Giáo án Tiết 2- Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit

I . Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

 + HS biết được những t/c hh của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra PTHH tương ứng với mỗi t/c

 + HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào t/c hh của chúng

 2. Kỹ năng :

+ Viết PTHH.

+ Tính toán.

+ Thực hành thí nghiệm.

+ So sánh, phân loại.

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tích cực trong học tập bộ môn.

 4. Năng lực:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm.

+ Năng lực thực hành ở mức độ làm thí nghiệm.

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

+ Năng lực phân tích tổng hợp.

II. Đồ dùng dạy học

1. Hóa chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, H2O, CaCO3, P, HCl, Ca(OH)2, quỳ tím

2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, bình kíp, lọ thủy tinh, thìa đốt hóa chất

III. Tiến trình giảng dạy.

1. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1. Cho các oxit sau: BaO, CO2, P2O5, K2O, CuO, N2O5. Oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 2- Tính chất hóa học của oxit khái quát về sự phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT 
I . Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
 + HS biết được những t/c hh của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra PTHH tương ứng với mỗi t/c
 + HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào t/c hh của chúng
 2. Kỹ năng : 
+ Viết PTHH.
+ Tính toán.
+ Thực hành thí nghiệm.
+ So sánh, phân loại.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tích cực trong học tập bộ môn.
 4. Năng lực:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm.
+ Năng lực thực hành ở mức độ làm thí nghiệm.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
+ Năng lực phân tích tổng hợp.
II. Đồ dùng dạy học
1. Hóa chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, H2O, CaCO3, P, HCl, Ca(OH)2, quỳ tím
2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, bình kíp, lọ thủy tinh, thìa đốt hóa chất 
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1. Cho các oxit sau: BaO, CO2, P2O5, K2O, CuO, N2O5. Oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ.
Câu 2. Hoàn thành các phương trình:
 1. ... + H2O → Ba(OH)2
 2. P2O5 + H2O → ...
 3. CaO + … → Ca(OH)2 
 4. … + H2O → H2SO3
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Tính chất hóa học của oxit
1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào?
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
 Năng lực
Tái hiện kiến thức về tính chất hóa học của nước(kiểm tra bài cũ)
Hướng dẫn hs tiến hành TN nghiêm cứu: Oxit bazơ với axit.
GV thông báo tương tự các oxit: CaO, Fe2O3 … đều td với axit. Vậy em có kl gì?
Yêu cầu hs nghiên cứu sgk rút ra kiến thức. GV liên hệ thực tế và yêu cầu Hs giải thích.
Tác dụng với nước
 BaO + H2O → Ba(OH)2
Kl: Một số oxit bazơ Na2O, CaO, K2O.... td với nước tạo thành dd bazơ (kiềm)
HS Tiến hành TN theo nhóm, q.sát hiện tượng, viết PT.
 CuO + 2 HCl → CuCl2 + H2O
Kl: Oxit bazơ td với axit tạo thành muối và nước.
 Tác dụng với oxit axit
HS nghiên cứu sgk rút ra kiến thức. 
Một số oxit bazơ td với oxit axit tạo thành muối.
 CaO + CO2 → CaCO3
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm.Tái hiện kiến thức 
+ Năng lực thực hành ở mức độ làm thí nghiệm.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
2. Oxit axit có những tính chất hóa học nào?
Tái hiện kiến thức:
+ Tính chất hóa học của nước
Ngoài P2O5 các oxit khác như: 
CO2, SO2 SO3 cũng tác dụng với nước. Kl gì?
+ Thổi hơi thở vào nước vôi trong (Bài thực hành 3- hóa 8) nêu hiện tượng, giải thích viết PT
GV thông báo Các oxit P2O5, SO2 ,SO3 đều td với dd bazơ. Kl gì?
- Từ t/c của oxit bazơ hãy rút ra kl cho t/c hóa học này?
 Tác dụng với nước
 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
 Tác dụng với dd bazơ
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O
 Tác dụng với oxit bazơ
+ Năng lực tái hiện kiến thức 
 Hoạt động 2 : Khái quát về sự phân loại oxit
Dựa vào tính chất hóa học phân oxit mấy loại? Loại nào? VD?
Nhóm thảo luậ trả lời được:
 1.Oxit bazơ: td với dd axit → muối+ nước
 2. Oxit axit: td với dd bazơ → muối+ nước
 3. Oxit lưỡng tính: td được với dd axit, dd bazơ → muối+ nước. Vd:ZnO,
Al2O3
 4. Oxit trunh tính: là oxit không td với axit, bazơ, nước. VD: CO, NO…
+ Năng lực phân tích tổng hợp.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm.
3. Củng cố: 
?1 Cho các oxit sau: Fe2O3, SO3, K2O, CO. 
a. Oxit nào tác dụng với nước
b. Oxit nào tác dụng với dd axit HCl
c. Oxit nào tác dụng với dd NaOH
?2. Vì sao trên bề mặt thùng nước vôi có lớp màng trắng.
?3 Bài 6 (SGK)
4. Dặn dò. Học bài và làm BT 3, 4, 5, 6 SGK

File đính kèm:

  • docTCHH CUA OXIT.doc