Giáo án tiếng Anh lớp 12 - Tuần 7
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS nắm được:
- Kiến thức: trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp, một số thành tựu của sản xuất công nghiệp : cơ cấu đa ngành với 1 số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước. Biết sự phân bốcủa một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Kĩ năng: đọc và phân tích được biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp.
- Thái độ: biết được việc phát triển không hợp lí 1 số ngành công nghiệp sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường.
II/ Phương tiện dạy học:
- Bản đồ Công nghiệp Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về công nghiệp nước ta.
III/ Hoạt động dạy và học:
Tuần 07 tiết 12 Ngày soạn :29/9/2013 Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS nắm được: - Kiến thức: trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp, một số thành tựu của sản xuất công nghiệp : cơ cấu đa ngành với 1 số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước. Biết sự phân bốcủa một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Kĩ năng: đọc và phân tích được biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp. - Thái độ: biết được việc phát triển không hợp lí 1 số ngành công nghiệp sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường. II/ Phương tiện dạy học: - Bản đồ Công nghiệp Việt Nam. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Tranh ảnh về công nghiệp nước ta. III/ Hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: - Vài trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? - Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa ntn với phát triển nông nghiệp? 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: trong sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hoá đất nước, công nghiệp có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực trong hoạt động kinh tế, quốc phòng và đời sống toàn xã hội. Vậy hệ thống công nghiệp nước ta có cơ cấu giá trị sản xuất ntn, những ngành công nghiệp nào là trọng điểm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: 10 phút. - Hãy cho biết cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta phân ra như thế nào? - Em có nhận xét gì về nền công nghiệp nước ta? Lấy dẫn chứng? GV: yêu cầu học sinh đọc khái niệm “ngành công nghiệp trọng điểm” Quan sát H12.1/42. - Hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệm trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? - Các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò ntn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp? * Hoạt động 2: 30 phút. - Nước ta có những ngành công nghiệp trọng điểm nào? Hoạt động 2.1: 6 phút. - Cho biết nước ta có mấy loại than? HS: Antaxit, nâu, mỡ, bùn… - Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu? HS: Than (Quảng Ninh), dầu (thềm lục địa phía Nam) - Sản lượng khai thác hàng năm? - HS trả lời. Hoạt động 2.2: 6 phút. Quan sát bản đồ công nghiệp và kinh tế. - Ngành công nghiệp điện của nước ta phát triển dực trên những thế mạnh nào? - Sự phát triển ngành công nghiệp điện của nước ta và tình hình phân bố của chúng? - Xác định tên các nhà máy nhiệt điện (chạy bằng than, khí) thủy điện.? - Cho biết sản lượng điện hàng năm của nước ta ntn? Nguyên nhân nào đã làm cho sản lượng điện của nước ta tăng? Hoạt động: 2.3: 6 phút. - Hãy xác định các trung tâm tiêu biểu của các ngành cơ khí - điện tử, trung tâm hóa chất lớn và các nhà máy xí nghiệp lớn? - HS xác định. - Các ngành công nghiệp nói trên dựa trên những thế mạnh gì để phát triển? HS: đội ngũ thợ lành nghề, trình độ cao, cơ cở vật chất- kĩ thuật, khả năng liên doanh nước ngoài, thị trường, nguồn nguyên liệu tại chỗ…chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước. Hoạt động 2.4: 6 phút. -Dựa vào hình 12.1/42 và 12.3/45 cho biết tỉ trọng của ngành chế biến lương thực thực phẩm? - Đặc điểm phân bố của ngành chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta? Có những trung tâm lớn nào? - HS trả lời. - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta có những thế mạnh gì? Hoạt động 2.5: 6 phút. - Cho biết ngành dệt may nước ta dựa trên ưu thế gì? HS: nguồn lao động dồi dào. Quan sát bản đồ công nghiệp VN. - Cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? - Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? HS: có nhu cầu về sản phẩm dệt may, ưu thế máy móc kĩ thuật … * Hoạt động 3: 6 phút. - Dựa vào hình 12.3 hãy xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước? - Kể tên một số trung tâm tiêu biểu cho hai khu vực trên? - HS thực hiện. I. Cơ cấu ngành công nghiệp: - Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. II. Các ngành công nghiệp trọng điểm: 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu: - Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. - Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây. 2. Công nghiệp điện: - Ngành điện lực nước ta phát triển dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào, tài nguyên than phong phú. - Sản lượng điện ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. 3. Một số ngành công nghiệp nặng khác: - công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. 4. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: - Có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp. - Phân bố rộng khắp cả nước. 5. Công nghiệp dệt: - Công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế về nguồn lao động. - Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước: thành phố HCM, Hà Nội ... III. Các trung tâm công nghiệp lớn: Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. IV/ Đánh giá: - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học. - Hướng dẫn hs làm bài tập 3/47. V/ Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk. - Tìm hiểu sự phát triển ngành dịch vụ nước ta thời kỳ đổi mới 1988 đến nay? - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về hoạt động dịch vụ ở Việt Nam? Rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 13: Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ I/ Mục tiêu: sau bài học, hs cần - Kiến thức: biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ. Vai trò quan trọng và đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ. - Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng làm việc với sơ đồ. Giải thích sự phân bố của các nghành dịch vụ. II/ Phương tiện dạy và học: Giáo án, biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ. III/ Hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: - Trình bày 1 số đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? - Việt Nam có những trung tâm công nghiệp lớn nào? 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: (giống phần mở bài trong sgk/47) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: 20 phút Hoạt động 1.1: 10 phút Hoạt động cá nhân GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Dịch vụ”. Quan sát biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ, kết hợp H13.1/48. - Các hoạt động của ngành dịch vụ? - Nêu cơ cấu nghành dịch vụ ở nước ta? Thảo luận cả lớp: CH: cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng trở nên đa dạng? HS thực hiện. Hoạt động 1.2: 10 phút. - Cho biết vai trò của ngành dịch vụ? - Phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống? HS: + Trong sản xuất: phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh … + Trong đời sống: đảm bảo chuyển thư từ … * Hoạt động 2: 20 phút Hoạt động 2.1: 10 phút. - Em có nhận xét gì về sự phát triển ngành dịch vụ của nước ta? HS: đang phát triển (với tốc độ nhanh) - Ngành dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm lao động? Chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu GDP? Dựa vào thông tin HS trả lời. -Hỏi Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có nền kinh tế như thế nào? -Hỏi Nền kinh tế đang phát triển nhanh sẽ tác động gì đến ngành dịch vụ? HS: dịch vụ phát triển khá nhanh và càng ngày càng có nhiều cơ hội để vươn ngang tầm khu vực quốc tế. Hoạt động 2.2: 10 phút. - Hỏi: Trình bày tình hình phân bố ngành dịch vụ? -Hỏi Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều? -Hỏi: Tại sao Hà Nội và thành phố HCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất? - HS trả lời. I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. 1. Cơ cấu nghành dịch vụ - Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng gồm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng. - Kinh tế càng phát triển ngành dịch vụ càng đa dạng. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống. - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các nghành kinh tế. - Tạo ra mối liên hệ giữa các nghành sản xuất, các vùng trong nước và ngoài nước. - Tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân đem lại nguồn thu nhập lớn. II. Đặc điểm phát triển và phân bố các nghành dịch vụ ở nước ta. 1. Đặc điểm phát triển: - Chiếm 25% lao động , nhưng lại chiếm 38,5 % trong cơ cấu GDP. - Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế các hoạt động dịch vụ phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội để vươn lên. 2. Đặc điểm phân bố: - Phân bố: phụ thuộc chặt chẻ vào dân cư. - Hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân cư và kinh tế phát triển. IV/ Đánh giá: - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học. - Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ? V/ Dặn dò: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk. - Xem trước bài: “giao thông vận tải và bưu chính viễn thông”. VI. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tổ duyệt Ngày........tháng......năm 2013 BGH duyệt Ngày........tháng......năm 2013
File đính kèm:
- tuần 7.doc