Giáo án Thủ công-Mĩ thuật 2 - Tuần 7 - Nguyễn Trọng Hùng

A. Bài cũ

-Kiểm tra đồ dùng học tập.

B. Bài mới

-Dẫn dắt – ghi tên bài.

HĐ1 : Tìm chọn nội dung đề tài

Hàng ngày em thường đi học cùng ai?

-Khi đi học em thường mặc gì? Và keo gì?

-Đường làng, cây cối, nhà cửa, xung quanh như thế nào?

-Nhận xét bổ xung.

-Muốn vẽ đẹp, đúng nội dung em cần chọn đề tài cụ thể.

HĐ 2: Cách vẽ

+Sắp xếp hình ảnh trong tranh.

+Có thể vẽ thêm các bạn chú ý về màu sắc, quần áo.

+Vẽ thêm cảnh phụ

+Vẽ màu theo ý thích.

-Treo một số bài vẽ năm trước

HĐ 3: Thực hành

Thực hành tập vẽ tranh đề tài em đi học

-Theo dõi giúp đỡ, uốn nắn HS yếu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thủ công-Mĩ thuật 2 - Tuần 7 - Nguyễn Trọng Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn : 26/09/2014
Ngày dạy : Thứ Tư 01/10/2014
MĨ THUẬT :	VẼ TRANH – ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
Hiểu được nội dung của tranh đề tài: Em đi học.
Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh.
*Nộ dung điều chỉnh:Tập vẽ tranh: đề tài Em đi học.
II, Chuẩn bị.
Bộ tranh đồ dùng dạy học.
Vở tập vẽ, bút chì, màu tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài cũ
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
B. Bài mới
-Dẫn dắt – ghi tên bài.
HĐ1 : Tìm chọn nội dung đề tài
Hàng ngày em thường đi học cùng ai?
-Khi đi học em thường mặc gì? Và keo gì?
-Đường làng, cây cối, nhà cửa, xung quanh như thế nào?
-Nhận xét bổ xung.
-Muốn vẽ đẹp, đúng nội dung em cần chọn đề tài cụ thể.
HĐ 2: Cách vẽ
+Sắp xếp hình ảnh trong tranh.
+Có thể vẽ thêm các bạn chú ý về màu sắc, quần áo.
+Vẽ thêm cảnh phụ
+Vẽ màu theo ý thích.
-Treo một số bài vẽ năm trước 
HĐ 3: Thực hành
Thực hành tập vẽ tranh đề tài em đi học
-Theo dõi giúp đỡ, uốn nắn HS yếu.
HĐ 4 : Nhận xét
-Yêu cầu HS trưng bày bài vẽ.
Gợi ý đánh giá: về bố cục, cách sắp xếp hình ảnh.
-Nhận xét – tuyên dương HS.
C. Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS.
-Bổ xung nếu còn thiếu
-Nhắc lại tên bài học.
-Cùng các bạn.
-Quần áo, mũ, giày dép, cặp sách.
-Nêu
-Quan sát 
-Quan sát nhận xét.
-Thực hành theo yêu cầu.
-Vẽ bài vào vở.
-Cùng GV nhận xét đánh giá –bình chọn bài vẽ đẹp của HS.
-Về nhà sưu tầm tranh thiếu nhi.
TUẦN 7
Ngày soạn : 26/09/2014
Ngày dạy : Thứ Tư 01/10/2014
THỦ CÔNG : 	GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (Tiêt 1)
I. MỤC TIÊU:
BIẾT CÁCH GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI
Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng .
Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi, .
* Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui , Các nếp gấp phẳng, thẳng . Sản phẩm sử dụng được.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy thủ công lớn cỡ giấy A3.
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
Giấy thủ công, giấy nháp cỡ khổ giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra : việc chuẩn bị của HS qua trò chơi “ Hãy làm theo tôi “
HS lần lượt giơ các dụng cụ theo yêu cầu.
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu: Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
HS nêu tên bài.
b)Hướng dẫn các hoạt động
Hoạt động 1 :
Cho HS quan sát mẫu gấp TPĐKM. Đặt các câu hỏi về hình dáng của TPĐKM:
Chiếc thuyền làm bằng gì ? Màu gì ?
Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ?
Thuyền có tác dụng giúp ích gì trong cuộc sống ?
Thân thuyền dài hay ngắn ?
Hai mũi thuyền như thế nào ?
Đáy thuyền như thế nào ?
Thuyền này có mui không ?
Mở dần thuyền mẫu trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu.
HS quan sát mẫu.trả lời
Làm bằng giấy, màu xanh.
Gỗ, sắt.
Giúp ta vận chuyển người và hàng hóa trên đường sông, đường biển.
Thân thuyền dài.
Hai mũi thuyền nhọn.
Đáy thuyền phẳng.
Thuyền này không có mui.
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn mẫu lần 1 cho cả lớp xem, vừa gấp vừa nêu qui trình.
Bước 1 : Gấp các nếp cách đều.
Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật, mặt kẻ ô ở trên như (H.2).
Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được (H.3), miết theo đường gấp cho phẳng.
Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở (H.3) được (H.4).
Lật (H.4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (H.5).
Ở B1 yêu cầu gấp các bước như thế nào ?
Sau mỗi bước gấp, GV gắn phần vừa gấp mẫu trên bảng.
HS tập trung quan sát.
 Hình 2 Hình 3
 Hình 4 Hình 5 
HS trả lời
Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Tiếp tục gấp theo đường dấu gấp ở (H.5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (H.6). Tương tự, gấp theo đường dấu gấp (H.6) được (H.7).
Lật (H.7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như hình 5 và 6 được (H.8).
Gấp theo dấu gấp(H.8) được (H.9). Lật mặt sau hình 9 gấp giống như mặt trước được (H.10).
Ở B2 ta gấp được phần nào của thuyền ?
Gắn mấu gấp lên bảng.
 Hình 6 Hình 7
 Hình 8
 Hình 9 Hình 10
HS trả lời
Bước 3 : Tạo thuyền PĐKM. (Làm mẫu 2l).
Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn vào nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (H.11), Miết dọc theo hai cạnh thuyền cho phẳng sẽ được TPĐKM.
Cho HS nhắc lại các bước của quy trình gấp.
 Hình 11 Hình 12
HS phát biểu
Hoạt động 3 :
Tổ chức gấp cả lớp trên giấy nháp, GV theo dõi giúp đỡ HS.
Cả lớp thực hành trên giấy nháp dựa vào quy trình.
3. Nhận xét – Dặn dò :
Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS
Nhắc nhở HS dọn dẹp sau giờ học

File đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_mi_thuat_2_tuan_7_nguyen_trong_hung.doc
Giáo án liên quan