Giáo án Tin học 8 - Tuần 19 - Trần Hiệp Hội

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Sử dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

GV:Nội dung bài tập, máy tính điện tử.

HS: Sách ,vở,bút.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tuần 19 - Trần Hiệp Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19, tiết 37
Ngày soạn : 5/12/2010
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Sử dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV:Nội dung bài tập, máy tính điện tử.
HS: Sách ,vở,bút.
	III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hướng dẫn
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp (2’)
	Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số 
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai?
a) If x:=7 then a = b;
b) IF x > 5; then a:=b;
c) IF x > 5 then a:= b; m:=n;
d) IF x > 5 then a:=b; else
m:=n;
+ Hoc sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
1. Bài tập 1
- Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai?
a) If x:=7 then a = b;
b) IF x > 5; then a:=b;
c) IF x > 5 then a:= b; m:=n;
d) IF x > 5 then a:=b; else m:=n;
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Sau mỗi câu lệnh sau đây 
a) IF ( 45 mod 3) = 0 then 
X:= X + 1;
b) IF x > 10 then
X:= X + 1;
Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5?
a) Giá trị của biến X = 6
b) Giá trị của biến X = 5
2. Bài tập 2.
- Sau mỗi câu lệnh sau đây 
a) IF ( 45 mod 3) = 0 then 
X:= X + 1;
b) IF x > 10 then
X:= X + 1;
Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5?
Hoạt động 3: Bài tập 3
- Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương A nhập từ bàn phìm là số chẵn hay số lẻ.
- Có bao nhiêu biến trong chương trình?
- Làm thế nào để biết số nguyên dương A là số chẵn hay số lẻ.
- Yêu cầu học sinh viết chương trình.
+ Có 1 biến là biến A có kiểu dữ liệu là Integer.
+ Để kiểm tra số nguyên dương A là số chẵn hay số lẽ, ta lấy số đó chia cho 2 và lấy phần dư. Nếu phần dư bằng 0 thì A là số chẵn, ngược lại A là sô lẻ.
+ Viết chương trình theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Program Kiem_tra_so_chan_le;
Var A: Integer;
Begin
Writeln(‘Nhap so A:’); 
Readln(a);
If A mod 2 = 0 then
Writeln(A,’la so chan’) Else
Writeln(A,’la so le’);
Readln;
End.
3. Bài tập 3
- Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương A nhập từ bàn phìm là số chẵn hay số lẻ.
4. Củng cố (3’)
Nhắc lại cú pháp khi gán giá trị của biến ?
Cú pháp câu điều kiện như thế nào ?
5. DẶN DÒ: (1’)
- Về nhà hệ thống lại các kiến thức đã học, tiết sau thi HKI
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 19, tiết 38
Ngày soạn : 5/12/2010
KIỂM TRA HỌC KÌ I
TIN HỌC 8 ( lý thuyết )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh qua các NỘI DUNG đã học
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số câu lệnh để viết chương trình.
3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc.
II. Chuẫn Bị 
Học sinh : học bài, ôn lại các kiến thức đã học
Giáo viên: sách giáo khoa, sách tham khảo,sách bài tập
III. Ma trận đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Làm quen với chương trình & ngôn ngữ lập trình
 1(0.25)
2(0.25)
3(0.25)
7(0.25)
15(0.25)
 9(0.25)
20(0.25)
 1(2)
3.75đ
Tỉ lệ 37.5%
Chương trình máy tính & dữ liệu
6(0.25)
13(0.25)
19(0.25)
 4(0.25)
5(0.25)
17(0.25)
18(0.25)
1.75đ
Tỉ lệ 1.75 %
Viết chương trình để tính toán
14(0.25)
2(3)
3.25đ
Tỉ lệ 32.5 %
Sử dụng biến trong chương trình
 8(0.25)
10(0.25)
 11(0.25)
12(0.25)
16(0.25)
1.25đ 
Tỉ lệ 12.5 %
Tổng
2.75đ
Tỉ lệ 27.5%
4.25đ
Tỉ lệ 42.5%
3đ
Tỉ lệ 30%
10đ
IV. Đề :
	A. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Để thoát khỏi chương trình Pascal ta dùng tổ hợp phím
a. Ctrl + X c. Ctrl+ F9	b. Alt + F9	d. Alt +X
 Câu 2. Để chạy chương trình ta sử dụng tổ hợp nào: 	
a. Ctrl + F9	 b. Alt + F9	c. F9	d. Ctrl + Shitf + F9
Câu 3. Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?
a. Var tb: real; b. Var 4hs = integer;	 c. const x: real;	d. Var R = 30;
Câu 4. Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ? 
a. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c)	b. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
c. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)	d. (a2 + b)(1 + c)3
Câu 5. Lệnh Readln dùng để:
Khai báo tiêu đề chương trình.
Tạm ngừng chương trình, cho đến khi người dùng nhấn phím Enter 
Kết thúc chương trình.
Bắt đầu thân chương trình.
Câu 6. Kết quả của phép chia 9 Mod 8 là:
a. 0	b. 1	c. 2	d. 3
Câu 7. Trong Pascal , để dịch chương trình ta sử dụng tổ hợp nào
a. Ctrl +F9	b. Alt +F9	c. F9	d. Alt + F5
Câu 8.Từ khóa VAR dùng để làm gì?
a. Khai báo Tên chương trình.	b. Khai báo thư viện	 c. Khai báo Hằng	d. Khai báo Biến
Câu 9: Trong Pascal, muốn kết thúc chương trình , ta viết là 
a. End	b. End;	c. End.	d. Stop 
Câu 10.Nếu ta khai báo hằng số thì ta dùng từ khóa nào để khai báo ?
a. Program	b. Uses	c. Var	d. Const
Câu 11. Câu lệnh write(‘Toi la Turbo Pascal’);
	a. In ra màn hình dòng chữ Toi la Turbo Pascal và đưa con trỏ xuống dòng
	b. Câu lệnh trên sai cú pháp
	c. Dùng để yêu cầu nhập giá trị cho biến Toi la Turbo Pascal
	d. In ra màn hình dòng chữ Toi la Turbo Pascal, không đưa con trỏ xuống dòng
Câu 12. Dãy số ‘20.10’ thuộc kiểu dữ liệu nào?
a. kiểu số nguyên	 b. Kiểu số thực	 c.Kiểu chuỗi	d. Kiểu xâu
Câu 13. . Phần nguyên trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là:
a. 16 div 5 = 1	b. 16 mod 5 = 1	c. 16 div 5 = 3	d. 16 mod 5 = 3
Câu 14. Cấu trúc của một chương trình gồm mấy phần:
	a. 2 phần	b. 3 phần	c. 1 phần	d. 4 phần
Câu 15. Các từ khóa gồm:
	a. program, uses, write, read	b. begin, end, read, if, then
	c. begin, if, then, else	d. program, uses, begin, end.
Câu 16. Cách khai báo nào sau đay là đúng. Khai báo 2 số thực a,b.
a. Var a,b: real	b. Var a,b:string	c. Var a,b: byte	d. Var a,b: char. 
Câu 17.Viết biểu thức toán a3-b3 sang Pascal thì ta viết là:
a. a*3-b*3	b. a*a*a-b*b*b	c. a.a.a-b.b.b	d. aaa-bbb
Câu 18: Kết quả của phép chia 10/5 là 1 giá trị kiểu	
a. Nguyên	b. Thực	c. Nguyên và thực	d. String
Câu 19: Giả sử biến A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu xâu. Phép gán nào sau đây hợp lệ
a. A:=4.0;	b. A:=’4’;	c. A:=4; 	d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 20: Trong Pascal, khi gõ từ khóa cho biết điểm bắt đầu phần thân chương trình, ta có thể viết
a. conts	b. var	c. Begin	d. Cả 3 câu đều đúng
B. Tự luận:
Câu 1: viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức Pascal: (2 điểm).
a.15(4+30).(6+12) d.(a+b).(d+e)2 
Câu 2: (3 điểm)
Viết chương trình nhập hai số từ bàn phím và hiển thị ra màn hình tổng hai số đó
Đáp án
A.TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0.25 điểm)
Câu 1. d	Câu 2.a	Câu 3.a	Câu 4.c	Câu 5.b	Câu 6.b	Câu 7.b
Câu 8.d	Câu 9.c	Câu 10.d	Câu 12.b	Câu 13.c	Câu 14.a
Câu 15.d	Câu 16.a	Câu 17.b	Câu 18.a	Câu 19.b	Câu 20.c
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: a. 15*(4+30)*(612) (1 đ) b. (a+b)*(d+e)*(d+e) (1 đ)
Câu 2:
program tong_2_so
var a,b,s :real; (0.5 đ)
 Begin
	Writeln(‘nhap a:’); Readln(a); (0.5 đ)
	Writeln(‘nhap b:’); Readln(b); (0.5 đ)
	S:=a+b; (0.5 đ)
	Writeln(‘tong 2 so la:’,s); (0.5 đ)
	Readln
 End.
 	Chương trình không có lỗi (0.5 đ)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
TIN HỌC 8 (thực hành)
Thời gian : 45 phút (không kể phát đề)
Đề : Viết chương trình tính tổng của 5 số tự nhiên, với 5 số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
Đáp án
Program tinhtong;
Var a,b,c,d,e,s:integer; (2đ)
Begin
	Writeln(‘nhap a:’); Readln(a); (1đ)
	Writeln(‘nhap b:’); Readln(b); (1đ)
	Writeln(‘nhap c:’); Readln(c); (1đ)
	Writeln(‘nhap d:’); Readln(d); (1đ)
	Writeln(‘nhap e:’); Readln(e);) (1đ)
	S:=a+b+c+d+e ; (2đ)
	Writeln(‘tong 5 so la:’,s); 	(1đ)
	Readln
 End.

File đính kèm:

  • docTu_n 19.doc