Giáo án thi cấp tỉnh kể chuyện ve và kiến con lớp nhỡ
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên câu chuyện, các nhân vật trong chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện
- Rèn khả năng chú lắng nghe, quan sát, ghi nhớ có chủ định, trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản theo nội dung câu chuyện.
+ Phát triển vốn từ cho trẻ như: “hì hục”
- Giáo dục trẻ qua câu chuyện biết siêng năng, chăm chỉ giúp cô, giúp mẹ những việc làm vừa sức; chăm ngoan, học giỏi để mọi người thương yêu.
II. CHUẨN BỊ
*Cô:
- Giáo án điện tử có các slide.
+ Đoạn phim về một số côn trùng.
+ Phim câu chuyện “Ve và Kiến con ” có lồng giọng kể của giáo viên.
- Mô hình câu chuyện bằng rối tay.
- Các bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề.
* Cháu:
- Mũ kiến, mũ ve và một số đồ chơi bằng xốp làm lương thực để trẻ chơi trò chơi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú cho trẻ.
- Cho trẻ xem đoạn phim về vườn hoa, có những con ong, con bướm.
- Cô trò chuyện cùng trẻ nói về những côn trùng
- Giáo dục trẻ bảo vệ và không được bắt giết những côn trùng có lợi và trẻ biết được ong, bướm là côn trùng vừa có lợi cũng vừa có hại không được chọc phá tổ ong, tổ kiến nó sẽ đốt chết người.
* Có một câu chuyện rất hay nói về ve và kiến, nhưng để biết được ve và kiến như thế nào? Các cháu hãy nghe cô kể câu chuyện “Ve và Kiến con” !
2.Hoạt động 2: Bé nghe chuyện và tìm hiểu về chuyện:
- Lần 1: Cô kể chuyện “Ve và Kiến con” bằng cách lồng tiếng theo nhân vật trong phim.
- Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp sử dụng rối bàn tay.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HÒA TRƯỜNG MN HÒA QUANG NAM & Năm học: 2013-2014 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề lớn : ĐỘNG VẬT Chủ đề nhánh: Côn Trùng HĐ LQ Văn học: Chuyện kể “Ve và Kiến con” Lớp: MG Nhỡ Thời gian: 25-30 phút Ngày dạy: 12/11/2013 Giáo viên: Phan Thị Duyên Tiên Hoà quang nam, tháng 11 năm 2013 I. YÊU CẦU: - Trẻ biết tên câu chuyện, các nhân vật trong chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện - Rèn khả năng chú lắng nghe, quan sát, ghi nhớ có chủ định, trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản theo nội dung câu chuyện. + Phát triển vốn từ cho trẻ như: “hì hục” - Giáo dục trẻ qua câu chuyện biết siêng năng, chăm chỉ giúp cô, giúp mẹ những việc làm vừa sức; chăm ngoan, học giỏi để mọi người thương yêu. II. CHUẨN BỊ *Cô: - Giáo án điện tử có các slide. + Đoạn phim về một số côn trùng. + Phim câu chuyện “Ve và Kiến con ” có lồng giọng kể của giáo viên. - Mô hình câu chuyện bằng rối tay. - Các bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề. * Cháu: - Mũ kiến, mũ ve và một số đồ chơi bằng xốp làm lương thực để trẻ chơi trò chơi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Tạo hứng thú cho trẻ. - Cho trẻ xem đoạn phim về vườn hoa, có những con ong, con bướm. - Cô trò chuyện cùng trẻ nói về những côn trùng … - Giáo dục trẻ bảo vệ và không được bắt giết những côn trùng có lợi và trẻ biết được ong, bướm là côn trùng vừa có lợi cũng vừa có hại không được chọc phá tổ ong, tổ kiến nó sẽ đốt chết người. * Có một câu chuyện rất hay nói về ve và kiến, nhưng để biết được ve và kiến như thế nào? Các cháu hãy nghe cô kể câu chuyện “Ve và Kiến con” ! 2.Hoạt động 2: Bé nghe chuyện và tìm hiểu về chuyện: - Lần 1: Cô kể chuyện “Ve và Kiến con” bằng cách lồng tiếng theo nhân vật trong phim. - Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp sử dụng rối bàn tay. * Diễn giải, trích dẫn, đàm thoại và giải từ khó: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện “Ve và Kiến Con” có những nhân vật nào? Kiến mẹ và Kiến con đang tha mồi, Kiến con tha mồi thở hì hục, “Thở hì hục” có nghĩa là rất mệt, thở mạnh đấy các con ạ! + Khi Kiến con đang tha mồi thì gặp ai? + Gặp Ve rồi Kiến con làm gì? + Ngày hôm sau Kiến con mãi ca hát, khi về nhà Kiến con có được thức ăn không? + Vì sao Kiến con không có được thức ăn? + Khi mùa đông đến Ve không có gì để ăn, lúc đó ve làm gì? + Đến nhà Kiến , Kiến mẹ thấy Ve đã mượn thức ăn nhiều lần, giận quá nên cuối cùng nói gì? + Từ đó về sau Ve và Kiến con đã biết làm gì? * Tóm tắt nội dung câu chuyện: - Các con có biết không, câu chuyện “Ve và Kiến con” có Kiến mẹ rất siêng năng tha mồi về dự trữ, còn Ve và Kiến con mãi ca hát không chịu tìm thức ăn, nên Kiến con đến khi đói không có gì để ăn, còn Ve thì khi mùa đông đến cũng chẳng còn gì để ăn cả. + Giáo dục trẻ: Vậy, qua câu chuyện này các con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? + Như vậy các con phải làm gì để được mọi người thương yêu? 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai siêng năng hơn? ” - Cách chơi: Một đội làm ve, một đội làm kiến, 2 đội thi nhau tìm mồi, đội nào tìm được nhiều mồi thì đội đó siêng năng hơn. - Cho trẻ chơi 1-2 lần. - Nhận xét sau khi chơi. . Kết thúc hoạt động: Nhận xét lớp nhẹ nhàng, hát bài “con Ve và con Kiến”
File đính kèm:
- GIAO AN THI CẤP TỈNH kể chuyện VE VÀ KIẾN CON LỚP NHỠ.doc