Giáo án thi tốt nghiệp - Khóa 32 trung cấp sư phạm mầm non
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, tình cảm của em bé với ông mặt trời. Biết yêu thiên nhiên, yêu những người thân trong gia đình.
- Trẻ đọc thuộc và diển cảm được bài thơ, biết thể hiện nét mặt, điệu bộ khi đọc thơ.
- 92 - 95% trẻ nắm được bài.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ đọc thơ diễn cảm và rõ ràng.
- Trẻ cảm nhận được tính chất, đúng nhịp điệu của bài thơ, biết ngắt giọng thể hiện nhịp điệu nhanh, chậm theo yêu cầu của khổ thơ, bài thơ.
- Trẻ thể hiện những động tác minh họa phù hợp với nội dung bài thơ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
GIÁO ÁN Thi Tốt nghiệp - khóa 32 trung cấp sư phạm Mầm non Hệ chính quy - Năm học 2013 - 2014 Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Làm quen với tác phẩm Văn học Đề tài: Thơ “Ông mặt trời óng ánh” Loại tiết: Rèn kỹ năng Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên. Đối tượng: Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Thời gian: 25 – 27 phút. Ngày soạn: 19/06/2014. Ngày dạy: 25/06/2014. Người soạn: Lê Thị Trang Lớp: TCSPMN K32D I/ Mục đích, yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, tình cảm của em bé với ông mặt trời. Biết yêu thiên nhiên, yêu những người thân trong gia đình. - Trẻ đọc thuộc và diển cảm được bài thơ, biết thể hiện nét mặt, điệu bộ khi đọc thơ. - 92 - 95% trẻ nắm được bài. 2/ Kỹ năng: - Trẻ đọc thơ diễn cảm và rõ ràng. - Trẻ cảm nhận được tính chất, đúng nhịp điệu của bài thơ, biết ngắt giọng thể hiện nhịp điệu nhanh, chậm theo yêu cầu của khổ thơ, bài thơ. - Trẻ thể hiện những động tác minh họa phù hợp với nội dung bài thơ. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn kỹ năng trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. 3/ Thái độ: - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên. - Biết yêu thiên nhiên, yêu những người thân trong gia đình. - Khi nhìn lên mặt trời phải đeo mắt kính, đi ra nắng phải đội nón. II/ Chuẩn bị: - Cô đọc thuộc bài thơ, đọc thơ đúng nhịp điệu theo yêu cầu của bài thơ. - Giáo án đầy đủ. - Giáo án điện tử. - Giấy vẽ, bút vẽ. Cái gì cần xửa chị đã sửa rồi đấy nhưng mà không biết có đúng theo ý thần giáo của em ko. Tốt nhất là em cứ hỏi ý kiến thầy giáo được thì là tốt nhé. III/ Cách tiến hành: Hoạt động của Cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (2-3 phút) - Xúm xít, xúm xít.. - Cô chào tất cả các con ! - Cô cho cả lớp hát vân động bài: “Vui đến trường” của tác giả Lê Quốc Thắng. - Cô hỏi trẻ: Khi buổi sáng thức dậy có tiếng chim hót líu lo thì trên bầu trời xuất hiện cái gì ? À đúng rồi! Vào buổi sáng khi mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời biến mất, trên bầu trời xuất hiện ‘ ông mặt trời ’. - Khi ông mặt trời mọc thì tỏa ra cái gì các con nhỉ ? - Mùa hè thì những tia nắng ấy có tác dụng như thế nào? - Đúng rồi, mùa hè thì như vậy , còn mùa đông thì sao các con ? À rất đúng đấy, từ những tác dụng như vậy mà tác giả Ngô Thị Bích Hiền đã sáng tác thành bài thơ rất dễ thương có tên là “Ông mặt trời óng ánh”, các con có muốn nghe không ? - Bây giờ cô Trang sẽ đọc bài thơ cho các con nghe nhé. Hoạt động 2 : Phát triển bài (23 phút) *Cô đọc mẫu (2 - 3 phút) - Cô đọc diển cảm bài thơ lần 1. - Cô vừa đọc bài thơ gì ? - Sáng tác của nhà thơ nào? * Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về ông mặt trời buổi sáng thường tỏa những tia nắng ấm áp xuống trái đất sưởi ấm cho muôn loài, em bé và mẹ rất yêu mến ông mặt trời như một người ông trong gia đình. - Bài thơ còn được các chú họa sĩ khắc họa nên những bức tranh rất đẹp sau đây chúng mình cùng nghe cô Trang đọc bài thơ và cùng xem những hình ảnh đẹp nhé. - Cô đọc diển cảm bài thơ lần 2. Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa trêm máy vi tính. * Đọc trích dẫn, giảng từ khó: - Cô vừa đọc hết rồi, các con thấy bài thơ có hay không? - Cô giải thích cho trẻ hiểu từ khó: + óng ánh: ánh sáng lấp lánh trông thật đẹp mắt. + Tỏa nắng: ánh nắng lan truyền ra xung quanh, ánh nắng tỏ từ trê xuống. - Cô mời một vài trẻ nhắc lại từ khó: óng ánh, tỏa nắng. * Đàm thoại và trích dẫn về nội dung bài thơ: ( 5 phút ) - Con nào giỏi cho cô biết cô vừa đọc bài thơ tên là gì ? - Bài thơ của tác giả nào ? - Trong bài thơ có những ai ? * Những câu thơ nào nói về ẹm bé và mẹ đi dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời nhỉ các con ? - Câu thơ nào miêu tả ông mặt trời ? - Ông mặt trời làm gì ? - Tình cảm của mẹ và em bé được thể hiện trong câu thơ nào ? * Những câu thơ nào nói lên tình cảm thân thiết giữa em bé và ông mặt trời ? - Em bé đã nhìn ông mặt trời như thế nào ? - À bây giờ cô lại hỏi các bé nhé ! Tại sao em bé nhìn lên ông mặt trời lại nhíu mắt ? Đúng rồi, các con biết không ông mặt trời có nhiều tia nắng chiếu sáng nên khi nhìn các con thấy chói nên phải nhíu mắt lại đấy. - Ông mặt trời đã nhìn lại em bé thế nào? - Tình cảm của em bé và ông mặt trời ra sao ? => Cô nhấn mạnh: Tình cảm giữa em bé và ông mặt trời rất gần gũi, thân thương như hai ông cháu trong gia đình. - Câu thơ nào nói lên tình cảm thân thiết giữa mẹ, em bé và ông mặt trời ? - Tình cảm của em bé và ông mặt trời như thế nào? - Mẹ em bé thế nào ? - Mẹ là người sinh ra các con nuôi dưỡng các con khôn lớn, luôn thương yêu và chăm sóc các con hết lòng, các con phải yêu quý mẹ của mình nhé ! - Tình cảm của mẹ, em bé và ông mặt trời như thế nào ? - Con nào giỏi cho cô biết qua bài thơ các con thấy ông mặt trời đã giúp ích gì cho con người ? - À đúng rồi, các con biết không ông mặt trời giúp cho cây xanh quang hợp tươi tốt, tỏa nắng ấm áp cho muôn loài, ánh nắng buổi sáng rất tốt cho sức khỏe vì vậy các con nên tập thể dục buổi sáng, tuy nhiên các con không nên nhìn vào mặt trời nhiều có hại cho mắt, khi đi ra ngoài nắng phải đội nón, mũ, kính vào nhé. - Bây giờ cô sẽ dạy các con đọc thuộc bài thơ này nhé ! *Dạy trẻ đọc thơ: ( 12 phút ) - Cô cho trẻ đọc bài thơ theo lớp với nhịp châm, diễn cảm 2 lần. - Cô mời từng tổ đọc. - Cô mời nhóm trẻ đọc. - Cô mời cá nhân trẻ đọc. - Trong quá trình dạy trẻ đọc cô chú ý rèn và sửa sai cách phát âm cho trẻ. *Trò chơi củng cố: ( 3 – 4 phút ) - Hôm nay cô thấy lớp mình bạn nào cũng rất ngoan, nghe lời cô nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi các con có thích không ? - Qua bài thơ vừa học, các con có yêu quý ông mặt trời không ? Các bé có muốn vẽ ông mặt trời không? Vậy bây giờ cô sẽ phát giấy và bút vẽ cho các con vẽ ông mặt trời xem ông mặt trời đẹp thế nào nhé ! - Cô phát giấy và bút để trẻ vẽ theo ý thích. - Kết thúc trò chơi cô nhận xét và tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: Kết thúc ( 1-2 phút ) - Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan, giỏi cô khen cả lớp mình nào ? - Cô cho trẻ hát vận động nhẹ nhàng bài hát ‘ Cháu vẽ ông mặt trời ’ và đi ra ngoài. - Bên cô, bên cô. - Chúng con chào Cô ạ ! - Trẻ hát và vận động cùng Cô. - Ông mặt trời ạ ! - Những tia nắng ạ! - Giúp cho cây xanh tươi tốt. - Mùa đông thì ấm áp. - Có ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc. - Ông mặt trời óng ánh. - Ngô Thị Bích Hiền. - Trẻ lắng nghe và quan sát hình ảnh minh họa. - Có ạ. - Lắng nghe cô giải thích. - 2 – 3 trẻ nhắc lại. - Ông mặt trời óng ánh. - Ngô Thị Bích Hiền. - Mẹ, em bé, ông mặt trời. - 1,2 trẻ đọc trích dẫn. “ Ông mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường”. - Ông mặt trời óng ánh. - Tỏa nắng hai mẹ con em bé. - Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường. - 1,2 trẻ đọc trích dẫn. “Em nhíu mắt nhìn ông Ông nhíu mắt nhìn em Ông ở trên trời nhé Cháu ở dưới này thôi”. - Em nhíu mắt nhìn ông. - Vì chói ạ. - Ông nhíu mắt nhìn em. - Rất gần gũi, thân thương. - Trẻ lắng nghe. - 1-2 trẻ đọc trích dẫn. “Hai ông cháu cùng cười Mẹ cười đi bên cạnh Ông mặt trời óng ánh”. - Hai ông cháu cùng cười. - Mẹ cười đi bên cạnh. - Rất thắm thiết, thân mật và gần gũi. - Giúp cho cây xanh tươi tốt, quần áo mau khô... - Vâng ạ ! - Cả lớp đọc 1 lần ngồi, 1 lần đứng. - Tổ đọc luân phiên 3 lần. - Nhóm trẻ đọc 2 - 3 lần. - Cá nhân trẻ đọc 2 - 3. - Trẻ hào hứng: có ạ ! có ạ ! - Có ạ. - Vâng ạ. - Trẻ vẽ. - Trẻ hát vận động. Lão Hộ, ngày …. tháng 6 năm 2014 Giáo sinh Lê Thị Trang
File đính kèm:
- giao an tho ong mat troi.doc