Giáo án Thao giảng Lịch sử 7 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Yến
I.MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
v Học sinh (HS) nắm được.
- Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần được thành lập; sự thành lập nhà Trần là cần thiết cho đất nước và xã hội Đại Việt lúc bấy giờ.
- Nhà Trần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật thời Lý.
2/ Kỹ năng
v Rèn luyện cho HS kỹ năng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
3/ Thái độ
v Bồi dưỡng cho HS.
- Tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước.
- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
ẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 11P Tóm tắt mục chính của bài 13; gồm phần I và II, học trong 2 tiết. Tiết 1 hôm nay, chúng ta tìm hiểu phần I (1;2 và 3) I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP. 1. NHÀ LÝ SỤP ĐỔ. HOẠT ĐỘNG1. NGUYÊN NHÂN NÀO LÀM CHO NHÀ LÝ SỤP ĐỔ. NHÀ TRẦN ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG HOÀN CẢNH NÀO? BƯỚC 1: - GV hướng dẫn HS xem SGK + GV yêu cầu HS của tổ 1, xem SGK phần kênh chữ, của phần “1. Nhà Lý sụp đổ”, trang 50 và trang 51. BƯỚC 2: - GV yêu cầu HS tổ 1 thảo luận câu hỏi như sau – Thời gian thảo luận câu hỏi là 5 phút: + Em hãy nêu những biểu hiện sự suy sụp của nhà Lý về chính trị, kinh tế, xã hội, từ cuối thế kỉ XII? + Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? + Theo em, việc nhà Trần thay nhà Lý có cần thiết không? BƯỚC 4: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng. BƯỚC 3: HS làm việc theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV (cử ra nhóm trưởng và thư kí). - GV mời 1 bạn trong nhóm, đại diện nhóm, để lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm. GV mời các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung câu hỏi của nhóm vừa trình bày. - GV dự kiến trả lời câu hỏi của HS. + Em hãy nêu những biểu hiện sự suy sụp của nhà Lý về chính trị, kinh tế, xã hội, từ cuối thế kỉ XII? (- Chính trị: Chính quyền thời Lý không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước. Vua, quan ăn chơi sa đọa. - Kinh tế: Lụt lội, hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra. - Xã hội: Đời sống của dân chúng rất cực khổ, dân nghèo nổi dậy đấu tranh nhiều nơi. Các thế lực phong kiến ở địa phương nổi dậy đánh giết lẫn nhau.) + Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào? (Trước hoàn cảnh đất nước loạn lạc như vậy, nhà Lý phải dựa vào các thế lực của nhà Trần, để dẹp các cuộc nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ tốt cho nhà Trần thành lập. - Tháng 12 năm 1226, vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng, buộc phải nhường ngôi cho nhà Trần là Trần Cảnh.) + Theo em, việc nhà Trần thay nhà Lý có cần thiết không? Vì sao? (Trước hoàn cảnh đất nước loạn lạc như vậy, nhà Trần thay nhà Lý là rất cần thiết. Vì nhà Trần thay nhà Lý là nhằm để ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng, bảo vệ quốc gia Đại Việt ngày càng vững chắc, hùng mạnh. a. Nguyên nhân nhà Lý sụp đổ vào cuối thế kỉ XII: - Chính trị: Vua, quan bất tài vô dụng chỉ lo ăn chơi sa đọa, không còn quan tâm đến việc nước, việc dân. - Kinh tế: sa sút, lụt lội, hạn hán mất mùa thường xuyên xảy ra. - Xã hội: Mất trật tự kỉ cương, đời sống của dân nhân cực khổ, nhiều nơi dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Các thế lực phong kiến ở địa phương cũng nổi dậy đánh giết lẫn nhau. b. Hoàn cảnh Nhà Trần được thành lập (12-1226) - Cuối thế kỉ XII, trước tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng suy yếu. - Tháng 12 năm 1226, nhà Lý sụp đổ. Nhà Trần thành lập. 11 P HOẠT ĐỘNG 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN ĐƯỢC XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO, CÓ NHỮNG ĐIỂM GÌ MỚI SO VỚI THỜI LÝ? 2. NHÀ TRẦN CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN. BƯỚC 1: - GV hướng dẫn HS xem SGK + GV yêu cầu HS của tổ 2 và tổ 3, xem SGK phần kênh chữ, của phần “2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền”, trang 51. BƯỚC 2: - GV yêu cầu HS tổ 2 và tổ 3 thảo luận câu hỏi như sau – Thời gian thảo luận câu hỏi là 5 phút: Câu hỏi của tổ 2 + Em hãy nêu một số cơ quan để trông coi việc nước? Chức năng của các cơ quan đó là gì? + Em hãy vẽ và trình bày sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?. + Em hãy có nhận xét gì về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý? Câu hỏi của tổ 3 + Em hãy những điểm giống và khác nhau cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý? BƯỚC 4: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng. BƯỚC 3: HS làm việc theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV (cử ra nhóm trưởng và thư kí). - GV mời 1 bạn trong nhóm, đại diện nhóm, để lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm. GV mời các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung câu hỏi của nhóm vừa trình bày. - GV dự kiến trả lời câu hỏi của HS. Câu hỏi của tổ 2 + Em hãy nêu một số cơ quan để trông coi việc nước? Chức năng của các cơ quan đó là gì? Cơ quan Chức năng Quốc sử viện Đảm nhiệm việc viết sử. Thái y viện Coi chữa bệnh trong cung vua. Tôn nhân phủ Nắm sự vụ của họ hàng tôn thất. Hà đê sứ Trông coi việc đê điều. Khuyến nông sứ Trông coi việc sản xuất nông nghiệp. Đồn điền sứ Trông coi việc khai hoang. + Em hãy vẽ và trình bày sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?. + Em hãy có nhận xét gì về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý? ( Qua sơ đồ cho ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần được củng cố hoàn chỉnh, chặt chẽ và gọn nhẹ hơn so với thời Lý. Chứng tỏ đất nước thời Trần bước đầu phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lý.) Câu hỏi của tổ 3 + Em hãy những điểm giống và khác nhau cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý? - Giống nhau: + Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, tức là mọi quyền hành năm trong tay vua. + Giúp việc vua có các quan đại thần, quan văn, quan võ. - Khác nhau: Thời Trần Thời Lý - Có chức Thái thượng hoàng. - Đặt một số chức quan, như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. - Cả nước chia ra 12 lộ. - Không có chức Thái thượng hoàng và các chức quan, như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. - Cả nước chia ra 24 lộ. - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần (Theo sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần trên bảng của GV). - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần khác so với thời Lý những đặc điểm sau: + Thực hiện chế độ Thái Thương Hoàng. + Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ 10P HOẠT ĐỘNG 3. PHÁP LUẬT CỦA NHÀ TRẦN ĐÃ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÊM NHỮNG ĐIỀU GÌ MỚI SO VỚI THỜI LÝ? 3. PHÁP LUẬT NHÀ TRẦN. BƯỚC 1: - GV hướng dẫn HS xem SGK + GV yêu cầu HS của tổ 4, xem SGK phần kênh chữ của phần “3. Pháp luật thời Trần”, trang 51 và trang 52. BƯỚC 2: - GV yêu cầu HS trong tổ 4 thảo luận câu hỏi như sau – Thời gian thảo luận câu hỏi là 5 phút: + Em hãy nêu những nét chính về pháp luật nhà Trần? + Theo em, pháp luật của nhà Trần so với pháp luật của nhà Lý như thế nào? BƯỚC 4: - GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng. BƯỚC 3: HS làm việc theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV (cử ra nhóm trưởng và thư kí). - GV mời 1 bạn trong nhóm, đại diện nhóm, để lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm. GV mời các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung câu hỏi của nhóm vừa trình bày. - GV dự kiến trả lời câu hỏi của HS. + Em hãy nêu những nét chính về pháp luật nhà Trần? (- Chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều Hình luật. - Nội dung của Quốc triều Hình luật cơ bản là giống như bộ luật Hình thư của nhà Lý nhưng được bổ sung thêm một số điều như pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản và quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. - Có cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. - Vua Trần cho để chuông ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu vua khi cần.) + Em có nhận xét gì về pháp luật của nhà Trần so với pháp luật của nhà Lý như thế nào?Vì sao? (Pháp luật của nhà Trần so với pháp luật của nhà Lý thì pháp luật của nhà Trần hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn. Vì pháp luật của nhà Trần có bổ sung thêm một số điều như pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản và quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất; có cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.Vua Trần cho để chuông ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu vua khi cần. Ngược lại pháp luật của nhà Lý thì không. Chính vì vậy mà vương triều nhà Trần đất nước được ổn định, bình yên hơn so với thời Lý. - Ban hành Quốc triều hình luật. # Nội dung chính của bộ luật Quốc triều hình luật: + Cơ bản giống như bộ luật Hình thư ở thời Lý, nhưng được bổ sung thêm một số điều. + Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. + Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. - Đặt cơ quan Thẩm hình viện và cho đặt chuông ở thềm điện Long Trì. 5P HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản BƯỚC 1: - GV áp dụng bài tập vào bài học mới, dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. 1. Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh. Làm cho chế độ phong kiến suy yếu. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý. Câu hỏi tự luận: E
File đính kèm:
- GIAO AN THAO GIANG-LS 7-HK1(07-08).doc