Hãy lấy VD về thông tin Dạng ảnh, Âm thanh?
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh lấy ví dụ, nhận xét bổ sung ý kiến.
1. Các dạng thông tin cơ bản
 * Ba dạng thông tin cơ bản và cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học: 
- Dạng văn bản
- Dạng hình ảnh
- Dạng âm thanh.
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin
- Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. Hay các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể ..
? Lấy ví dụ, yêu cầu hs lấy một số ví dụ.
- Nhận xét, kết luận.
- Học sinh nghe giảng
- Lấy VD, nhận xét, bổ sung ý kiến.
2. Biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
- Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng trong việc truyền và tiếp nhận thông tin .
 - Biểu diễn thông tin phù hợp cho phép ta lưu trữ và chuyển giao thông tin cho những người đương thời và cho thế hệ tương lai.
- Vậy biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Biểu diễn thông tin trong máy tính
? Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào.
- Ví dụ: Ta muốn thực hiện một phép tính đơn giản
 12 * 8 để có kết quả = 96
thì máy tính phải biểu diễn thông tin này dưới dạng dãy bít chỉ bao gồm 2 số 0 và 1 sau đó máy tính sẽ biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bít thành dạng văn bản quen thuộc với chúng ta.
Vậy để có được một thông tin mà ta thấy được trên máy tính thì phải trải qua 2 quá trình:
- Trả lời câu hỏi
Học sinh nghe giảng
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Để máy tính có thể xử lý được các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bít. hay còn gọi là dãy nhị phân chỉ bao gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
- Thông tin lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính gọi là dữ liệu
- Bít là đơn vị có thể có một trong hai trạng thái có hoặc không. Hai ký hiệu 0 và 1 chính là trạng thái của bít.
- 2 quá trình:
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bít.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bít thành các dạng quen thuộc như : Văn bản, âm thanh, hình ảnh.
4.Củng cố - Dặn dò:
? Ta có thể biểu diễn thông tin bằng những cách nào ?
? Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 2 	 Ngày soạn: 26/08/2014
Tiết: 4	 Ngày dạy: 29/08/2014
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được các khả năng ưu việt của máy tính : Tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, Khả năng lưu trữ lớn, khả năng làm việc không mệt mỏi.
2. Kỹ năng :  Kể tên lấy ví dụ về một số ứng dụng của máy tính trong các lĩnh vực như : Hỗ trợ công tác quản lý, công cụ học tập và giải trí, điều khiển tự động và ro bốt, liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
3. Thái độ :  Học sinh ngày càng yêu thích, sử dung máy tính, yêu thích môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu các dạng thông tin cơ bản? Lấy ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính
Y/c hs đọc sách giáo khoa.
? Hãy nêu những khả năng của máy tính?
* Ví dụ : Máy tính cho phép ta tính toán nhanh hơn và độ chính xác cao gấp nhiều lần so với việc tính được số Pi với 34 số sau dấu chấm thập phân của Ludolph Von Ceulen.
 - HS trả lời
- H/s lấy ví dụ.
1. Một số khả năng của máy tính
- Khả năng tính toán nhanh.
- Tính toán với độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn 
- Khả năng làm việc không mệt mỏi
* Ví dụ 1: Máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phép tính trong 1 giây.
* Ví dụ 3: Máy tính có thể lưu trữ vài chục triệu trang sách.
* Ví dụ 4: Máy tính có thể làm việc cả ngày đêm.
Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
- Yêu cầu h/s đọc mục 2 SGK (Tr 11).
- Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm sưu tầm các ứng dụng trong một hoặc vài lĩnh vực cụ thể ( có thể ở trong trường hoặc ở địa phương mình, ngoài xã hội ..)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Đọc SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì ? 
- Thực hiện các tính toán.
- Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Hỗ trợ công tác quản lý.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và Robot
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. 
Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể
? Hãy nêu những hạn chế của máy tính?
? Lấy ví dụ: Như phân biệt mùi vị, cảm giác ...
- Nhận xét, kết luận
- Nghe, lĩnh hội.
- H/s lấy ví dụ, nhận xét, bổ xung ý kiến.
3. Máy tính và điều chưa thể
 - Máy tính chỉ có thể làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh.
- Máy tính chưa có năng lực tư duy, có nhiều việc máy tính không làm được do vậy máy tính không thể thay thế hoàn toàn con người được.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Máy tính có những khả năng gì ? 
- Máy tính có những ứng dụng gì ?
5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctin 6 tuan 2.doc