Giáo án Tin học 6 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014

I - MỤC TIÊU

1) Kiến thức: HS biết được khái niệm thông tin, một số hoạt động thông tin và tin học.

2) Kĩ năng: HS có thể nêu ra một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.

3) Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận.

II - CHUẨN BỊ:

1) Giáo Viên:

a) Phương pháp:

 - Giảng giải, vấn đáp, thuyết trình, phương tiện trực quan, thảo luận nhóm

b) ĐDDH:

- Giáo án, SGK, phấn.

2) Học Sinh: SGK, bút, vở

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 1 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Ngày soạn: 
12/08/2013
Tiết: 1
Ngày giảng: 
16/08/2013
Bài số: 1
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết được khái niệm thông tin, một số hoạt động thông tin và tin học.
Kĩ năng: HS có thể nêu ra một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo Viên: 
Phương pháp:
 - Giảng giải, vấn đáp, thuyết trình, phương tiện trực quan, thảo luận nhóm
ĐDDH:
Giáo án, SGK, phấn.
Học Sinh: SGK, bút, vở
III. CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu sơ lược chương trình tin học dành cho THCS quyển 1.
- Giới thiệu sơ lược chương I.
3/ Bài mới:
* Hoạt động 1 : Thông tin là gì ?
Hằng ngày các em được tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. 
- Lấy một vài ví dụ
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để lấy ví dụ về thông tin
- Yêu cầu đại diện từng nhóm lên trả lời
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Yêu cầu HS nêu khái niệm về thông tin?
- Giới thiệu khái niệm về thông tin.
- Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm 
- Báo cáo sỉ số
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe
- Các nhóm thảo luận đưa ví dụ về thông tin.
- Từng nhóm lên trả lời
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Nêu khái niệm thông tin.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại khái niệm và ghi bài.
1. Thông tin là gì?
- Hằng ngày em tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
VD: các bài báo, đài phát thanh, truyền hình 
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện) và về chính con người.
* Hoạt động 2: Hoạt động thông tin và con người
- Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.
- Chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn làm gì thông tin?
- Giới thiệu khái niệm hoạt động thông tin
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm
- Những phương tiện nào lưu trữ thông tin?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Giới thiệu trong hoạt động thông tin, quá trình xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng. 
- Vì sao quá trình xử lí thông tin lại đóng vai trò quan trọng
- Nêu mục đích chính của xử lí thông tin
- Đưa ra mô hình xử lí thông tin
- Yêu cầu HS giải thích mô hình quá trình xử lí thông tin
- Nhận xét và chốt lại
- HS: lắng nghe
- HS: xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin 
- HS: lắng nghe
- HS: nhắc lại khái niệm về hoạt động thông tin 
- HS: nêu ví dụ
- Chú ý.
- Hs: lắng nghe
- HS: xử lí thông tin đem lại hiểu biết cho con người
- HS: lắng nghe
- Quan sát và ghi nhớ
- Giải thích
- Lắng nghe và ghi nhớ.
2. Hoạt động thông tin của con người
- Thông tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
- Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. 
- Mô hình quá trình xử lí thông tin: 
Thông tin vào -> Xử lí -> Thông tin ra
* Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học
- GV : Hoạt động thông tin của con người tiến hành được là nhờ vào đâu?
- GV: Các giác quan giúp con người như thế nào?
- GV: Bộ não có chức năng gì trong hoạt động thông tin của con người?
- GV: tuy nhiên hoạt động của các giác quan và bộ não con người trong hoạt động thông tin chỉ có hạn
- GV: Lấy một vài ví dụ
- GV: giới thiệu về ngành tin học
- GV: Nêu nhiệm vụ chính của tin học
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
- HS: nhờ các giác quan và bộ não
- HS: các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin
- HS: bộ não giúp con người xử lí, biến đổi và lưu trữ thông tin thu nhận được 
- HS: lắng nghe
- Cho ví dụ
- Lắng nghe
- HS: lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ
 3. Hoạt động thông tin và tin học
- Hoạt động thông tin của con người được tiến hành là nhờ các giác quan và bộ não
- Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử 
4/Củng cố:
- GV : Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- GV: Tin học là gì?
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm câu 2, 3, 4, 5
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày 
- GV: nhận xét 
- GV: gọi HS đọc bài đọc thêm 1 "Sự phong phú của thông tin"
5/ Hướng dẫn về nhà:
Học phần ghi nhớ, xem phần còn lại. Xem lại các câu hỏi trong SGK
- HS: trả lời theo hướng dẫn của GV
- HS: nêu khái niệm tin học
- HS: thảo luận nhóm
- HS: đại diện HS trả lời 
- HS: đọc bài đọc thêm 1 "Sự phong phú của thông tin"
 4. Câu hỏi và bài tập : SGK trang 5 
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 
1
Ngày soạn: 
19/08/2013
Tiết: 
2
Ngày giảng: 
23/08/2013
Bài số: 
2
THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I - MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết được các dạng thông tin cơ bản trên máy tính.
Kĩ năng: Hs nắm được các dạng cơ bản của thông tin trên máy tính.
Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận 
II - CHUẨN BỊ:
1) Giáo Viên: 
a) Phương pháp: Giảng giải, thuyết trình, vấn đáp
ĐDDH:
Giáo án, SGK, phấn.
Phòng máy vi tính.
2) Học Sinh: SGK, bút, vở.
III - CÁC TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
1/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra:
1. Thế nào là thông tin? Cho ví dụ?
2. Hoạt động thông tin là gì?
Hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động thông tin ? Hãy nêu một ví dụ về hoạt động thông tin của con người?
- Báo cáo sỉ số
- Làm bài kiểm tra vào giấy
Đáp án bài kiểm tra:
1. Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người
Lấy ví dụ.
2. Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vị nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
Lấy ví dụ.
3/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Các dạng cơ bản của thông tin:
GV : Thông tin có các dạng cơ bản nào?
GV: Các dạng cơ bản của thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
GV: Hãy nêu các ví dụ đối với từng dạng. Yêu cầu HS thảo luận nhóm? Mỗi nhóm hai ví dụ đối với từng dạng
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày
GV: nhận xét bài làm của từng nhóm.
GV: yêu cầu HS nhắc lại các dạng cơ bản của thông tin
- HS: dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- HS: lấy ví dụ thông qua thảo luận
- HS: trình bày
- HS: nhắc lại 
1. Các dạng cơ bản của thông tin:
- Dạng văn bản: Sách, báo, tạp chí
- Dạng hình ảnh: hình gia đình, hình phong cảnh
- Dạng âm thanh: Tiếng trống, tiếng nhạc
* Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin
GV : Thế nào là biểu diễn thông tin?
GV: Ngoài các cách biểu diễn thông tin bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, thông tin còn được thể hiện bằng cách nào khác nữa?
GV: nêu một số cách biểu diễn thông tin khác?
GV: Vai trò của biểu diễn thông tin?
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.
GV: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người
- HS: Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
- HS: nêu ví dụ
- HS: Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin
- Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng
 2. Biểu diễn thông tin:
- Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
- Vai trò của biểu diễn thông tin: 
+ Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin
+ Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng
4/ Củng cố:
- Nêu các dạng thông tin? Cho ví dụ?
- Biễu diễn thông tin là gì? Nêu một số ví dụ về biểu diễn thông tin ?
5/ Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập trang 9- SGK
- Văn bản, âm thanh, hình ảnh.VD:báo, chim hót, ảnh
- Trả lời.
VD: Lời nói, chữ viết
4. Câu hỏi và bài tập 
trang 9 SGK
IV - RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc